NDT chụp ảnh phóng xạ
Nguyên lý của phương pháp chụp ảnh phóng xạ là dùng tia phóng xạ Gamma hoặc tia X phóng xuyên qua phim, năng lượng truyền qua tùy theo mật độ sẽ cho ta nhận biết vùng nào có khuyết tật và hình ảnh rõ ràng, độ chính xác cao
Thuật ngữ "thử nghiệm không phá hủy" (non-destructive testing, viết tắt là NDT) đề cập đến các phương pháp kiểm tra và đánh giá chất lượng của vật liệu, cấu trúc hoặc sản phẩm mà không làm hỏng hoặc phá hủy chúng. Mục tiêu của NDT là xác định các khuyết tật, hiện tượng độc hại hoặc sự không đồng đều trong vật liệu mục tiêu mà không làm ảnh hưởng đến tính chất và khả năng sử dụng của chúng. Sau đây là một số thông tin cơ bản về phương pháp thử nghiệm NDT chụp ảnh phóng xạ mà Quý doanh nghiệp có thể tham khảo và tìm hiểu tốt nhất!
1. Thử nghiệm không phá hủy phương pháp chụp ảnh phóng xạ
Nguyên lý của phương pháp chụp ảnh phóng xạ là dùng tia phóng xạ Gamma hoặc tia X phóng xuyên qua phim, năng lượng truyền qua tùy theo mật độ sẽ cho ta nhận biết vùng nào có khuyết tật và hình ảnh rõ ràng, độ chính xác cao.
Thử nghiệm không phá hủy phương pháp chụp ảnh phóng xạ
✍ Xem thêm: Thử nghiệm không phá hủy siêu âm| Ưu và nhược điểm của phương thức
2. Ưu điểm của phương pháp chụp ảnh phóng xạ
- Có thể sử dụng kiểm tra hầu hết các loại vật liệu;
- Cung cấp ảnh chụp nhìn thấy được và lưu giữ được lâu dài;
- Kiểm tra được sự sai hỏng bên trong lòng vật liệu;
- Phát hiện khuyết tật thể tích;
- Có thiết bị để kiểm tra chất lượng phim chụp.
✍ Xem thêm: Thử nghiệm không phá huỷ thẩm thấu chất lỏng | Tư vấn từ A-Z
3. Nhược điểm của phương pháp chụp ảnh phóng xạ
- Bị giới hạn về bề dày kiểm tra;
- Độ nhạy kiểm tra giảm theo bề dày của vật thể kiểm tra;
- Các khuyết tật tách lớp thường không thể phát hiện bằng phương pháp chụp ảnh bức xạ. Không thể phát hiện được các khuyết tật dạng phẳng một cách dễ dàng;
- Cần phải xem xét và đảm bảo an toàn bức xạ do sử dụng tia X và Gamma;
- Tương đối đắt tiền so với các phương pháp thử nghiệm không phá hủy khác;
- Phương pháp chụp ảnh phóng xạ rất khó tự động hóa.
✍ Xem thêm: Tia Gamma là gì? Ứng dụng tia Gamma trong y học
4. Các lỗi có thể phát hiện ra qua thử nghiệm không phá hủy chụp ảnh phóng xạ
- Không gian rỗng do co ngót khi đông cứng;
- Rỗ khí;
- Nứt;
- Cháy cạnh;
- Kênh khí;
- Ngậm xỉ, tạp chất rắn (Đồng hoặc Wolfram);
- Không ngấu;
- Hàn không thấu;
- Lỗi về hình dạng hình học;
- Bắn tóe hàn.
Dịch vụ thử nghiệm chụp ảnh phóng xạ
✅ Tiết kiệm chi phí
✅ Hơn 3000 khách hàng hài lòng
✅ Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm
✅ Đáp ứng các yêu cầu pháp luật
✍ Xem thêm: Thử nghiệm không phá huỷ bằng phương pháp dòng điện xoáy | Thông tin chi tiết
Quý khách cần hỗ trợ thử nghiệm không phá huỷ - kiểm tra bằng chụp ảnh phóng xạ, liên hệ Vinacontrol CE hotline miễn phí 1800.6083, email vnce@vnce.vn để được phục vụ tốt nhất.
Tin tức liên quan