Quan trắc môi trường lao động
Mọi cơ sở lao động đều phải định kỳ quan trắc môi trường lao động, lập và định kỳ bổ sung hồ sơ quản lý về vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe cho người lao động và bệnh nghề nghiệp.
1. Quan trắc môi trường lao động là gì?
Quan trắc môi trường lao động hay đo kiểm môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
Theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định quan trắc môi trường lao động phải thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập. Đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá các yếu tố:
- Đo đạc các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tốc độ gió);
- Đo đạc các yếu tố vật lý (ánh sáng, tiếng ồn, độ rung, điện từ trường, phóng xạ);
- Đo bụi toàn phần, bụi hô hấp;
- Lấy mẫu và phân tích các khí: NOx, SOx, Co, CO2, HCl, O2, O3, H2S...;
- Lấy mẫu và đo đạc các dung môi hữu cơ: hóa chất bảo vệ thực vật, hợp chất hữu cơ bay hơi - VOCs, các hợp chất hữu cơ bền – POPs, các hợp chất phenol, acetylen, formaldehyt, xăng, các dung môi hữu cơ...;
- Lấy mẫu và đo đạc các hơi kim loại: Asen, Cadimi, thủy ngân, chì, kẽm...;
- Đo đạc các yếu tố vi sinh không khí: vi sinh tổng số, coliform, E.coli, Stepcocuss Feacalis, Pseudomonas aeruginosa...;
- Thực hiện đánh giá chất lượng phòng sạch, quan trắc phòng sạch cho các phòng thí nghiệm, các xưởng sản xuất dược phẩm theo GMP, các phòng mổ của các bệnh viện...;
- Đánh giá và lập hồ sơ vệ sinh lao động cho các đơn vị có nhu cầu theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT của Bộ Y tế về Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp.
Các cơ sở sản xuất kinh doanh có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao dộng và tình hình lao động, bệnh nghề nghiệp trong phạm vi quản lý định kỳ ít nhất 1 năm/lần.
Báo cáo Quan trắc môi trường lao động là hoạt động cần thiết đối với mọi doanh nghiệp
✍ Xem thêm: 7 yếu tố cần kiểm tra trong quan trắc môi trường lao động
2. Tại sao phải quan trắc môi trường lao động?
Nếu sức khỏe là vốn quý nhất của con người thì sức khoẻ người lao động là vốn quý nhất của doanh nghiệp, bởi chính người lao động sẽ làm ra sản phẩm, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sản xuất phải an toàn, có đảm bảo an toàn thì mới tiến hành sản xuất. Sức khỏe người lao động và môi trường lao động có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu môi trường lao động tốt, quan hệ lao động hài hòa thì sức khỏe người lao dộng được cải thiện sẽ tăng năng suất lao động, kích thích sản xuất. Ngược lại, điều kiện lao động không tốt sẽ làm suy giảm sức khỏe của người lao động, gây ra những chấn thương, bệnh tật, tai nạn, dẫn đến tăng chi phí lao động, giảm năng suất lao động.
Cho tới nay, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vẫn còn xem nhẹ công tác quan trắc môi trường lao động nói riêng và vệ sinh lao động nói chung. Thậm chí nhiều chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ còn chưa biết quy định: Mọi cơ sở lao động đều phải định kỳ quan trắc môi trường lao động, lập và định kỳ bổ sung hồ sơ quản lý về vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe cho người lao động và bệnh nghề nghiệp.
Dịch vụ chứng nhận qT môi trường
✅ Tiết kiệm chi phí
✅ Hơn 3000 khách hàng hài lòng
✅ Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm
✅ Đáp ứng các yêu cầu pháp luật
3. Quy định pháp luật về quan trắc môi trường lao động
Các văn bản yêu cầu của luật về quan trắc môi trường lao động:
- Hoạt động quan trắc môi trường lao động nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật của nhà nước và các quy chuẩn Việt Nam về môi trường lao động, tạo môi trường làm việc đảm bảo an toàn lao động cho đội ngũ nhân viên cũng như tạo được thiện cảm với khách hàng;
- Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 “Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động”;
- Quản lý được môi trường, an toàn lao động, giảm và tránh được nghề nghiệp cũng như tai nạn lao động, tuân thủ theo quy định của thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn bao gồm trách nhiệm của các bên trong việc quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động, Ggảm gánh nặng làm việc, đặc biệt là chi phí ngân sách cho các cơ quan nhà nước trong việc thanh, kiểm tra;
- Theo Điều 27 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP: Phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tiến hành không quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật.
✍ Xem thêm: Hỗ trợ kiểm xạ trên toàn quốc | Uy tín - Tiết kiệm
4. Lợi ích khi quan trắc môi trường lao động?
Môi trường lao động có vị trị vô cùng quan trọng và liên quan mật thiết tới chất lượng sản phẩm đầu ra, bởi nó là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất, chế biến, làm việc hàng ngày của nhân công. Việc giám sát chặt chẽ mà cụ thể là quan trắc môi trường lao động đem lại cho các tổ chức, doanh nghiệp những lợi ích to lớn.
- Giúp quản lý môi trường làm việc của người lao động;
- Kịp thời phát hiện những yếu tố độc hại để cải thiện điều kiện làm việc và trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp;
- Đảm bảo được an toàn sức khỏe cho người lao động;
- Xây dựng hình ảnh, tạo niềm tin từ phía khách hàng và đội ngũ nhân viên đối với doanh nghiệp;
- Tuân thủ quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ công tác phân loại lao động theo điều kiện lao động tại doanh nghiệp
✍ Xem thêm: Trách nhiệm xã hội là gì? Lợi ích nào cho doanh nghiệp
5. Năng lực pháp lý dịch vụ quan trắc môi trường
Ngày 04 tháng 08 năm 2017, Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế quyết định chỉ định Công ty Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol (Vinacontrol CE) thực hiện hoạt động đo, kiểm tra môi trường lao động hay còn gọi là quan trắc môi trường.
Như vậy hoạt động quan trắc môi trường lao động và báo cáo môi trường được áp dụng tất cả các cơ quan, công ty, xí nghiệp, bệnh viện, trường học, lắp ráp ô tô, xe máy, công nghiệp dệt - may, công nghiệp gỗ, chăn nuôi, thực phẩm, công nghiệp sắt thép, công nghiệp điện tử, ngân hàng, siêu thị, bệnh viện… có sử dụng lao động đều phải quan trắc môi trường lao động.
Năng lực pháp lý thực hiện quan trắc môi trường tại Vinacontrol CE
✍ Xem thêm: Tìm hiểu về quy định phân loại lao động theo điều kiện lao động
6. Trung tâm Quan trắc môi trường tại Việt Nam
Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol (Vinacontrol CE) - Trung tâm quan trắc môi trườn tiên phong tại Việt Nam, cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ liên quan đến môi trường, đặc biệt là dịch vụ quan trắc môi trường lao động. Đơn vị đã được công nhận đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động do Nhà nước cấp phép hoạt động:
-
Vinacontrol CE là đơn vị được Bộ Y tế chỉ định trực tiếp có đủ năng lực thực hiện dịch vụ quan trắc môi trường lao động;
-
Đội ngũ kiểm định viên được đào tạo bài bản, có năng lực và kinh nghiệm thực hiện các xét nghiệm đo, kiểm tra môi trường lao động;
-
Có đầy đủ máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật để đánh giá các điểm đo;
-
Quá trình khảo sát và quan trắc diễn ra nhanh chóng, không làm ảnh hưởng tới hệ thống sản xuất của đơn vị.
Mọi thắc mắc hay yêu cầu về dịch vụ đo kiểm môi trường lao động hay quan trắc môi trường lao động liên hệ Vinacontrol CE hotline tư vấn miễn phí 1800.6083, email vnce@vnce.vn để được phục vụ tốt nhất.
Tin tức liên quan