Chứng nhận ISO trong lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản

Chứng nhận ISO là một căn cứ tin cậy thể hiện rằng doanh nghiệp đã và đang sản xuất ra những sản phẩm thức ăn thủy sản đảm bảo chất lượng. Với chứng nhận ISO cho doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản, các đối tác thương mại có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng vào sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp.

 

1. Lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản tại Việt Nam

Việt Nam có đường bờ biền dài 3.200km cùng với nhiều cửa sông lớn và vùng đồng bằng thuận lợi cho việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Thời gian trở lại đây Việt Nam đã có sự tăng tưởng đáng kể trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt như nuôi tôm biển, cá tra và các basa. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước.

Chính vì vậy chỉ trong thời gian ngắn, Việt Nam đã thu hút được nhiều công ty đa quốc gia đầu tư vào các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi. Cho đến cuối năm 2019, 130 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản với sản lượng 3,77 triệu tấn, đáp ứng 85,6% nhu cầu trong nước.

Sản xuất thức ăn công nghiệp thủy sản cần đòi hỏi khắt khe và nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Không chỉ dừng lại tại khâu sản xuất, nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản cũng là vẫn đề then chốt quyết định chất lượng lẫn giá giành cho sản phẩm thức ăn thủy sản.

Theo quy định Nhà nước tại Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT, Nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản cần phải chứng nhận hợp quy bao gồm:

  • Nguyên liệu có nguồn gốc thủy sản;
  • Nguyên liệu có nguồn gốc động vật;
  • Nguyên liệu từ thực vật; Ngô (bắp); Thóc, gạo; Lúa mì; Gluten các loại; Đậu tương và sản phẩm đậu tương; Các loại khô dầu; Sắn (khoai mỳ) và các sản phẩm từ sắn được sản xuất làm thức ăn; Các sản phẩm khác từ thực vật được sản xuất làm thức ăn;
  • Nguyên liệu từ nấm, vi sinh vật, tảo và sinh vật khác được sản xuất làm thức ăn;
  • Dầu, mỡ từ động vật trên cạn, động vật thủy sản, nấm, vi sinh vật, tảo và sinh vật khác được sản xuất làm thức ăn;
  • Trứng Artemia.

 

Chứng nhận ISO trong lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản 

Chứng nhận ISO trong lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản 

►►►Tìm hiểu chi tiết: Dịch vụ chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản 

2. Thực hiện đánh giá quản lý chất lượng ISO giúp tổ chức sản xuất thức ăn thủy sản

Với doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản khả năng khép kín quy trình sản xuất có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp thủy sản. Doanh nghiệp nào có hoạt động sản xuất càng khép kín thì khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu và hiệu quả kinh doanh, quản lý càng cao. Ngược lại, doanh nghiệp càng ít khép kín, quản lý chất lượng không tốt thì phải phụ thuộc vào bên ngoài nhiều hơn, sẽ dễ dẫn đến bị động trong sản xuất, giảm hiệu quả kinh doanh. Vì vậy hoạt động đánh giá quản lý chất lượng ISO cho doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản hết sức cần thiết và quan trọng bởi:

   ♦ Quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp;

   ♦ Cơ hội đưa sản phẩm thức ăn thủy sản vào thị trường quốc tế;

   ♦ Giảm thiểu chi phí phát sinh không đáng có;

   ♦ Cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận về cho tổ chức;

   ♦ Giúp nâng cao thương hiệu, hình ảnh, uy tín chất lượng trên thị trường;

   ♦ Đảm bảo quá trình sản xuất được an toàn, giảm thiểu tại nạn lao động đáng tiếc xảy ra;

   ♦ Tạo ra một chu trình sản xuất khép kín, hiệu quả về sản xuất lẫn kinh doanh;

   ♦ Quản lý tốt hệ thống nước thải, môi trường.

Vinacontrol CE cấp chứng nhận ISO 22000 cho doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản

Vinacontrol CE cấp chứng nhận ISO 22000 cho doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản

3. Tiêu chuẩn ISO được triển khai trong lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản

   ♦  Tiêu chuẩn ISO 9001 - Hệ thống quản lý chất lượng;

   ♦ Tiêu chuẩn ISO 14001 – Hệ thống quản lý môi trường;

   ♦ Tiêu chuẩn ISO 45001 – Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Được sự cấp phép chỉ định năng lực đánh giá chứng nhận ISO  từ Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam. Tổ chức chứng nhận Vinacontrol CE đã đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO 9001, chứng nhận ISO 14001, chứng nhận 45001 cho hàng nghìn doanh nghiệp/tổ chức trên toàn quốc. Vinacontrol CE tự hào là tổ chức chứng nhận ISO hàng đầu tại Việt Nam.

  • Chi nhánh văn phòng trên toàn quốc, đảm bảo dịch vụ nhanh chóng kịp thời theo nhu cầu của khách hàng;
  • Đội ngũ chuyên gia, tư vấn viên tận tâm, chuyên nghiệp, làm việc vì lợi ích của đối tác;
  • Hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001,...;
  • Hỗ trợ quảng bá thương hiệu, hình ảnh của đối tác trên hệ thống Website của Vinacontrol CE.

 

Doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản cần tư vấn về chứng nhận ISO  liên hệ hotline tư vấn miễn phí 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ tốt nhất.

Tin khác

Chứng nhận SBP là gì? Chương trình sinh khối bền vững

Chương trình Sinh khối Bền vững (SBP - Sustainable Biomass Program) được...

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...