Chứng nhận chất lượng đèn LED - Module LED tại Việt Nam

Đèn LED là thiết bị điện cần được chứng nhận chất lượng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tạo niềm tin ở khách hàng đối với sản phẩm. Theo đó, nhằm đáp ứng các yêu cầu về tính an toàn cho sản phẩm, doanh nghiệp cần nắm rõ các thông tin dưới đây để thực hiện thủ tục chứng nhận hiệu quả nhất.

 

1. Chứng nhận chất lượng đèn LED là gì?

Chứng nhận chất lượng đèn LED là hoạt động của tổ chức chứng nhận hợp pháp, qua đó cấp chứng chỉ hợp chuẩn đèn LED cho các sản phẩm được đánh giá, nhận định là đạt các yêu cầu, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng được nhà nước ban hành và sử dụng cho sản phẩm này.

Chứng nhận hợp chuẩn đèn led

Chứng nhận chất lượng cho đèn LED là thủ tục cần thiết đối với doanh nghiệp trước khi sản phẩm được lưu thông, tiêu thụ

  Xem thêm: Chứng nhận hợp chuẩn - Hợp quy sản phẩm 

2. Tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho các sản phẩm đèn LED

Tiêu kỹ thuật được áp dụng cho sản phẩm đèn LED là TCVN 11846:2017. Tiêu chuẩn này gồm các yêu cầu về an toàn và khả năng lắp lẫn, và thao tác thay bóng đèn cùng với các phương pháp và điều kiện thử nghiệm cần thiết để chứng tỏ sự phù hợp của bóng đèn LED hai đầu có đầu đèn G5 và G13, được thiết kế để thay thế cho các bóng đèn huỳnh quang có cùng đầu đèn, có:

  • Công suất danh định đến 125 W;
  • Điện áp danh định đến 250 V.

TCVN này cũng được áp dụng chứng nhận cho Đèn điện hiện có, mà trong đó có lắp bóng đèn LED hai đầu, có thể hoạt động với bộ điều khiển điện từ hoặc điện tử.

Bên cạnh đó TCVN 8781:2011 cũng được áp dụng trong chứng nhận chất lượng đèn LED. Tiêu chuẩn này gồm:

  • Các yêu cầu về an toàn đối với các mô đun điốt phát quang (LED):
  • Yêu cầu đối với mô đun LED có bộ điều khiển tích hợp và có đầu đèn (bóng đèn có balát lắp liền), được thiết kế cho các ứng dụng cải tiến chiếu sáng thông dụng không sử dụng nguồn điện lưới (trong đó thay các bóng đèn hiện có bằng các bóng đèn có đầu đèn giống hệt) đang được xem xét.

Sản phẩm đèn LED được chứng nhận theo Quy chuẩn QCVN 19:2019/BKHCN

Sản phẩm đèn LED được chứng nhận theo TCVN 11846:2017

3. Thủ tục đăng ký chứng nhận hợp chuẩn đèn LED

Các bước đăng ký chứng nhận chất lượng đèn LED bao gồm:

   Bước 1: Doanh nghiệp tìm hiểu dịch vụ và đăng ký chứng nhận hợp chuẩn

Doanh nghiệp thực hiện đăng ký chứng nhận hợp chuẩn đèn LED tại Vinacontrol CE dựa theo hướng dẫn của chuyên viên.

   Bước 2: Xem xét, tư vấn trước khi tiến hành đánh giá

Chuyên gia Vinacontrol CE nghiên cứu, xem xét các thông tin của sản phẩm, doanh nghiệp. Từ đó đưa ra tư vấn cụ thể để tiến hành đánh giá hiệu quả nhất.

   Bước 3: Tiến hành đánh giá, thử nghiệm mẫu

Chuyên gia Vinacontrol CE thực hiện đánh giá, chứng nhận qua hoạt động lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá, thử nghiệm chất lượng mẫu bằng các phương pháp thử và yêu cầu tại TCVN 11846:2017.

   Bước 4: Thẩm xét hồ sơ sản phẩm, doanh nghiệp

   Bước 5: Cấp chứng chỉ hợp chuẩn đèn LED cho doanh nghiệp

Vinacontrol CE cấp chứng nhận hợp chuẩn cho doanh nghiệp, chứng chỉ có hiệu lực 03 năm và thời gian chứng nhận là 10 ngày không tính thời gian lấy mẫu.

   Bước 6: Hỗ trợ doanh nghiệp công bố hợp chuẩn theo quy định pháp luật

Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm LED phải đăng ký bản công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi doanh nghiệp đăng k‎ý kinh doanh theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư 02/2017/TT-BKHCN.

►Hồ sơ thực hiện công bố doanh nghiệp cần chuẩn bị bao gồm:

  • Bản công bố hợp chuẩn;
  • Bản mô tả chung về sản phẩm;
  • Chứng chỉ chứng nhận hợp chuẩn Đèn LED.

►Thủ tục công bố:

  • Đánh giá chất lượng, chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm theo TCVN 11846:2017;
  • Đăng ký bản công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo hướng dẫn của Vinacontrol CE.

   Bước 7: Giám sát định kỳ và chứng nhận lại.

  Xem thêm: Tư vấn cấp giấy chứng nhận ISO 9001: 2015 công ty sản xuất đèn 

4. Lợi ích cho doanh nghiệp được cấp chứng nhận hợp chuẩn

Thủ tục chứng nhận hợp chuẩn là hoạt động quan trọng đối với doanh nghiệp để sản phẩm được lưu thông và tiêu thụ một cách dễ dàng trên thị trường Việt Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp còn nhận được các lợi ích sau khi hoàn thành chứng nhận chất lượng sản phẩm:

  • Đảm bảo an toàn của thiết bị và an toàn cho người dùng;
  • Tạo tâm lý yên tâm cho khách hàng, đối tác về chất lượng sản phẩm. Góp phần tăng doanh thu cho tổ chức;
  • Nâng cao hình ảnh, uy tín, năng lực của doanh nghiệp;
  • Tránh các rủi ro liên quan đến vấn đề tại nạn do sản phẩm không đảm bảo chất lượng;
  • Chứng minh, khẳng định chất lượng sản phẩm một cách tốt nhất.

 

Tư vấn chứng nhận chất lượng đền LED

Nhà xưởng sử dụng hệ thống đèn điện LED với hiệu quả chiếu sáng cao

5. Vinacontrol CE thực hiện chứng nhận và thử nghiệm đèn LED tại Việt Nam

Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol (Vinacontrol CE) là đơn vị được cơ quan Nhà nước chỉ định, công nhận năng lực thực hiện hoạt động chứng nhận chất lượng và thử nghiệm đèn LED tại Việt Nam. Chúng tôi luôn luôn nỗ lực và từng ngày phát triển lớn mạnh để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của Quý khách hàng và đối tác.

  • Vinacontrol là thương hiệu lâu đời có nền tảng lịch sử hơn 60 năm trong hoạt động cấp chứng nhận chất lượng và thử nghiệm sản phẩm.
  • Chúng tôi sở hữu đội ngũ chuyên gia, tư vấn viên  kinh nghiệm, nhiệt tình, chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ khi có yêu cầu.
  • Hệ thống phòng thử nghiệm hiện đại, cho kết quả chính xác nhanh nhất.
  • Chi nhánh văn phòng trên toàn quốc - Đảm bảo hỗ trợ khách hàng kịp thời nhanh chóng.
  • Chi phí trọn gói – Ưu đãi chiết khấu cho hợp đồng có giá trị lớn.

 

Mọi yêu cầu liên quan đến dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn đèn LED, Quý khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline miễn phí 1800.6083, email vnce@vnce.vn  hoặc chat ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất và nhận tư vấn miễn phí, báo giá từ chuyên gia.

Tin khác

An toàn điện là gì? 7 Biện pháp đảm bảo an toàn điện

Khái niệm an toàn điện có thể hiểu là một chuỗi các biện pháp ứng phó để đề...

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện | Tìm hiểu ngay

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà việc thực hiện hoạt động...

Giấy phép kinh doanh là gì? Tìm hiểu thủ tục đăng ký giấy phép

Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ pháp lý cho phép các cá nhân, tổ chức...

Phân loại lao động theo điều kiện lao động | Hướng dẫn chi tiết

Phân loại lao động theo điều kiện lao động là quá trình xác định và nhóm các...

Tiêu chuẩn ISO 19011 về hệ thống quản lý đánh giá | Tài liệu mới nhất

ISO 19011 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý đánh giá (Auditing...

Kế hoạch là gì? 5 bước xây dựng kế hoạch hiệu quả

Kế hoạch có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực và mục đích khác nhau. Từ kế hoạch...

Lãnh đạo là gì? Phân biệt lãnh đạo với quản lý

Lãnh đạo là quá trình hoặc khả năng của một người hay một nhóm người để hướng...

Kiểm kê khí nhà kính là gì? 9 bước quy trình kiểm kê

Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các...

Giấy phép môi trường là gì? Thủ tục cấp giấy chi tiết

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp...

Thủ tục nhập khẩu thép vào Việt Nam | 4 Thông tin cần lưu ý

Mặt hàng thép mới không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Do đó, doanh...