Kiểm kê khí nhà kính
Tại Việt Nam, quy định về việc Báo cáo kiểm kê phát thải và giảm thiểu khí nhà kính đã được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và được cụ thể hóa qua Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 cùng Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Chính phủ. Việc thực hiện các hoạt động kiểm kê khí nhà kính sẽ bắt buộc từ năm 2024. Vinacontrol CE cung cấp dịch vụ lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính.
1. Tìm hiểu về kiểm kê khí nhà kính
1.1 Kiểm kê khí nhà kính là gì?
Nghị định số 06/2022/NĐ-CP về “Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn” được Chính phủ ban hành ngày 07 tháng 01 năm 2022 quy định:
“Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.”
Khí nhà kính (KNK) là một tập hợp các khí khả năng gây hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất
1.2 Quy định Nhà nước về hoạt động báo cáo kiểm kê
- Luật bảo vệ môi trường năm 2020;
- Quyết định số 2626/2022/QĐ-BTNMT;
- Nghị định số 06/2022/NĐ-CP;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT;
- Thông tư số 17/2022/TT-BTNMT;
- Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg (thay thế cho QĐ 01/2022/QĐ-TTg);
- Quyết định số 896/QĐ-TTg.
Dịch vụ kiểm kê khí nhà kính
✅ Tiết kiệm chi phí
✅ Hơn +1000 khách hàng hài lòng
✅ Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm
✅ Đáp ứng các yêu cầu pháp luật
2. Doanh nghiệp nào cần phải thực hiện kiểm kê khí thải nhà kính?
2.1 Doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê
Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định những doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Cụ thể là những đơn vị có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
- Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;
- Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
- Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
- Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.
2.2 Danh mục 6 lĩnh vực cần thực hiện
- Năng lượng: Công nghiệp sản xuất năng lượng, Tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dân dụng; khai thác than, dầu, khí tự nhiên;
- Giao thông vận tải: Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải;
- Xây dựng: tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng; các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng;
- Các quá trình công nghiệp: Sản xuất hóa chất; luyện kim; công nghiệp điện tử; sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ôzôn; sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác;
- Nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất: Chăn nuôi; lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất; trồng trọt; tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp;
- Chất thải: Bãi chôn lấp chất thải rắn; xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học; thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải; xử lý và xả thải nước thải.
Có 6 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính
✍ Xem thêm: Khí nhà kính là gì? Giải pháp giảm thải khí thải
3. Khi nào doanh nghiệp nên kiểm kê khí nhà kính?
Luật bảo vệ Môi trường 2020 quy định kể từ ngày 01/01/2022, các doanh nghiệp thuộc Danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê Khí nhà kính. Cụ thể, theo Mục 7 Điều 91 Luật Bảo vệ Môi trường 2020 có quy định Cơ sở phát thải khí nhà kính thuộc danh mục phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện việc kiểm kê nhà kính, xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu phát thải khí nhà kính, gửi kết quả kiểm kê định kỳ 02 năm/lần.
- Xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, lồng ghép thêm các hoạt động nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính 01 năm/lần.
- Lập báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường; các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trước ngày 31/12 hàng năm của kỳ báo cáo.
Doanh nghiệp chú ý kiểm kê khí nhà kính đúng thời hạn quy định
✍ Xem thêm:Đăng ký cấp Chứng nhận ISO 14001:2015 | Xây dựng hệ thống quản lý môi trường đạt chuẩn
4. Lợi ích khi thực hiện kiểm kê khí nhà kính
Dưới đây là một số tầm quan trọng của hoạt động kiểm kê khí nhà kính:
- Đánh giá tác động của hoạt động con người: Kiểm kê khí nhà kính giúp xác định lượng khí nhà kính được phát thải từ các nguồn khác nhau, như năng lượng sản xuất, vận tải, công nghiệp, nông nghiệp và chế độ sinh thái.
- Định hình chính sách và quyết định: Dữ liệu từ kiểm kê khí nhà kính cung cấp thông tin Chính phủ, tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp sử dụng thông tin này để xác định mục tiêu giảm khí nhà kính, thiết kế các chương trình giảm phát thải và thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo.
- Giám sát tiến độ giảm phát thải: Dữ liệu từ kiểm kê giúp theo dõi hiệu quả của các biện pháp giảm phát thải, xác định các nguồn phát thải quan trọng và xác minh sự tuân thủ của các quy định về giảm khí nhà kính.
- Đo lường tiến bộ và báo cáo: Kiểm kê khí nhà kính cung cấp cơ sở để đo lường tiến bộ trong việc giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy báo cáo liên quan đến biến đổi khí hậu. Dữ liệu từ kiểm kê có thể được sử dụng để so sánh hiệu suất giữa các quốc gia, ngành công nghiệp và tổ chức khác nhau.
- Nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh: Dữ liệu từ kiểm kê khí nhà kính cung cấp thông tin cần thiết để nghiên cứu và phát triển các công nghệ xanh nhằm giảm phát thải khí nhà kính.
- Giao tiếp và tạo động lực: Dữ liệu và thông tin về lượng khí nhà kính được phát thải và tác động của chúng có thể giúp tăng nhận thức về biến đổi khí hậu và tạo ra sự nhận thức về tầm quan trọng của việc giảm phát thải khí nhà kính.
- Thúc đẩy hợp tác quốc tế: Dữ liệu chính xác và công bằng từ kiểm kê giúp xây dựng niềm tin và sự thống nhất giữa các quốc gia, từ đó tạo ra cơ sở để đạt được các thỏa thuận và cam kết toàn cầu về giảm phát thải khí nhà kính.
Lợi ích của Báo cáo kiểm kê khí nhà kính
Liên hệ Vinacontrol CE để được tư vấn về Kiểm toán năng lượng!
5. Quy trình thực hiện kiểm kê nhà kính cấp cơ sở
Quy trình thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định phạm vi hoạt động, phương pháp kiểm kê KNK
Để xác định phạm vi hoạt động, cần áp dụng các nguyên tắc hướng dẫn của ISO 14064-1:2018, bao gồm:
- Xác định tất cả nguồn phát thải khí nhà kính của cơ sở.
- Phân loại các nguồn phát thải khí nhà kính thành nguồn phát thải trực tiếp và nguồn phát thải gián tiếp.
- Xác định phương pháp kiểm kê KNK cấp cơ sở
Phân loại các nguồn phát thải khí nhà kính
Bước 2: Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính
Hệ số phát thải được áp dụng theo danh mục hệ số phát thải được công bố tại Quyết định 2626/QĐ-BTNMT, hoặc theo hướng dẫn của IPCC.
Bước 3: Lựa chọn và thu thập số liệu hoạt động kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Số liệu hoạt động cho từng nguồn phát thải khí nhà kính cấp cơ sở được lựa chọn và thu thập theo quy định tại Phụ lục II.2 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT.
Bước 4: Tính toán lượng khí nhà kính phát thải
Việc tính toán được tiến hành theo phương pháp kiểm kê đã chọn ở Bước 1. Kết quả kiểm kê được đo đạc dựa vào bảng tính số liệu đầu vào, hệ số phát thải, số liệu hoạt động, lượng phát thải, hệ số làm nóng toàn cầu cho tất cả hoạt động phát thải KNK.
Bước 5: Kiểm soát chất lượng kiểm kê KNK
Để đảm bảo tính chính xác của hoạt động kiểm kê khí nhà kính, cần thực hiện một quy trình kiểm soát chất lượng theo ISO 14064-1:2018. Cần lưu ý những vấn đề sau khi kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính:
- Xác định rõ ràng những hoạt động nào sẽ được kiểm kê và ai chịu trách nhiệm thực hiện. Đảm bảo rằng mọi người hiểu rõ vai trò của mình.
- Đào tạo kỹ lưỡng cho những người tham gia quá trình kiểm kê để họ nắm vững các phương pháp và quy trình.
- Đảm bảo các thiết bị đo đạc hoạt động chính xác và được bảo dưỡng thường xuyên.
- Kiểm tra lại tất cả các số liệu từ dữ liệu hoạt động đến hệ số phát thải.
- Đảm bảo rằng phương pháp kiểm kê đã được áp dụng đúng và nhất quán.
- Thiết lập một hệ thống để thu thập, lưu trữ và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả.
- Thực hiện đánh giá nội bộ định kỳ để phát hiện và khắc phục các vấn đề.
Bước 6: Đánh giá mức độ không chắc chắn của hoạt động kiểm kê khí nhà kính
Bước này được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II.3 – Thông tư 17/2022/BTNMT. Độ không chắc chắn trong kết quả kiểm kê thường xảy ra do các nguyên nhân như:
- Thiếu dữ liệu hoặc dữ liệu thu thập không chính xác do lỗi trong quá trình đo đạc, ghi chép.
- Quá trình quá phức tạp, nhiều biến số gây khó khăn trong việc xác định lượng khí thải của từng hoạt động. Các hoạt động sản xuất có thể thay đổi theo thời gian nên việc ước tính lượng khí thải cũng khó hơn.
- Sử dụng hệ số phát thải không phù hợp với điều kiện cơ sở; có sai số trong mô hình ước tính.
- Chất thải có tính chất phức tạp hoặc trong quá trình phân hủy gây khó khăn cho việc dự đoán (riêng cho lĩnh vực quản lý chất thải).
Bước 7: Tính toán lại kết quả
Cần tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính khi có những thay đổi đáng kể như:
- Cơ sở mở rộng hoặc thu hẹp quy mô, thay đổi loại hình sản xuất
- Phát hiện các lỗi sai trong quá trình thu thập và xử lý thông tin, số liệu.
- Có sự thay đổi về quyền sở hữu hoặc quản lý cơ sở.
- Có sai sót khi áp dụng phương pháp tính toán hoặc chọn hệ số phát thải.
Bước 8: Xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được xây dựng theo Mẫu số 06, Phụ lục II Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn. Kết quả kiểm kê khí nhà kính của cấp cơ sở sau khi thẩm định được gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường qua hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến về kiểm kê khí nhà kính.
Quy trình kiểm kê khí nhà kính tại Vinacontrol CE
Kết luận
Tóm lại, hoạt động kiểm kê khí nhà kính có tầm quan trọng rất lớn đối với việc đánh giá tác động của con người lên biến đổi khí hậu và quản lý những tác động đó. Nó cung cấp thông tin cơ bản để định hình chính sách, giám sát tiến độ giảm phát thải, đo lường tiến bộ và nghiên cứu các giải pháp công nghệ xanh. Ngoài ra, hoạt động này còn thúc đẩy giao tiếp và tạo động lực cho sự thay đổi, cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Mọi yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol CE, Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn hoặc chat ngay với chuyên viên để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!
Tin tức liên quan