Kiểm định hệ thống chống sét
Kiểm định an toàn hệ thống chống sét là quy định bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. Kiểm định không những đáp ứng việc quản lý và sử dụng hệ thống chống sét tại các tòa nhà một cách an toàn và tuân thủ pháp luật mà còn giúp các tổ chức, đơn vị nâng cao hình ảnh và thương hiệu, giảm thiểu các chi phí liên quan.
Khái quát kiểm định hệ thống chống sét
1. Kiểm định hệ thống chống sét là gì?
Sét có khả năng phát ra tia lửa và dòng điện đủ mạnh gây chết người hoặc bị thương, cháy nhà cửa, làm đổ cây cối, hư hại tài sản... Đó là nguyên nhân tại sao chúng ta phải lắp đặt và kiểm định hệ thống chống sét. Phòng ngừa tai nạn và thiệt hại mà sét gây ra hệ thống chống sét cần phải được kiểm định hằng năm theo quy định của Nhà nước.
Kiểm định hệ thống chống sét tức là hoạt động đo điện trở chống sét hay kiểm tra nối đất, nối không và sự liền mạch giữa chúng. Kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở tiếp địa nên được làm định kỳ đặc biệt là trước mùa mưa bão.
Vinacontrol CE với năng lực kiểm định hệ thống chống sét theo Quyết định số 597/QĐ-BXD, thực hiện việc kiểm định hệ thống chống sét được áp dụng theo quy định kiểm định chống sét TCVN 9385:2012 “Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống” và các quy định có liên quan về sét và cách phòng chống.
Đo điện trở chống sét là yêu cầu khi thực hiện kiểm định hệ thống chống sét
2. Các loại sét nguy hiểm cần hệ thống chống sét
Sét đánh trực tiếp, sét đánh gián tiếp, sét cảm ứng:
- Sét đánh trực tiếp là sét đánh thẳng vào nhà cửa công trình, cây cối, con người đang di chuyển… khi có giông. Sét đánh thẳng loại sét nguy hiểm nhất vì nó có thể gây thiệt hại nặng nề cho công trình hoặc gây chết người;
- Sét đánh gián tiếp (sét lan truyền) là sét đánh vào đường dây điện thoại, đường dây tải điện cao thế hoặc hạ thế ở một nơi nào đó rồi theo đường dây truyền vào công trình làm hư hỏng thiết bị điện đang sử dụng. Chúng ta thường thấy hiện tượng bóng đèn, điện thoại, TV, tủ lạnh... bị cháy hoặc người đang gọi điện thoại bị điện giật mạnh sau một cơn giông sét, tất cả là do ảnh hưởng của loại sét này;
- Sét cảm ứng bao gồm cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ. Sét cảm ứng tĩnh điện thường chỉ nguy hiểm cho các công trình có chứa chất dễ cháy nổ như xăng dầu, khí đốt do tác động của phóng điện thứ cấp còn sét cảm ứng điện từ chỉ nguy hiểm đối với các thiết bị hiện đại dùng các linh kiện điện tử nhạy với xung điện trong các công trình bưu điện, viễn thông, phát thanh truyền hình.
Tất cả các loại sét trên đều rất nguy hiểm nên vì vậy cần có một hệ thống chống sét an toàn để bảo vệ người và tài sản.
Kiểm định hệ thống chống sét - Đo điện trở tiếp địa
Liên hệ Vinacontrol CE để được tư vấn Kiểm định hệ thống chống sét!
Quy trình Kiểm định hệ thống chống sét của Vinacontrol CE:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
- Kiểm tra hồ sơ thiết kế, lắp đặt hệ thống chống sét. Đánh giá khả năng và phạm vi bảo vệ của hệ thống
- Xem xét các kết quả kiểm tra lần trước để tham khảo trong quá trình kiểm định hệ thống chống sét, hệ thống nối đất bảo vệ
Bước 2: Kiểm tra thực tế
- Xem xét sự phù hợp giữa thực tế và hồ sơ lắp đặt
- Kiểm tra dây thoát sét, cọc nối đất, kim thu sét, bộ đếm sét, các thiết bị chống sốc điện SPD, thiết bị cắt lọc sét
- Kiểm tra các khoảng cách an toàn trong đất.
- Đánh giá các tác động của hệ thống chống sét đối với các công trình liên quan.
Bước 3: Đo điện trở nối hệ thống chống sét
- Kiểm tra điện áp để đảm bảo không tồn tại điện thế dư trên cực nối đất.
- Lắp đặt thiết bị đo theo sơ đồ hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Giá trị điện trở nối đất đo được là giá trị trung bình của các kết quả đo tại các vị trí khác nhau
- Hệ số phụ K phụ thuộc vào độ không đảm bảo đo của phương pháp đo (K = 1,3)
- Trị số điện trở tiếp đất đánh giá: Rđánh giá = K x Rđo
Hệ số K và trị số đánh nêu trên chỉ áp dụng cho các công trình thông thường. Tùy theo đặc điểm của hệ thống chống sét và tầm quan trọng của công trình cần bảo vệ mà các giá trị trên có thay đổi
Bước 4: Đánh giá kết quả đo và kiến nghị
- Ghi nhận và đánh giá kết quả đo. Ban hành kết quả ki quả không đạt yêu cầu sẽ kiến nghị với đơn vị sử dụng phương án khắc phục, sửa chữa.
Sơ đồ quy trình kiểm định hệ thống chống sét tại Vinacontrol CE
Lợi ích khi thực hiện kiểm định chống sét?
Kiểm định an toàn hệ thống chống sét là quy định bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. Kiểm định không những đáp ứng việc quản lý và sử dụng hệ thống chống sét tại các tòa nhà một cách an toàn và tuân thủ pháp luật mà còn giúp các tổ chức, đơn vị nâng cao hình ảnh và thương hiệu, giảm thiểu các chi phí liên quan.
Thực hiện kiểm định chống sét là một phần quan trọng trong việc bảo vệ cơ sở, tài sản và con người khỏi nguy cơ sét đánh. Dưới đây là một số lợi ích quan trọng khi thực hiện kiểm định chống sét:
-
Bảo vệ tài sản và người: Một hệ thống chống sét hiệu quả giúp bảo vệ tài sản quý báu như nhà cửa, công trình, thiết bị điện tử, và hàng hóa khỏi thiệt hại do sét đánh trúng. Điều này giúp tiết kiệm tiền bạc và đảm bảo sự an toàn cho con người trong và xung quanh tòa nhà hoặc khu vực đó.
-
Đảm bảo liên tục hoạt động: Sét có thể gây ra sự cố trong các hệ thống điện, viễn thông và máy tính. Một hệ thống chống sét tốt giúp ngăn chặn các sự cố này và đảm bảo rằng các hệ thống quan trọng vẫn hoạt động một cách liên tục, đặc biệt là trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp và viễn thông.
-
Giảm rủi ro cho con người: Sét có thể gây nguy hiểm đối với con người, từ nguy cơ bị thương đến nguy cơ tử vong. Hệ thống chống sét được thiết lập chính xác giúp giảm nguy cơ này đối với cư dân và nhân viên làm việc tại các công trình hoặc khu vực có nguy cơ bị sét đánh.
-
Bảo vệ thiết bị và dữ liệu quan trọng: Sét có thể gây hỏng hoặc phá hủy các thiết bị điện tử, máy tính, dữ liệu quan trọng và các hệ thống điều khiển. Sử dụng hệ thống chống sét giúp đảm bảo an toàn cho thiết bị và dữ liệu quan trọng, ngăn chặn mất mát thông tin quan trọng và giảm thiểu thời gian gián đoạn hoạt động do sự cố sét.
-
Tuân thủ quy định và tiêu chuẩn: Việt Nam yêu cầu việc cài đặt hệ thống chống sét phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn cụ thể. Thực hiện kiểm định chống sét giúp đảm bảo tuân thủ các quy định này và tránh vi phạm pháp luật.
-
Giảm thiểu thời gian gián đoạn hoạt động: Sự cố sét có thể gây ra gián đoạn trong hoạt động của các doanh nghiệp và tổ chức. Hệ thống chống sét hiệu quả giúp giảm thiểu thời gian gián đoạn này, tăng hiệu suất làm việc và tiết kiệm chi phí khắc phục hậu quả sau sự cố.
Tóm lại, kiểm định chống sét là một phần quan trọng của việc bảo vệ tài sản và sự an toàn của con người khỏi nguy cơ sét. Đây là một đầu tư quan trọng để đảm bảo hoạt động liên tục và bền vững của các công trình và tổ chức.
Hệ thống chống sét cần phải được kiểm định hàng năm
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Có bắt buộc phải kiểm định hệ thống chống sét?
Kiểm định an toàn hệ thống chống sét là quy định bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. Kiểm định không những đáp ứng việc quản lý và sử dụng hệ thống chống sét tại các tòa nhà một cách an toàn và tuân thủ pháp luật mà còn giúp các tổ chức, đơn vị nâng cao hình ảnh và thương hiệu, giảm thiểu các chi phí liên quan.
Kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở tiếp địa được làm định kỳ, thường xuyên kiểm định hệ thống chống sét, kiểm tra khả năng chống sét của thiết bị đảm bảo nó luôn hoạt động một cách tốt nhất, và sự an toàn của con người khi có sét là cao nhất. Để chống sét hiệu quả và không gây thiệt hại đến người và tài sản thì hệ thống chống sét và hàng năm hệ thống chống sét đó phải được kiểm định với các đơn vị có chức năng và kinh nghiệm.
Câu 2: Xử lý vi phạm trong hoạt động kiểm định hệ thống sét
Theo quy định tại Điều 37, Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ mới quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
Điều 37. Vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong lắp đặt, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống chống sét.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt hệ thống chống sét không bảo đảm yêu cầu về chống sét.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khắc phục những sai sót, hư hỏng của hệ thống chống sét đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc lắp đặt hệ thống chống sét bảo đảm quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
Thẩm quyền xử phạt hành chính với trường hợp này được ghi rõ trong chương III Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Việc tiến hành đo kiểm tra định kỳ điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét là bắt buộc. Các đơn vị được đo, kiểm tra điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét: Sở Khoa học và Công nghệ, công ty Điện lực, các đơn vị có chức năng kiểm định theo quy định của Nhà nước. Cảnh sát PCCC kiểm tra kết quả đo điện trở tiếp địa của hệ thống thu lôi chống sét.
Một số đơn vị không thực hiện kiểm định hệ thống chống sét mỗi năm một lần đã bị các cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy xử phạt và có các biện pháp xử phạt nặng nề. Vì vậy Vinacontrol CE khuyến nghị Quý Khách hàng thực hiện kiểm định hệ thống chống sét đúng theo quy định, hạn chế tối đa rủi ro sét đánh trúng.
Đăng ký kiểm định hệ thống chống sét
Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol có năng lực kiểm định hệ thống chống sét theo Quyết định số 597/QĐ-BXD. Hãy liên hệ với Vinacontrol CE để được hỗ trợ dịch vụ kiểm định an toàn tốt nhất:
- Thông tin liên hệ: Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol
- Kiểm định tại Hà Nội: số 41 Nguyễn Thượng Hiền - phường Nguyễn Du - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
- Kiểm định tại Đà Nẵng: 66 Lô A6-A8 đường 30 tháng 4, P. Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu, Đà Nẵng.
- Kiểm định tại Hồ Chí Minh: 225 Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
Tin tức liên quan