Chứng nhận nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản

Chứng nhận hợp quy Nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản là yêu cầu bắt buộc đối với tổ chức/cá nhân có liên quan đến kinh doanh Nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam.

1. Chứng nhận hợp quy nguyên liệu thức ăn thủy sản 

Chứng nhận hợp quy nguyên liệu thức ăn thủy sản là hoạt động thử nghiệm, đánh giá và phân tích sản phẩm nguyên liệu thức ăn thủy sản phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng cụ thể: QCVN 01-190:2020/BNNPTNT. Như vậy mọi tổ chức sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu nguồn nguyên liệu thức ăn thủy sản này bắt buộc phải thực hiện chứng nhận hợp quy hay còn gọi chứng nhận chất lượng trước khi lưu thông trên thị trường.

Vinacontrol CE được Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép chỉ định đánh giá chất lượng và cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm nguyên liệu thức ăn thủy sản trên toàn quốc. Hơn hết, Vinacontrol CE còn hỗ trợ miễn phí doanh nghiệp công bố hợp quy theo quy định của pháp luật. 

 

Chứng nhận hợp quy nguyên liệu thức ăn thủy sản

Nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản có yêu cầu chứng nhận và công bố hợp quy

✍ Xem thêm: Điều cần biết về chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản

2. Tại sao phải chứng nhận hợp quy nguyên liệu thức ăn thủy sản?

Căn cứ vào pháp lý quy định tại Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT, Nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản bao gồm:

  • Nguyên liệu có nguồn gốc thủy sản;
  • Nguyên liệu có nguồn gốc động vật;
  • Nguyên liệu từ thực vật; Ngô (bắp); Thóc, gạo; Lúa mì; Gluten các loại; Đậu tương và sản phẩm đậu tương; Các loại khô dầu; Sắn (khoai mỳ) và các sản phẩm từ sắn được sản xuất làm thức ăn; Các sản phẩm khác từ thực vật được sản xuất làm thức ăn;
  • Nguyên liệu từ nấm, vi sinh vật, tảo và sinh vật khác được sản xuất làm thức ăn;
  • Dầu, mỡ từ động vật trên cạn, động vật thủy sản, nấm, vi sinh vật, tảo và sinh vật khác được sản xuất làm thức ăn;
  • Trứng Artemia.

Tiếp đó ngày 09 tháng 3 năm 2020, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Thông tư số 04/2020/TT-BNNPTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thức ăn chăn nuôi và Nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản. Ký hiệu: QCVN 01-190:2020/BNNPTNT. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020. Quy chuẩn kỹ thuật quy định hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn (chất không mong muốn) trong Nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.

Quy dịnh về chứng nhận chất lượng nguyên liệu thức ăn thủy sản

Quy dịnh về chứng nhận chất lượng nguyên liệu thức ăn thủy sản

3. Lợi ích khi chứng nhận hợp quy nguyên liệu thức ăn thủy sản?

Chứng nhận hợp quy Nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản là điều kiện tiên quyết và bắt buộc để sản phẩm được phép lưu hành trên thị trường Việt Nam. Công tác chứng nhận hợp quy không chỉ đáp ứng yêu cầu pháp luật, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

  • Giảm thiểu rủi ro về pháp lý và các chi phí liên quan nhờ tuân thủ đúng quy định của nhà nước Việt Nam;
  • Khẳng định chất lượng sản phẩm: kết quả hợp quy sản phẩm là minh chứng với khách hàng về chất lượng nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản của doanh nghiệp;
  • Nâng cao uy tín và giá trị sản phẩm: sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm chứng bởi tổ chức chứng nhận chuyên ngành và cơ quan quản lý nhà nước;
  • Nâng cao lợi thế cạnh tranh, thương hiệu của nhà sản xuất.

 

4. Quy trình đánh giá chất lượng nguyên liệu thức ăn thủy sản

 4.1 Đối với nguyên liệu được sản xuất trong nước

 Theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN các sản phẩm được xuất trong nước được chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 cần phải được công bố hợp quy. Quy trình như sau:

  •    Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy theo mẫu đăng ký chứng nhận của Vinacontrol CE;
  •    Bước 2: Tiến hành ký kết hợp đồng, báo giá;
  •    Bước 3: Tư vấn xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng tại nhà máy (nếu đã có chứng chỉ ISO 9001 thì bỏ qua bước này);
  •    Bước 4: Vinacontrol CE tiến hành đánh giá hợp quy tại nhà máy và lấy mẫu thử nghiệm;
  •    Bước 5: Thẩm xét hồ sơ đánh giá;
  •    Bước 6: Vinacontrol cấp giấy chứng nhận hợp quy;
  •    Bước 7: Công bố hợp quy  (Vinacontrol CE sẽ hướng dẫn khách hàng thực hiện bước này).

4.2 Đối với nguyên liệu được nhập khẩu về Việt Nam 

Sảm phẩm nguyên liệu thức ăn thủy sản nhập khẩu cần phải chứng nhận hợp quy hay kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu theo phương thức 7 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN. Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 chỉ có giá trị hiệu lực đối với lô hàng được đánh giá chứng nhận.

  •    Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy theo mẫu đăng ký chứng nhận của Vinacontrol CE;
  •    Bước 2: Doanh nghiệp nhập khẩu đăng ký thủ tục kiểm tra chất lượng với Hải quan (đối với lô hàng nhập khẩu);
  •    Bước 3: Vinacontrol tiến hành đánh giá, lấy mẫu thử nghiệm của lô hàng (có thể lấy mẫu tại cảng hoặc tại kho hàng);
  •    Bước 4: Vinacontrol CE cấp giấy chứng nhận hợp quy.

 

5. Mẫu giấy chứng nhận hợp quy nguyên liệu thức ăn thủy sản

Sau đây là mẫu dấu chứng nhận hợp quy Nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản của Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol (Vinacontrol CE).

Giấy chứng nhận hợp quy nguyên liệu thức ăn thủy sản

Giấy chứng nhận hợp quy nguyên liệu thức ăn thủy sản

✍ Xem thêm: Quy trình cấp giấy chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi 

6. Tổ chức Vinacontrol CE cấp giấy chứng nhận nguyên liệu thức ăn thủy sản

Vinacontrol CE là tổ chức chứng nhận đã hoạt động nhiều trong trong lĩnh vực sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Với thương hiệu Vinacontrol CE, chúng tôi mang đến cho Quý doanh nghiệp:

  • Kết quả đáp ứng đầy đủ yêu cầu pháp lý nhất: trong cả hoạt động thử nghiệm và chứng nhận Nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, Vinacontrol đã được Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoạt động;
  • Dịch vụ đem đến sự hài lòng nhất: với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, Vinacontrol CE hỗ trợ khách hàng các vấn đề về thủ tục pháp lý liên quan đến sản phẩm. Với tiêu chí “Nâng cao chất lượng, hướng tới thành công”, chúng tôi đặt sự thuận tiện và lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, cùng đem tới sự thành công cho cả Quý doanh nghiệp và Vinacontrol;
  • Quy trình đánh giá chuyên nghiệp nhất: quy trình đánh giá chứng nhận rõ ràng, được thực hiện bởi đội ngũ Chuyên gia đánh giá, Phân tích viên có trình độ chuyên môn cao, đã có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động chứng nhận hợp quy;
  • Hệ thống văn phòng trên khắp cả nước, đặt tại hầu hết các cửa cảng nên Vinacontrol CE luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng kịp thời nhất;
  • Thời gian đạt chứng nhận nhanh chóng, Chi phí hợp lý nhất.

 

Quý khách hàng cần tư vấn chứng nhận và công bố hợp quy Nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, liên hệ Vinacontrol CE qua hotline miễn phí 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc yêu cầu tại đây để được hỗ trợ nhanh và tốt nhất.

 

Tin tức liên quan

19/04/2023

Thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản | Quy định mới nhất

Thức ăn thủy sản nhập khẩu phải đăng ký kiểm tra chất lượng trước khi thông...

18/09/2020

Chứng nhận ISO trong lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản

Vinacontrol CE thực hiện tư vấn, cấp giấy chứng nhận ISO cho tổ chức sản xuất...

07/08/2020

Công bố hợp quy sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

Vinacontrol CE hướng dẫn công bố hợp quy sản phẩm xử lý môi trường thủy sản -...

04/06/2020

Thủ tục công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi theo Quy định mới nhất

Từ 01/7/2020, công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức...

23/12/2019

Tư vấn doanh nghiệp làm chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản

Doanh nghiệp cần tư vấn chứng nhận và công bố hợp quy thức ăn thủy sản liên...