Những giấy phép cần thiết cho cơ sở sản xuất gạo? 8 loại giấy phép cần có

Cơ sở sản xuất, đóng gói và kinh doanh mặt hàng thực phẩm gạo bắt buộc phải có những giấy phép trước khi đi vào hoạt động sản xuất và lưu hành sản phẩm ra thị trường tại Việt Nam. Vậy những giấy phép cần thiết nào mà cơ sở sản xuất gạo cần có? Và doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện gì? Để biết thêm nhữung giấy phép cho cơ sở sản xuất gạo, Vinacontrol CE thân mời Quý bạn đọc cùng xem qua những nội dung dưới đây để biết thêmm thông tin chi tiết.

 

1. Cơ sở sản xuất gạo cần có những giấy phép gì?

Để được hoạt động sản xuất kinh doanh gạo, doanh nghiệp cần có những loại giấy phép sau:

  1. Giấy phép đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép hộ kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư (cơ sở chỉ cần 1 trong những 3 loại giấy phép đó)
  2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất gạo
  3. Kiểm nghiệm sản phẩm gạo (kiểm nghiệm từng loại sản phẩm nếu có tên gọi khác nhau)
  4. Công bố chất lượng sản phẩm gạo
  5. Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm cho sản phẩm gạo
  6. Đăng ký bản quyền bao bì sản phẩm (nếu cần thiết)
  7. Đăng ký nhãn hiệu/logo độc quyền cho thương hiệu

07 loại giấy phép trên là bắt buộc phải có đối với doanh nghiệp khi lưu thông sản phẩm gạo ra ngoài thị trường Việt Nam. Nếu cơ sở xuất khẩu sản phẩm gạo ra thị trường nước ngoài thì cần phải thực hiện thêm 02 loại giấy phép sau:

  • Giấy chứung nhận lưu hành sản phẩm tự do cho sản phẩm gạo (được viết tắt CFS – Certificate of Free Sale)
  • Giấy chứng nhận y tế cho sản phẩm gạo (được viết tắt là HC – Health Certificate)

 

Những giấy phép cần có của cơ sở gạo

Những giấy phép cần có của cơ sở gạo 

 ✍ Xem thêm: Cấp chứng nhận ISO 22000  cho cơ sở sản xuất gạo| Hướng dẫn hệ thống ATTP chuẩn quốc tế

2. Điều kiện để có những giấy phép cần thiết cho cơ sở sản xuất gạo

Điều kiện đầu tiên để có những giấy phép cần thiết cho cơ sở sản xuất gạo đó chính là cơ sở sản xuất, đóng gói và kinh doanh sản phẩm gạo phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bên cạnh đó kèm theo những điều kiện cụ thể như sau:

  •  Có địa điểm, diện tích thích hợp đối với nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác phải có khoảng cách an toàn.
  •  Trang thiết bị đầy đủ để xử lý nguyên liệu; chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển sản phẩm trà khác nhau.
  •  Có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, khử trùng; nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.
  •  Có hệ thống xử lý nước thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  •  Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

 

Điều kiện để có những giấy phép cần thiết cho cơ sở sản xuất gạo

Điều kiện để có những giấy phép cần thiết cho cơ sở sản xuất gạo

 ✍ Xem thêm: Giám định chất lượng, số lượng hàng hoá | Chứng thư uy tín - Tiết kiệm chi phí

3. Các giấy phép cần cho sản phẩm gạo lưu hành thị trường Việt Nam

Để sản phẩm gạo được bán ra thị trường theo đúng quy định pháp luật cũng như tạo niềm tin cho người sử dụng doanh nghiệp cần quan tâm đến các giấy phép cần thiết cho sản phẩm gạo. Nhằm giúp Quý bạn đọc và doanh nghiệp tìm hiểu tốt nhất và nắm rõ hơn về các loại giấy phép cần thiết. Dưới đây là bảng thông tin chi tiết.

STT

Loại giấy phép

Căn cứ pháp lý

Vai trò

1

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  • Căn cứ Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp;
  • Luật Doanh nghiệp năm 2014;
  • Luật Đầu tư năm 2014;
  • Luật Quản lý thuế; và các văn bản liên quan khác.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là điều kiện cần và đủ để cá nhân/tổ chức hoạt động; trong một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhất định được phép hoạt động kinh doanh hợp pháp. Đây là một trong các loại giấy phép để lưu hành sản phẩm gạo cần đăng ký.

 

2

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Căn cứ Luật An toàn thực phẩm năm 2010: Quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của chính phủ; quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những điều kiện cần thiết đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm trên thị trường nhằm phòng ngừa ngăn chặn các nguy cơ về an toàn thực phẩm đối với sức khỏe người tiêu dùng. Do vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, vì thế việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trở thành điều kiện bắt buộc đối với các cơ sở doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm giúp doanh nghiệp sản xuất khẳng định uy tín với khách hàng và đối tác; sản phẩm hợp pháp; được cơ quan nhà nước công nhận sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.

3

Kiểm nghiệm sản phẩm

  • Quyết Định số 46/2007/QĐ – BYT ban hành ngày 19/02/2007
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

 

Theo Quyết Định số 46/2007/QĐ – BYT ban hành ngày 19/02/2007 (quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm); kiểm nghiệm sản phẩm là việc làm không thể thiếu trong quá trình sản xuất cũng như trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Trước khi doanh nghiệp tiến hành công bố chất lượng sản phẩm gạo, cần phải có kết quả kiểm nghiệm sản phẩm gạo đạt tiêu chuẩn theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Có kết quả kiểm nghiệm sản phẩm, giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm, tự tin đáp ứng được các yêu cầu của nhà nước và luật an toàn thực phẩm; đảm bảo chất lượng và uy tín doanh nghiệp.

4

Công bố chất lượng sản phẩm 

Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

 

– Công bố sản phẩm thực phẩm hay còn gọi là thủ tục Tự công bố sản phẩm. Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của chính phủ; quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Đây là thủ tục bắt buộc các doanh nghiệp cần phải phải thực hiện khi muốn đưa một sản phẩm nào đó, hay một mặt hàng thực phẩm ra thị trường.

– Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định tất cả các tổ chức, cá nhân đang sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam và đơn vị nhập khẩu; phải tiến hành tự công bố sản phẩm (hay công bố hợp quy) cho các sản phẩm của mình; với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu, lưu thông trên thị trường.

– Công bố sản phẩm là thủ tục thực hiện nhằm đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP; Có ưu thế cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại chưa công bố, vì vậy công bố sản phẩm trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho người sản xuất kinh doanh.

5

Đăng ký sử dụng mã số mã vạch cho sản phẩm

Nghị định 74/2018/NĐ-CP

 

– Mã số Mã vạch được dùng để nhận dạng tự động các đối tượng và vật phẩm, dịch vụ, tổ chức… (gọi tắt là vật phẩm) dựa trên việc ấn định một mã (số hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng mã vạch để thiết bị đọc (máy quét) có thể đọc được và nhận biết được đối tượng đó chính xác, nhanh chóng.

– Đăng ký sử dụng mã số mã vạch cho sản phẩm là cần thiết, hầu như các doanh nghiệp hiện nay đều áp dụng trong quản lý hàng hóa, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nhãn hiệu minh bạch, thông tin sản phẩm rõ ràng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, uy tín nhà sản xuất/đơn vị phân phối; dễ quản lý sản phẩm trong quá trình hoạt động kinh doanh

6

Đăng ký bảo hộ logo thương hiệu độc quyền

Thông tư số 16/2016/BKHCN

Đăng ký thương hiệu hàng hóa hay bảo hộ độc quyền thương hiệu/đăng ký nhãn hiệu trước thời buổi kinh tế cạnh tranh như hiện nay là việc vô cùng quan trọng mà chủ sở hữu nên chú trọng trong vấn đề phát triển cũng như quảng bá thương hiệu sản phẩm hàng hóa cũng như dịch vụ cung ứng thị trường.

 ✍ Xem thêm: Thử nghiệm an toàn thực phẩm | Thủ tục nhanh gọn - Ưu đãi dịch vụ

4. Thủ tục đăng ký giấy phép cho sản phẩm gạo tại Việt Nam

4.1 Đăng ký kinh doanh

► Chuẩn bị hồ sơ

  • Đơn đề nghị thành lập công ty, hộ kinh doanh
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên, cổ đông nếu có
  • Chứng minh nhân dân hoặc Passport của người đại diện pháp luật
  • Giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ

► Thẩm quyền, thời gian thực hiện

Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư của tình/ thành phố trực thuộc trung ương hoặc UBND quận/ huyện đối với loại hình hộ kinh doanh.

Thời gian thực hiện từ 05 – 07 ngày làm việc.

✍ Xem thêm: Giấy phép đăng ký kinh doanh  là gì? Tìm hiểu thủ tục đăng ký 

4.2 Đăng ký giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

► Chuẩn bị hồ sơ

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc thành lập hộ kinh doanh cá thể
  • Giấy xác nhận đăng ký tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Giấy khám sức khỏe theo thông tư 14/2013/TT-BYT

► Thẩm quyền, thời gian thực hiện

Thực hiện từ 20-25 ngày làm việc.

Chi cục vệ sinh/ ban quản lý an toàn thực phẩm tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện cấp phép.

Giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở có thời hạn 3 năm.

✍ Xem thêm: Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm [A-Z]

4.3 Công bố chất lượng sản phẩm gạo

► Chuẩn bị hồ sơ

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc thành lập hộ kinh doanh cá thể
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm gạo theo các tiêu chuẩn về sản phẩm trong thời hạn 6 tháng, thực hiện tại các trung tâm được nhà nước công nhận hoặc có chứng nhận 17025.
  • Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất gạo (Bước 2)

► Thời gian thực hiện

Thời gian kiểm nghiệm từ 07-10 ngày làm việc.

Thực hiện công bố 02- 03 ngày làm việc.

Hoạt động sản xuất gạo

Hoạt động sản xuất gạo 

4.4 Đăng ký nhãn hiệu

Doanh nghiệp tra cứu tên thương hiệu/logo của mình trên hệ thống website của Cục sở hữu trí tuệ để biết khả năng đăng ký thành công. Nếu tên thương hiệu không bị trùng, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản photo)
  • File mẫu tên nhãn hiệu và logo cần đăng ký

► Thẩm quyền, thời gian thực hiện

  • Từ 01 – 02 ngày có dấu nhận đơn từ Cục Sở Hữu Trí Tuệ.
  • Từ 01 đến 02 tháng (kể từ ngày nộp đơn): có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Từ 10 đến 12 tháng (kể từ ngày Chấp nhận đơn hợp lệ): có Thông báo cấp Giấy chứng nhận.

Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.

✍ Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam | Hướng dẫn thủ tục chi tiết

4.5 Đăng ký mã số vạch

Thành phần hồ sơ

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Danh mục sản phẩm
  • Hợp đồng mua bán (nếu không trực tiếp sản xuất)

Thẩm quyền, thời gian thực hiện

  • Thời gian có mã số mã vạch 15 ngày làm việc (mã tạm thời).
  • Thời gian nhận giấy chứng nhận mã số mã vạch: 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận mã số tạm thời.

Nơi cấp mã số mã vạch: Tổng Cục đo lường chất lượng.

Lưu ý: mục Thứ 4 và Thứ 5 không thuộc thủ tục bắt buộc thực hiện. Khi doanh nghiệp đưa hàng vào siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ,… hay cần bảo hộ thương hiệu thì thực hiện đăng ký.

Giấy phép cần cho sản phẩm gạo lưu hành thị trường Việt Nam

Giấy phép cần cho sản phẩm gạo lưu hành thị trường Việt Nam

 ✍ Xem thêm: Mã vạch là gì? Các bước đăng ký mã số vạch

5. Giấy phép xuất khẩu cho cơ sở sản xuất gạo

Năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam thuộc nhóm tương đối cao (trên 3 tỷ USD), đứng thứ 18 trong 35 thành viên và đứng thứ 18 trong 21 thành viên đạt trên 3 tỷ USD; 7 tháng năm 2023 đã vượt lên đứng thứ 13/30 các mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD. Thời cơ thị trường chưa bao giờ “sáng” như hiện nay, vì vậy cần nắm bắt cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu gạo. Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu gần 4,3 triệu tấn gạo, dự kiến trong nửa cuối năm xuất khẩu hơn 4 triệu tấn nữa. Ngoài các giấy phép con để kinh doanh sản phẩm gạo lưu hành thị trường trong nước; Doanh nghiệp sản xuất phân phối gạo muốn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài khi xuất khẩu cần chú ý thực hiện những giấy phép sau.

5.1 Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS)

Giấy chứng nhận lưu hành tự do là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

► Hồ sơ pháp lý cần chuẩn bị 

– Giấy phép kinh doanh có ngành nghề kinh doanh phù hợp

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất/ISO 22000/HACCP

**Trường hợp thương nhân không phải là đơn vị sản xuất cần có hợp đồng gia công hoặc hợp đồng mua bán

– Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm đầy đủ chỉ tiêu theo QCVN và kiểm nghiệm đúng nơi quy định

– Hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm

Giấy phép lưu hành tự do sản phẩm gạo được cấp tại Bộ Công Thương trong thời gian từ 07 – 10 ngày.

Thực hiện giấy phép để xuất khẩu gạo thành công

Thực hiện giấy phép để xuất khẩu gạo thành công 

5.2 Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC)

Giấy chứng nhận y tế được cấp cho thực phẩm; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ; vật liệu bao gói; chứa đựng thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

► Hồ sơ pháp lý cần chuẩn bị:

– Giấy phép kinh doanh có ngành nghề kinh doanh phù hợp

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất/ISO 22000/HACCP

**Trường hợp thương nhân không phải là đơn vị sản xuất cần có hợp đồng gia công hoặc hợp đồng mua bán

– Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm đầy đủ chỉ tiêu theo QCVN và có thể hiện số lô, NSX và HSD

– Hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm 

Giấy chứng nhận y tế sản phẩm gạo được cấp tại Bộ Y Tế trong thời gian từ 07 – 10 ngày.

Giấy phép xuất khẩu cho cơ sở sản xuất gạo

Giấy phép xuất khẩu cho cơ sở sản xuất gạo

 ✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 cho doanh nghiệp gạo | Tư vấn quy trình - Thủ tục nhanh gọn

Kết luận 

Trên đây là những thông tin xung quanh về 08 loại giấy phép mà các cơ sở sản xuất gạo cần lưu ý để tiến hành các hoạt động kinh doanh, xuất khẩu hợp pháp, hiệu quả. Vinacontrol CE hỗ trợ doanh nghiệp trên toàn quốc với các dịch vụ tư vấn, đào tạo, chứng nhận ISO (ISO 9001, ISO 22000, HACCP, ISO 14001, ISO 45001,…), giám định hàng hoá, thử nghiệm sản phẩm,… Mọi yêu cầu về dịch vụ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ và nhận tư vấn từ chuyên gia nhanh nhất!

Tin khác

Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV | Hỗ trợ từ A-Z

Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV là quá trình đánh giá và xác nhận hiệu suất,...

Hiệu chuẩn máy quang phổ | Hướng dẫn quy trình chi tiết

Hiệu chuẩn máy quang phổ là quá trình kiểm tra, điều chỉnh và đưa thiết bị về...

Hiệu chuẩn máy xét nghiệm máu lắng | An toàn – Hiệu quả

Hiệu chuẩn máy xét nghiệm máu lắng là hoạt động kiểm tra, đo lường lường...

Hiệu chuẩn máy đo độ pH | Quy trình từ A-Z

Hiệu chuẩn máy đo pH là quá trình thao tác kỹ thuật nhằm xác định, thiết lập...

Kiểm định tời tay có tải | Uy tín – Chất lượng

Kiểm định tời tay có tải là quy trình kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động...

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện | Quy trình từ A-Z

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện theo QCVN 4:2009/BKHCN là quá trình đánh giá...

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng theo TCVN 8819:2011

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng là quá trình đánh giá chất lượng bê...

Chứng nhận hợp quy ống cách điện có chứa bọt | Tiết kiệm

Chứng nhận hợp quy ống cách điện chứa bọt theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN...

Hiệu chuẩn cân điện tử | Hỗ trợ toàn quốc

Hiệu chuẩn cân điện tử là quá trình kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh cân điện...

Quy định đo điện trở tiếp địa chống sét tại Việt Nam | Chú ý

Đo điện trở tiếp địa là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn điện...