Thử nghiệm thiết bị an toàn thang máy | Danh mục thiết bị bắt buộc thử nghiệm

Thang máy ngày nay không chỉ là phương tiện vận chuyển thiết yếu trong các công trình xây dựng, mà còn là hệ thống kỹ thuật phức tạp đòi hỏi mức độ an toàn tuyệt đối. Các thiết bị an toàn như bộ hãm, phanh, khóa cửa, giảm chấn và bộ khống chế vượt tốc đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo vận hành ổn định, ngăn ngừa các tình huống nguy hiểm như rơi cabin, mất kiểm soát tốc độ, hoặc mở cửa sai tầng. Chính vì vậy, việc thử nghiệm các thiết bị này trước khi lắp đặt hoặc đưa vào sử dụng là điều kiện bắt buộc nhằm giảm thiểu rủi ro về người và tài sản.

 

1.Tại sao phải thử nghiệm thiết bị an toàn thang máy?

Theo quy định tại QCVN 02:2019/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy, các thiết bị như bộ hãm an toàn, phanh dẫn động, khống chế vượt tốc, khóa cửa cabin và bộ giảm chấn đều bắt buộc phải được thử nghiệm để được phép lưu hành và sử dụng.

Thử nghiệm thiết bị an toàn thang máy nhằm ngăn ngừa sự cố khi sử dụng

Thử nghiệm thiết bị an toàn thang máy nhằm ngăn ngừa sự cố khi sử dụng

Việc không thực hiện đúng quy trình thử nghiệm thiết bị an toàn thang máy có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:

  • Doanh nghiệp đối mặt với các chế tài xử phạt hành chính theo quy định pháp luật hiện hành;
  • Sản phẩm bị từ chối cấp phép lưu hành hoặc không được chấp nhận trong các dự án xây dựng, lắp đặt;
  • Người sử dụng và chủ đầu tư phải gánh chịu rủi ro lớn về an toàn, thậm chí đe dọa đến tính mạng trong trường hợp xảy ra sự cố kỹ thuật.

Do đó, thử nghiệm thiết bị an toàn thang máy không chỉ là yêu cầu bắt buộc của pháp luật, mà còn là tiêu chuẩn đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp đối với mọi doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và lắp đặt thang máy tại Việt Nam

✍  Xem thêm: Thử nghiệm thiết bị bảo hộ lao động | Thủ tục đơn giản

2. Thử nghiệm thiết bị an toàn thang máy là gì?

Thử nghiệm thiết bị an toàn thang máy là quá trình đánh giá kỹ thuật nhằm kiểm tra các đặc tính an toàn của từng bộ phận thuộc hệ thống thang máy, được quy định tại QCVN 02:2019/BLĐTBXH.

thử nghiệm thiết bị an toàn thang máy

Thang máy được sử dụng rộng rãi trong các công trình nhà ở,công cộng

Việc thử nghiệm phải được thực hiện tại các phòng thử nghiệm được chỉ định, sử dụng phương pháp tiêu chuẩn (TCVN) và thiết bị đạt chuẩn ISO/IEC 17025.

✍  Xem thêm: Dịch vụ kiểm định thang máy toàn quốc | Chi phí ưu đãi

3. Danh mục thiết bị thang máy bắt buộc thử nghiệm theo QCVN 02:2019/BLĐTBXH

Theo quy định tại mục 3.2.1.2 QCVN 02:2019/BLĐTBXH, các thiết bị an toàn dưới đây bắt buộc phải được thử nghiệm và đánh giá theo tiêu chuẩn TCVN 6396-50:2017 trước khi được đưa ra thị trường hoặc đưa vào lắp đặt:

  • Thiết bị khóa cửa cabin và cửa tầng (TCVN 6396-50:2017)
  • Bộ hãm an toàn (TCVN 6396-50:2017)
  • Hệ thống phanh của máy dẫn động (TCVN 6396-50:2017)
  • Bộ khống chế vượt tốc (TCVN 6396-50:2017)
  • Bộ giảm chấn Căn cứ (TCVN 6396-50:2017)

Danh mục thiết bị thang máy cần thử nghiệm

Danh mục thiết bị thang máy cần thử nghiệm

 

✍  Xem thêm: Tại sao phải bảo trì thang máy định kì | Khi nào phải bào trì?

4. 05 bước thử nghiệm thiết bị an toàn thang máy

Để đảm bảo tính khách quan và tuân thủ đúng quy chuẩn kỹ thuật, việc thử nghiệm thiết bị an toàn thang máy cần được thực hiện theo trình tự 5 bước chuẩn hóa. Quy trình này giúp đánh giá toàn diện hiệu năng, độ bền và khả năng hoạt động an toàn của từng bộ phận trước khi đưa vào sử dụng.

Bước 1: Tiếp nhận mẫu và hồ sơ

Tổ chức thử nghiệm tiếp nhận thiết bị mẫu, kiểm tra xuất xứ, nhãn mác, tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng và xác nhận tình trạng ban đầu.

Bước 2: Xác định chỉ tiêu thử nghiệm

Dựa trên chức năng thiết bị, đơn vị thử nghiệm xác định các chỉ tiêu phù hợp, bao gồm nhưng không giới hạn.

Bước 3: Tiến hành thử nghiệm

Tiến hành các phép đo và đánh giá theo tiêu chuẩn tương ứng trong TCVN 6396-50:2017. Thiết bị được thử nghiệm độc lập, trong điều kiện mô phỏng thực tế. Kết quả từng phép thử được lập biên bản riêng.

Bước 4: Phân tích và đánh giá kết quả

So sánh kết quả thu được với giới hạn quy định trong QCVN 02:2019/BLĐTBXH. Thiết bị đạt yêu cầu sẽ được xác nhận đạt chuẩn; thiết bị không đạt sẽ có ghi chú và khuyến nghị điều chỉnh.

Bước 5: Cấp kết quả thử nghiệm

Tổng hợp thông tin về mẫu thử, phương pháp, điều kiện và kết quả thử nghiệm. Kết luận đánh giá mức độ phù hợp với quy chuẩn.

Việc thử nghiệm thiết bị an toàn thang máy là trách nhiệm bắt buộc đối với mọi nhà sản xuất, nhập khẩu và đơn vị lắp đặt. Đây không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là yếu tố sống còn trong việc bảo vệ người sử dụng và uy tín doanh nghiệp. Hãy chủ động liên hệ các đơn vị được chỉ định để tiến hành thử nghiệm đúng chuẩn, đúng thời hạn.

Mọi yêu cầu về dịch vụ thử nghiệm thiết bị an toàn thang máy, Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 1800.6083 emai vnce@vnce.vn để được hỗ trợ nhanh và tốt nhất!

 

Tin khác

Thử nghiệm dây đai an toàn và hệ thống chống rơi ngã cá nhân theo QCVN 23:2024/BLĐTBXH

Thử nghiệm dây đai an toàn là quá trình kiểm tra thuật bắt buộc nhằm đánh giá...

Thử nghiệm phương tiện bảo vê cơ quan hô hấp | 05 lỗi khiến hồ sơ bị loại

Thử nghiệm phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp là quá trình kiểm định chất...

Thử nghiệm thiết bị bảo hộ lao động | Hỗ trợ từ A đến Z

Thử nghiệm thiết bị bảo hộ lao động là quá trình kiểm định chất lượng, tính...

Thử nghiệm kính bảo hộ lao động theo QCVN 27:2016/BLĐTBXH

Thử nghiệm kính bảo hộ lao động là quy trình đánh giá kỹ thuật với các loại...

VietGAP là gì? 7 bước chứng nhận VietGAP

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là “thực hiện sản xuất nông...

So sánh ISO 22000 và HACCP | Điểm giống và khác nhau

Vinacontrol CE phân tích chi tiết giữa ISO 22000 và HACCP, đây đều là giấy...

PDCA là gì? Quy trình chất lượng áp dụng mọi doanh nghiệp

PDCA ( Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Điều chỉnh ) là một trong những...

ISO 14001:2015 là gì? 7 điều cần biết về bộ tiêu chuẩn này

ISO 14001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống...

Chăn nuôi gà VietGAP | Thực hành chăn nuôi tốt tại Việt Nam

Vinacontrol CE hướng quy trình chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP giúp đảm...

Tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi heo | 14 yêu cầu quan trọng

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi – đặc biệt là chăn nuôi heo – đang...