Kiểm định an toàn bức xạ, phóng xạ

Theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, việc sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ phải được kiểm soát chặt chẽ. Ngoài việc quy định về con người sử dụng thiết bị phải qua đào tạo, thì việc kiểm định, kiểm xạ khu vực làm việc cũng được quy định rất chặt. Dưới đây là các thông tin về hoạt động kiểm xạ phòng X quang mà cá nhân tổ chức cần chú ý.

 

1. Kiểm xạ phòng X quang là gì?

Kiểm xạ là việc đo liều chiếu xạ hoặc đo mức nhiễm bẩn phóng xạ để đánh giá, kiểm soát mức độ chiếu xạ do bức xạ hoặc chất phóng xạ gây ra

Bức xạ này bao gồm cả hai loại

  • Bức xạ ngoài, là bức xạ có sẵn trong tự nhiên hay môi trường, do bị chiếu xạ hay do hít phải chất phóng xạ;
  • Bức xạ trong hay bức xạ nội, là bức xạ từ các đồng vị phóng xạ có sẵn trong các mô.

Đo liều chiếu xạ hay đo bức xạ là thành phần quan trọng trong lĩnh vực vật lý sức khỏe và an toàn bức xạ.

Vinacontrol CE tiến hành kiểm xạ

Vinacontrol CE tiến hành kiểm xạ 

✍  Xem thêm: Kiểm định máy X quang trong y tế | Uy tín - Tiết kiệm chi phí

 

2. Tại sao phải kiểm xạ phòng X quang?

Theo điều 14 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải kiểm xạ khu vực làm việc, tần suất kiểm xạ khu vực làm việc phải phù hợp với mức độ nguy hiểm của công việc và không được ít hơn một lần trong một năm. Theo điểm b khoản 2 điều 8 Nghị định số 107/2013/NĐ-CP phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm xạ định kỳ nơi làm việc của nhân viên bức xạ theo quy định.

Bên cạnh đó, cơ sở y tế, bệnh viện, doanh nghiệp cũng nhận được các lợi ích khi tiến hành kiểm xạ như:

  • Kiểm soát và quản lý hiệu quả tình trạng các chất phóng xạ không vượt quá giới hạn tối đa góp phần gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người;
  • Đảm bảo an toàn cho người sử dụng máy chụp hoặc có liên quan đến nguồn phát xạ;
  • Đảm bảo chất lượng hình ảnh được tạo ra từ máy X quang, giúp các bác sĩ và chuyên gia hình ảnh đưa ra chẩn đoán chính xác và hiệu quả;
  • Phát hiện sớm những sự cố hoặc hỏng hóc trong hệ thống máy móc và thiết bị của phòng X quang, từ đó giảm nguy cơ gặp sự cố và đảm bảo chúng hoạt động đúng cách;
  • Tiết kiệm các chi phí bằng cách phát hiện sớm và khắc phục các vấn đề kỹ thuật.

 

3. Danh mục phòng X-quang cần phải thực hiện kiểm xạ?

Cơ sở y tế bệnh viện, doanh nghiệp sử dụng các thiết bị X quang dưới đây cần lưu ý tiến hành kiểm xạ theo quy định pháp luật. Cụ thể:

  • Máy chụp cắt lớp vi tính CT 
  • Máy chụp X quang tổng hợp 
  • Máy chụp X quang tăng sáng truyền hình 
  • Máy chụp X quang răng 
  • Máy chụp X quang di động 
  • Máy chụp X quang can thiệp, chụp mạch
  • Máy chụp X quang nhũ

 Doanh nghiệp sử dụng các thiết bị X quang dưới đây cần lưu ý tiến hành kiểm xạ theo quy định pháp luật

 Doanh nghiệp sử dụng các thiết bị X quang dưới đây cần lưu ý tiến hành kiểm xạ theo quy định pháp luật

✍  Xem thêm: 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện | Bộ Y tế ban hành mới nhất 

4. Quy trình kiểm xạ phòng X quang

Bước 1: Chuẩn bị kiểm xạ phòng X quang

  • Vệ sinh, kiểm tra thiết bị đo, đảm bảo thiết bị đo hoạt động bình thường.
  • Ghi các thông tin về cơ sở bức xạ, thông tin về thiết bị chụp X-quang (model, seri, thông số kỹ thuật) và vẽ sơ đồ minh họa phòng đặt thiết bị chụp X-quang.
  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị chụp X-quang.

Bước 2: Tiến hành đo đạc

- Khảo sát sơ bộ, xác định các vị trí đo (tối thiểu 20 vị trí) và thể hiện các vị trí trên sơ đồ đo bao gồm:

  • Các vị trí xung quanh kính chì.
  • Các vị trí khu vực điều khiển.
  • Các vị trí cửa ra vào nhân viên.
  • Các vị trí cửa ra vào bệnh nhân.
  • Các vị trí các phòng, hành lang, lối đi tiếp giáp với phòng đặt thiết bị chụp X-quang.
  • Các vị trí cần quan tâm khác.

- Đặt các thông số kỹ thuật tương ứng với chế độ gây ra suất liều lớn nhất có thể mà nhân viên bức xạ sử dụng hằng ngày.

- Tiến hành đo và ghi giá trị liều/suất liều bức xạ.

  • Đặt bột nhiệt phát quang tại các vị trí cần quan tâm.
  • Ghi lại giá trị phông (P, µSv/giờ) (cần lưu ý đến các nguồn phát bức xạ lân cận).
  • Sử dụng máy đo suất liều bức xạ đo giá trị liều/suất liều tương ứng tại các vị trí đã xác định trên sơ đồ đo.

Bước 3: Đánh giá an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ và công chúng

  • Tính toán các đại lượng liều/suất liều tương ứng (dựa trên kết quả đo đạc).
  • Đánh giá an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ và công chúng.

Bước 4: Báo cáo kết quả kiểm xạ

Tổng hợp và báo cáo kết quả kiểm xạ bằng văn bản.

Sơ đồ phòng chụp X Quang

Sơ đồ phòng chụp X Quang

✍  Xem thêm: Danh mục thiết bị y tế cần kiểm định theo quy định Nhà nước | Chú ý

5. Đơn vị nào thực hiện kiểm xạ tia X và tia Gamma

Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol (Vinacontrol CE) là đơn vị thực hiện kiểm định bức xạ và kiểm định thiết bị y tế. Dịch vụ của Vinacontrol CE:

  • Có đầy đủ năng lực kiểm định bức xạ, được các Bộ ban ngành liên qua công nhận theo Giấy Đăng ký Hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử số 28/2017/ĐK/ATBXHN của Cục trưởng Cục An toàn và Bức xạ hạt nhân;
  • Là tổ chức tiên phong trong lĩnh vực kiểm định trang thiết bị y tế trên toàn quốc;
  • Đội ngũ kiểm định viên trình độ chuyên môn cao, am hiểu và có kinh nghiệm về thiết bị y tế;
  • Trang thiết bị kiểm định hiện đại;
  • Chi phí hợp lý, phục vụ chuyên nghiệp. Với tiêu chí: CHÍNH XÁC – TIẾT KIỆM – NHANH CHÓNG.

 

Vinacontrol CE hỗ trợ tư vấn miễn phí, thực hiện hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục liên quan đến dịch vụ kiểm xạ phòng X quang. Để tư vấn, báo giá dịch vụ đo kiểm xạ tia X, kiểm xạ tia Gamma, liên hệ chúng tôi qua hotline miễn phí cước 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc chat ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh và  sử dụng dịch vụ tốt nhất.