Hướng dẫn lập kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến 2030

Từ năm 2026, hơn 2.000 doanh nghiệp Việt Nam sẽ bắt buộc lập kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP và Quyết định 13/2024/QĐ-TTg. Đây là bước đi quan trọng nhằm vừa đáp ứng yêu cầu pháp lý, vừa nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế phát triển xanh. Bài viết này cung cấp hướng dẫn ngắn gọn và đầy đủ để doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch giảm phát thải đúng chuẩn, đúng hạn.

 

1. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là gì?

1.1 Định nghĩa

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (GHG Mitigation) là việc áp dụng các biện pháp để giảm lượng khí nhà kính (CO₂, CH₄, N₂O...) phát sinh từ hoạt động sản xuất, giao thông, xây dựng, nông nghiệp…

Các nguồn phải thải khí nhà kính phổ biến

Các nguồn phải thải khí nhà kính phổ biến
 

1.2 Mục tiêu của giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

  • Giảm thiểu phát thải tuyệt đối (tCO2e): Hướng tới việc giảm lượng khí nhà kính phát sinh từ các nguồn cố định và lưu động trong hoạt động doanh nghiệp, so với năm cơ sở.

  • Đáp ứng lộ trình pháp lý Việt Nam: Thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định 06/2022/NĐ-CP và các chỉ tiêu giảm phát thải do cơ quan quản lý ban hành trong giai đoạn 2026–2030.

  • Tối ưu hóa chi phí sản xuất và sử dụng năng lượng: Giảm thất thoát năng lượng, tăng hiệu suất vận hành thiết bị, từ đó tiết kiệm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh.

  • Nâng cao uy tín ESG: Đáp ứng yêu cầu về môi trường trong các bộ tiêu chuẩn ESG quốc tế, phục vụ mục tiêu tiếp cận thị trường xuất khẩu và đầu tư xanh.

  • Chuẩn bị sẵn sàng cho cơ chế định giá carbon: Như CBAM của EU, thị trường tín chỉ carbon tự nguyện, và các chính sách về thuế môi trường trong tương lai.

✍ Xem thêm: Lập báo cáo tình hình sử dụng năng lượng | Không nộp bị phạt tới 100 triệu đồng

2. Đối tượng bắt buộc và thời hạn nộp kế hoạch giảm phát thải KNK

Theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP và Quyết định 13/2024/QĐ-TTg, các doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) mỗi năm trở lên bắt buộc phải lập và nộp kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính. Các doanh nghiệp này chủ yếu thuộc 6 lĩnh vực phát thải trọng điểm:

  • Năng lượng

  • Giao thông vận tải

  • Xây dựng

  • Quá trình công nghiệp

  • Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất

  • Quản lý chất thải

 Tổng cộng đã có 2.166 cơ sở được liệt kê cụ thể trong Quyết định 13/2024/QĐ-TTg.

Tổng cộng đã có 2.166 cơ sở được liệt kê cụ thể trong Quyết định 13/2024/QĐ-TTg.

Doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên có trách nhiệm nộp kế hoạch cấp cơ sở cho UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền trước ngày 31/12/2025. Việc nộp chậm hoặc không nộp sẽ bị coi là vi phạm nghĩa vụ môi trường, có thể dẫn đến xử phạt hành chính, không được phê duyệt dự án đầu tư mới, hoặc bị loại khỏi các chương trình hỗ trợ tài chính xanh và tín chỉ carbon theo quy định tại Nghị định 45/2022/NĐ-CP.

✍ Xem thêm: Công cụ quy đổi hệ số phát thải CO2 theo IPCC | hướng dẫn chi tiết

3. Lập kế hoạch giảm phát thải KNK bao gồm những gì?

Một bản kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở phải bao gồm đầy đủ các nội dung theo Mẫu số 02 – Phụ lục IV của Nghị định 06/2022/NĐ-CP như sau:

STT Nội dung Mô tả chi tiết
1 Kiểm kê khí nhà kính

Báo cáo kiểm kê KNK năm cơ sở gần nhất, thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bộ TN&MT, áp dụng phương pháp tính toán phù hợp và chia theo 5 nhóm nguồn phát thải chính.

2 Dự báo kịch bản BAU

Xây dựng kịch bản phát thải khí nhà kính "Business-as-Usual" nếu không thực hiện biện pháp giảm nhẹ, từ đó xác định khoảng cần cắt giảm.

3 Mục tiêu giảm phát thải

Thiết lập mục tiêu giảm phát thải KNK theo từng năm từ 2026–2030, có thể theo đơn vị tCO₂e tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm so với năm cơ sở.

4 Giải pháp giảm phát thải

Lựa chọn các giải pháp kỹ thuật, quản lý, quy trình sản xuất, thay đổi nhiên liệu hoặc năng lượng sạch phù hợp với năng lực và điều kiện doanh nghiệp.

5 Giám sát, đánh giá và báo cáo

Thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá hiệu quả giảm phát thải, đảm bảo có báo cáo định kỳ đúng quy định và minh bạch dữ liệu.

 

✍ Xem thêm: Tải mẫu báo cáo kế hoạch giảm phát thải KNK bản word | Miễn phí

 

4. Lộ trình 05 bước lập kế hoạch giảm phát thải KNK tại Vinacontrol CE

Bước 1: Thiết lập mục tiêu giảm phát thải KNK

  • Xác định mục tiêu giảm phát thải theo chu kỳ 12 tháng hoặc giai đoạn 5 năm.

  • Làm rõ các chỉ số đo lường, thời gian thực hiện, bộ phận phụ trách và người chịu trách nhiệm.

  • Thời gian: Bắt đầu từ Quý 4/2024

Bước 2: Thu thập dữ liệu phát thải

  • Tiến hành kiểm kê khí nhà kính theo mẫu chuẩn của Bộ TN&MT.

  • Xác định khu vực, hoạt động có lượng phát thải lớn nhất làm cơ sở ưu tiên cắt giảm.

  • Thời gian: Hoàn thành trong Quý 4/2024

Bước 3: Xây dựng kế hoạch giảm phát thải KNK

  • Đánh giá hiệu quả các hệ thống quản lý hiện có (ISO 14064, 50001, EMS...).

  • Đề xuất các biện pháp giảm nhẹ phù hợp về mặt kỹ thuật, tài chính và lộ trình.

  • Thống nhất yêu cầu với các bên liên quan như đối tác chuỗi cung ứng.

  • Thời gian: Quý 1–3/2025

Bước 4: Triển khai & Giám sát thực hiện kế hoạch

  • Triển khai thực tế theo giai đoạn, có giám sát tiến độ và điều chỉnh khi cần.

  • Đào tạo nhân sự, nâng cao năng lực nội bộ, cập nhật quy trình kiểm soát phát thải.

  • Thời gian: Bắt đầu từ năm 2026 và thực hiện liên tục đến hết 2030

Bước 5: Báo cáo kết quả

  • Lập hồ sơ theo dõi quá trình triển khai và cập nhật dữ liệu thực tế.

  • Tổng hợp, phân tích kết quả giảm phát thải hằng năm và nộp báo cáo định kỳ cho cơ quan có thẩm quyền.

  • Thời gian: Báo cáo lần đầu vào cuối năm 2026, sau đó duy trì định kỳ hằng năm hoặc theo quy định cụ thể.

lộ trình 5 bước giảm phát thải

Lộ trình 05 bước lập kế hoạch giảm phát thải KNK

✍ Xem thêm: Greenhouse Gas Protocol là gì? | Bộ tiêu chuẩn đo lường và quản lý phát thải

5. Mốc thời gian triển khai giai đoạn 2024 - 2030

Lập kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là một chu trình kéo dài nhiều năm, đòi hỏi doanh nghiệp cần tuân thủ chặt chẽ các mốc thời gian quy định để không bị xử phạt hoặc mất cơ hội tham gia các chương trình hỗ trợ tín dụng xanh. Dưới đây là mốc thời gian và quy trình triển khai từ 2024 đến 2030, được trích dẫn trực tiếp từ Nghị định 06/2022/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn liên quan:

Mốc thời gian và nhiệm vụ giai đoạn 2024-2030

Mốc thời gian và nhiệm vụ giai đoạn 2024-2030

✍ Xem thêm: Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 16046 | Quy trình chi tiết

6. Giải đáp một số thắc mắc của doanh nghiệp

🔹 Cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính bao lâu một lần?

→ Theo Điều 10, Nghị định 06/2022/NĐ-CP, các cơ sở thuộc danh sách kiểm kê bắt buộc phải thực hiện kiểm kê định kỳ 2 năm/lần, trừ khi có quy định cập nhật từ Bộ Tài nguyên và Môi trường.

🔹 Nộp kế hoạch cho cơ quan nào?
→ UBND cấp tỉnh hoặc sở TN&MT, tùy theo hướng dẫn tại Thông tư liên quan đến phân cấp tiếp nhận kế hoạch KNK.

🔹 Nếu không lập hoặc nộp chậm thì sao?
→ Có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 45/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ngoài ra, còn bị hạn chế tiếp cận các ưu đãi tín dụng xanh hoặc cơ chế tín chỉ carbon.

🔹 Kế hoạch có cần cập nhật hằng năm không?
→ Theo Điều 12 Nghị định 06/2022/NĐ-CP, kết quả thực hiện kế hoạch phải được báo cáo hàng năm hoặc theo chu kỳ yêu cầu của cơ quan nhà nước.

Doanh nghiệp cần tuân thủ đúng lộ trình, triển khai các biện pháp giảm phát thải một cách chủ động và khoa học sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành, uy tín môi trường (ESG), đồng thời đón đầu các cơ hội từ thị trường tín chỉ carbon và các ưu đãi tài chính xanh.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm giải pháp toàn diện – từ kiểm kê đến lập kế hoạch, triển khai và báo cáo – Mọi yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol CE. Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ tốt nhất!

 

 

Tin khác

Thử nghiệm găng tay bảo hộ lao động | Hỗ trợ doanh nghiệp từ A-Z

Thử nghiệm găng tay bảo hộ lao động là quy trình kiểm định chất lượng chuyên...

Thử nghiệm mũ bảo hộ lao động theo Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH

Thử nghiệm mũ bảo hộ lao động là quá trình đánh giá khả năng bảo vệ của mũ...

Giảm phát thải khí nhà kính | 06 nhóm ngành trọng điểm và giải pháp thực tế

Việt Nam hiện là quốc gia dễ tổn thương trước biến đổi khí hậu, nhưng đồng...

Tải mẫu báo cáo quan trắc môi trường lao động mới nhất

Mẫu báo cáo quan trắc môi trường là tài liệu thể hiện kết quả đo lường, phân...

Quy định về quan trắc môi trường lao động mới nhất 2025

Quan trắc môi trường lao động là quá trình đánh giá định kỳ và có hệ thống...

Hướng dẫn lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đúng chuẩn 2025

Theo Điều 10 Thông tư 19/2016/TT-BYT, hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là...

Thử nghiệm dây đai an toàn | Căn cứ cấp chứng nhận hợp quy

Thử nghiệm dây đai an toàn là quá trình kiểm tra thuật bắt buộc nhằm đánh giá...

Thử nghiệm phương tiện bảo vê cơ quan hô hấp | 05 lỗi khiến hồ sơ bị loại

Thử nghiệm phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp là quá trình kiểm định chất...

Thử nghiệm thiết bị bảo hộ lao động | Hỗ trợ từ A đến Z

Thử nghiệm thiết bị bảo hộ lao động là quá trình kiểm định chất lượng, tính...

Thử nghiệm thiết bị an toàn thang máy | Danh mục phụ kiện thử nghiệm

Thử nghiệm thiết bị an toàn thang máy là quá trình đánh giá kỹ thuật nhằm...