Thử nghiệm dây đai an toàn | Căn cứ cấp chứng nhận hợp quy
Trong môi trường làm việc trên cao – từ công trình xây dựng đến trạm điện, nhà xưởng – rơi ngã là nguy cơ thường trực, và dây đai chính là điểm tựa sinh mệnh cuối cùng. Nhưng trang bị thôi chưa đủ. QCVN 23:2014/BLĐTBXH quy định rõ: dây đai an toàn thuộc nhóm thiết bị có nguy cơ cao, bắt buộc phải thử nghiệm và chứng nhận hợp quy trước khi đưa vào sử dụng. Việc không tuân thủ không chỉ là vi phạm pháp luật, mà còn có thể khiến doanh nghiệp đối mặt với hậu quả nghiêm trọng về nhân mạng và trách nhiệm pháp lý. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu từ gốc rễ vấn đề – căn cứ pháp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình cụ thể để đảm bảo dây đai thực sự phát huy chức năng bảo vệ, không chỉ là hình thức đối phó kiểm tra.
1. Dây đai an toàn là gì?
1.1 Định nghĩa
Dây đai an toàn là một phần trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân, được thiết kế để giữ và nâng đỡ người lao động trong các tình huống làm việc trên cao hoặc khi xảy ra sự cố té ngã.
Dây đai an toàn là trang bị bắt buộc trong môi trường lao động
1.2 Cấu tạo dây đai an toàn
Theo QCVN 23:2014, hệ thống bao gồm:
- Dây đỡ cả người (full body harness);
- Dây treo có thiết bị hấp thụ năng lượng;
- Dây cứu sinh tự co hoặc dây cứu sinh thẳng đứng;
- Các bộ phận nối có cổng tự đóng, tự khóa.
Mỗi bộ phận phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật cụ thể và giới hạn sử dụng nghiêm ngặt:
- Thiết bị phải được thiết kế để chỉ sử dụng cho một người với khối lượng tối đa không vượt quá 100 kg, bao gồm cả quần áo và dụng cụ mang theo;
- Hệ thống phải đảm bảo xung lực tối đa tác động khi rơi không vượt quá 6 kN, phù hợp với giới hạn trong QCVN 23:2014/BLĐTBXH mục 1.1.2 và TCVN 7802-6;
- Sau khi xảy ra rơi, dây đai phải giữ được người lao động trong tư thế thẳng đứng hoặc bán ngồi, không bị lộn ngược, đồng thời ngăn ngừa va chạm với mặt đất hoặc vật cản.
Các hệ thống này thường được sử dụng trong các môi trường làm việc có nguy cơ rơi ngã như công trình cao tầng, nhà xưởng lắp máy, bảo dưỡng thiết bị điện – nơi yêu cầu bảo vệ cá nhân cấp độ cao.
✍ Xem thêm: Thử nghiệm thiết bị bảo hộ lao động | Hồ sơ đơn giản – Thủ tục nhanh gọn
2. Thử nghiệm dây đai an toàn
Thử nghiệm dây đai an toàn là quá trình kiểm tra thuật bắt buộc nhằm đánh giá chất lượng, hiệu năng và mức độ an toàn của thiết bị bảo hộ cá nhân dùng trong môi trường làm việc trên cao. Theo QCVN 23:2014/BLĐTBXH và hệ thống tiêu chuẩn TCVN 7802, việc thử nghiệm là một bước không thể thiếu để cấp chứng nhận hợp quy – điều kiện bắt buộc để thiết bị được lưu hành hợp pháp và sử dụng hợp lệ.
Hệ thống chống rơi ngã giúp đảm bảo an toàn cho người lao động
Các văn bản pháp lý và tiêu chuẩn kỹ thuật điều chỉnh trực tiếp hoạt động thử nghiệm dây đai an toàn gồm:
- QCVN 23:2014/BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho hệ thống chống rơi ngã cá nhân, quy định yêu cầu về an toàn, phương pháp thử, ghi nhãn và quản lý chất lượng thiết bị. Ban hành kèm theo Thông tư 36/2014/TT-BLĐTBXH.
- Bộ tiêu chuẩn TCVN 7802 (1–6) – Áp dụng chi tiết cho từng bộ phận của hệ thống chống rơi ngã:
- TCVN 7802-1: Dây đỡ cả người
- TCVN 7802-2: Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng
- TCVN 7802-3: Dây cứu sinh tự co
- TCVN 7802-4: Dây cứu sinh thẳng đứng và thiết bị hãm rơi kiểu trượt
- TCVN 7802-5: Bộ phận nối có cổng tự đóng, tự khóa
- TCVN 7802-6: Thử nghiệm hiệu năng toàn hệ thống chống rơi ngã cá nhân Các tiêu chuẩn này hướng dẫn phương pháp thử, mức chịu tải, giới hạn xung lực và điều kiện sử dụng thực tế của từng thiết bị.
- Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH – Quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 bắt buộc phải được chứng nhận hợp quy, trong đó có dây đai an toàn và các thiết bị bảo hộ cá nhân dùng cho làm việc trên cao.
✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy dây đai an toàn | Chi phí ưu đãi
3. Tại sao cần thử nghiệm dây đai an toàn- hệ thóng chống rơi ngã?
Theo Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH, dây đai an toàn thuộc nhóm 2 – nhóm sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi đưa ra thị trường. Căn cứ này xuất phát từ tính chất thiết bị có liên quan trực tiếp đến tính mạng con người, đặc biệt trong môi trường làm việc trên cao.
- Yêu cầu kỹ thuật: Thử nghiệm giúp đánh giá chính xác khả năng chịu lực, độ bền, hiệu năng hấp thụ xung lực và khả năng giữ người trong các tình huống giả lập tai nạn (cả tĩnh và động). Nếu không đạt yêu cầu kỹ thuật, dây đai sẽ không phát huy tác dụng khi xảy ra rơi ngã.
- Tuân thủ quy định pháp lý: Thiết bị chỉ được lưu hành hợp pháp khi đã có chứng nhận hợp quy theo QCVN 23:2014/BLĐTBXH. Trường hợp sử dụng thiết bị chưa hợp quy có thể dẫn đến xử phạt hành chính, thu hồi sản phẩm, hoặc truy cứu trách nhiệm nếu xảy ra tai nạn.
- Quản trị rủi ro doanh nghiệp: Hồ sơ thử nghiệm và chứng nhận hợp quy là công cụ để doanh nghiệp chứng minh đã tuân thủ đúng quy định, giảm thiểu trách nhiệm trong các vụ việc pháp lý hoặc tai nạn lao động.
Doanh nghiệp có thể đối mặt với nguy cơ bị đình chỉ lưu hành nếu không có kết quả thử nghiệm
✍ Xem thêm: Thử nghiệm kinh bảo hộ lao động | Tại sao phải áp dụng?
4. Đơn vị thử nghiệm hệ thống chống rơi ngã uy tín tại Việt Nam
Vinacontrol CE là tổ chức được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định thử nghiệm hệ thống chống rơi ngã cá nhân theo QCVN 23:2014/BLĐTBXH. Ngoài ra, trung tâm hỗ trợ cung cấp dịch vụ thử nghiệm thiết bị bảo hộ lao động, bao gồm găng tay cách điện, ủng cách điện, mũ bảo hộ lao động,…
- Đáp ứng đầy đủ năng lực pháp lý hoạt động trong lĩnh vụ thử nghiệm, kiểm định, chứng nhận thiết bị. Chứng chỉ thử nghiệm của Vinacontrol CE được thừa nhận trên toàn quốc;
- Phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn, trang thiết bị thử nghiệm hiện đại;
- Đội ngũ thử nghiệm viên trình độ chuyên môn cao, đầu tư nghiên cứu, có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện;
- Vinacontrol CE đã hỗ trợ thử nghiệm đồ bảo hộ lao động cho các đối tác uy tín, lớn trên toàn quốc như Samsung Thái Nguyên, Coca-Cola,…
Mọi yêu cầu về dịch vụ thử nghiệm thiết bị bảo hộ lao động, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ dịch vụ nhanh và tốt nhất!
Tin khác