Chứng nhận hợp quy dây đai an toàn | Thủ tục hợp quy
Dây đai an toàn hay hệ thống chống rơi ngã cá nhân được Nhà nước ban hành áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 23:2014/BLĐTBXH. Nhằm mục tiêu đáp ứng các yêu cầu luật định và đảm bảo an toàn cho người sử dụng, những cá nhân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm cần tiến hành chứng nhận chất lượng dây đai an toàn. Sau đây là một số nội dung cần lưu ý khi tiến hành chứng nhận hợp quy dây đai an toàn nói riêng và các sản phẩm bảo hộ lao động khác.
1. Chứng nhận hợp quy dây đai an toàn được quy định như thế nào?
Chứng nhận chất lượng dây đai an toàn là việc doanh nghiệp tiến hành chứng nhận hợp quy cho sản phẩm dây đai theo QCVN 23:2014/BLĐTBXH. Tổ chức chứng nhận sẽ đáng giá, kiểm tra, nhận định chất lượng, cấu trúc của dây đai an toàn theo sự phù hợp với quy chuẩn tương ứng, từ đó xem xét và cấp chứng nhận hợp quy cho doanh nghiệp đạt yêu cầu. Các tổ chức được Nhà nước chỉ định thực hiện hoạt động chứng nhận mới có thể cấp chứng chỉ hợp quy sản phẩm.
Chứng nhận hợp quy là bắt buộc và doanh nghiệp có trách nhiệm chứng nhận dây đai an toàn
✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy găng tay bảo hộ| Thủ tục nhanh
2. Có bắt buộc tiến hành chứng nhận hợp quy dây đai an toàn?
Chứng nhận hợp quy là bắt buộc và doanh nghiệp có trách nhiệm chứng nhận, công bố hợp quy cho dây đai an toàn trước khi đưa sản phẩm lưu thông tại thị trường Việt Nam được quy định tại mục 3, trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 23:2014/BLĐTBXH. Dây đai an toàn trước khi được lưu thông trên thị trường cần được ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, sử dụng theo mục 7 của TCVN 7802- 3:2007 (ISO 10333).
Căn cứ vào Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa, Thông tư 36/2014/TT-BLĐTBXH, dây đai an toàn cần tiến hành kiểm tra, khẳng định chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật theo QCVN 23:2014/BLĐTBXH để đảm bảo tính an toàn của hàng hóa với người sử dụng chúng.
Bên cạnh đó, khi chứng nhận hợp quy cho dây đai, doanh nghiệp cũng nhận được các lợi ích cụ thể sau:
- Thứ nhất, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với quyền lợi và sự an toàn của người tiêu dùng;
- Thứ hai, khẳng định chất lượng sản phẩm, năng lực của doanh nghiệp;
- Thứ ba, nâng cao hình ảnh, thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp.
Dịch vụ chứng nhận Đồ bảo hộ lao động
✅ Hơn 4263 khách hàng hài lòng
✅ Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm
✅ Tiết kiệm thời gian và chi phí
✅ Đáp ứng các yêu cầu pháp luật
✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy mũ bảo hộ lao động | Hỗ trợ toàn quốc
3. Danh mục các loại dây đai cần lưu ý chứng nhận hợp quy
- Dây đỡ cả người phải đạt được các yêu cầu theo quy định tại TCVN 7802-1:2007 (ISO 10333-1) Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Dây đỡ cả người.
- Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 7802-2:2007 (ISO 10333-2) Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng.
- Dây cứu sinh tự co phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại TCVN 7802- 3:2007 (ISO 10333-3) Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Dây cứu sinh tự co.
- Đường ray thẳng đứng và dây cứu sinh thẳng đứng kết hợp với bộ hãm rơi ngã kiểu trượt phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của TCVN 7802- 4:2008 (ISO 10333-4) Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Đường ray thẳng đứng và dây cứu sinh thẳng đứng kết hợp với bộ hãm rơi ngã kiểu trượt.
- Các bộ phận nối cổng tự đóng và tự khóa phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của TCVN 7802-5:2008 (ISO 10333-5) Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Các bộ phận nối có cổng tự đóng và tự khóa.
Đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi dây đai được chứng nhận hợp quy
✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy găng tay bảo hộ lao động | Uy tín - Chất lượng
4. Thủ tục chứng nhận hợp quy dây đai an toàn
► Bước 1: Đăng ký chứng nhận chất lượng dây đai an toàn tại Vinacontrol CE
Doanh nghiệp liên hệ với Vinacontrol CE để được tư vấn và hỗ trợ, hướng dẫn các bước đăng ký chứng nhận hợp quy dây đai an toàn. Chuyên gia xem xét thông tin của doanh nghiệp và đưa ra những tư vấn, kế hoạch đánh giá, chứng nhận cho khách hàng.
►Bước 2: Đánh giá chứng nhận sản phẩm
Tổ chức chứng nhận cử chuyên gia xuống đánh giá, lấy mẫu và mang mẫu về thử nghiệm.
- Tiến hành đánh giá phương thức 5 cho sản phẩm sản xuất trong nước; Chuyên gia xuống nhà máy sản xuất đánh giá quy trình sản xuất và thử nghiệm mẫu sản phẩm.
- Tiến hành đánh giá phương thức 7 cho lô hàng nhập khẩu: Chuyên gia xuống kho kiểm tra tình trạng lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm.
Lưu ý: Để đánh giá chứng nhận hợp quy sản phẩm, trước đó doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống quản lý đạt chuẩn ISO 9001. Vì vậy với những doanh nghiệp chưa áp dụng ISO 9001, Vinacontrol CE sẽ hỗ trợ chứng nhận ISO 9001 để doanh nghiệp đủ điều kiện tiến hành thủ tục hợp quy cho cho dây đai an toàn.
►Bước 3: Báo cáo đánh giá, cấp giấy chứng nhận
Sau khi có kết quả thử nghiệm và xem xét hồ sơ doanh nghiệp là hợp lệ, Vinacontrol CE cấp chứng nhận hợp quy dây đai an toàn cho doanh nghiệp.
► Bước 4: Hỗ trợ công bố hợp quy và giám sát định kỳ
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ gồm: Bản sao công chứng chứng nhận hợp quy mặt dây đai an toàn; Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bản chính công bố hợp quy theo mẫu tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Doanh nghiệp hoàn tất các tài liệu trên và nộp hồ sơ đến văn phòng 1 cửa của Sở Công thương.
Giấy chứng nhận hợp quy dây đai
✍ Xem thêm: Huấn luyện an toàn lao động nhóm 4 | Cấp chứng chỉ an toàn theo nghị định 44/2016/NĐ-CP
5. Những câu hỏi về chứng nhận hợp quy dây đai an toàn
5.1 Quy định về xử lý vi phạm khi sử dụng dây đai an toàn không chứng nhận hợp quy như thế nào?
Theo Quy định tại Khoản 8 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về Vi phạm quy định phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
8. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trang cấp hoặc trang cấp không đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang cấp nhưng không đạt chất lượng theo quy định; không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật thấp hơn mức theo quy định; trả tiền thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo một trong các mức sau đây:
- a) Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5.2 Chi phí chứng nhận/kiểm tra chất lượng dây đai an toàn nhập khẩu như thế nào?
- Đối với dây đai an toàn được sản xuất trong nước: Chi phí chứng nhận hợp quy sẽ từ 20 triệu đến 30 triệu đồng tùy thuộc vào quy mô của hệ thống sản xuất.
- Đối với dây đai an toàn nhập khẩu: Chi phí chứng nhận hợp quy sẽ từ 2 triệu đến 3 triệu đồng tùy thuộc vào lô hàng nhập khẩu.
Sản phẩm dây đai an toàn có chứng nhận hợp quy được sử dụng và bảo vệ người lao động
Tóm lại, chứng nhận hợp quy dây đai an toàn là một hoạt động bắt buộc theo quy định của pháp luật. Do đó, các tổ chức, các nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm này cần lưu ý thực hiện để đáp ứng đúng với các yê cầu pháp luật.
Hy vọng với những thông tin trên có thể hỗ trợ Quý doanh nghiệp trong hoạt động chứng nhận hợp quy dây đai an toàn. Mọi yêu cầu về thông tin dịch vụ chứng nhận hợp quy và các dịch vụ khác của Vinacontrol CE, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline miễn cước 1800.6083 và email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ tốt nhất.
Tin khác