Thử nghiệm phương tiện bảo vê cơ quan hô hấp | 05 lỗi khiến hồ sơ bị loại
Thử nghiệm phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp là quá trình kiểm định chất lượng các thiết bị như khẩu trang lọc bụi, phin lọc khí độc, chụp định hình… nhằm đánh giá hiệu suất lọc, độ kín khí, trở lực hô hấp và độ bền theo QCVN 08:2012/BLĐTBXH và tiêu chuẩn EN 143:2000. Đây là căn cứ quan trọng để đảm bảo rằng thiết bị có thể bảo vệ người lao động trong điều kiện thực tế, đồng thời là bước bắt buộc trong quá trình công bố hợp quy và lưu hành hợp pháp tại Việt Nam. Kết quả thử nghiệm là căn cứ bắt buộc để đảm bảo an toàn lao động và công bố hợp quy.
1. Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp là gì?
Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp là một phân nhóm quan trọng trong danh mục thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE - Personal Protective Equipment), được thiết kế để ngăn ngừa người lao động hít phải các chất độc hại trong môi trường làm việc như bụi, khí độc, hơi hóa chất hoặc vi sinh vật gây bệnh. Các phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp phổ biến bao gồm:
Mặt nạ và bán mặt nạ lọc hơi khí độc sử dụng trong môi trường lao động
-
Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc bụi: Dùng trong môi trường có bụi mịn như xây dựng, khai khoáng, sản xuất nhẹ.
-
Phin lọc bụi: Là bộ phận lọc chuyên dụng, được sử dụng kết hợp với mặt nạ hoặc bán mặt nạ để tăng khả năng lọc bụi, đảm bảo độ kín khí và hiệu quả bảo vệ.
-
Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc hơi khí độc (trừ khẩu trang y tế): Dùng trong môi trường chứa khí độc, hơi hóa chất như hơi hữu cơ, khí axit. Cần kết hợp với phin lọc khí độc chuyên dụng phù hợp với từng loại khí.
-
Chụp định hình lọc bụi: Là dạng mặt nạ cứng tích hợp bộ lọc, phù hợp trong điều kiện độc hại cao và yêu cầu độ kín khí tuyệt đối.
Theo Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH, các thiết bị này thuộc danh mục sản phẩm bắt buộc phải thử nghiệm và chứng nhận hợp quy trước khi được lưu hành trên thị trường.
✍ Xem thêm: Thử nghiệm thiết bị bảo hộ lao động | Hồ sơ đơn giản – Thủ tục nhanh gọn
2. Vì sao phải thử nghiệm thiết bị bảo vê cơ quan hô hấp?
Trong bối cảnh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ngày càng gia tăng, việc đầu tư vào thiết bị bảo hộ không còn là lựa chọn mà đã trở thành nghĩa vụ pháp lý và đạo đức của doanh nghiệp.
- Bảo vệ sức khỏe người lao động: Theo WHO, khoảng 30% bệnh nghề nghiệp liên quan đến hệ hô hấp bắt nguồn từ môi trường làm việc không an toàn. Vì vậy, thiết bị đạt chuẩn giúp ngăn chặn các bệnh lý nghiêm trọng như bụi phổi silic, viêm phế quản mãn tính, thậm chí là ung thư phổi.
- Tuân thủ pháp luật: Việc thử nghiệm theo QCVN 08:2012/BLĐTBXH giúp doanh nghiệp đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật về hiệu suất lọc, độ kín khí và độ bền. Đây là bước quan trọng để sản phẩm có thể được chấp nhận trong các quy trình tiếp theo như công bố hợp quy hoặc tham gia đấu thầu.
- Tạo lợi thế cạnh tranh và xây dựng uy tín thị trường: Thiết bị đã được thử nghiệm thường được đánh giá cao hơn về độ tin cậy, đặc biệt trong các lĩnh vực yêu cầu nghiêm ngặt như xây dựng, sản xuất và hóa chất.
- Giảm thiểu rủi ro pháp lý và nhân sự: Một thiết bị không được thử nghiệm có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu xảy ra sự cố. Doanh nghiệp không chỉ gánh chịu tổn thất về kinh tế mà còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tai nạn dẫn đến thương tích nặng hoặc tử vong cho người lao động.
Các thiết bị bảo vệ cơ quan hô hấp giúp ngăn ngừa những mối nguy trong môi trường lao động
✍ Xem thêm: Thử nghiệm thiết bị an toàn thang máy | Danh mục Vinacontrol CE hỗ trợ
3. Ai bắt buộc phải thử nghiệm thiết bị bảo vệ cơ quan hô hấp?
Theo QCVN 08:2012/BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – Bộ lọc bụi có nêu tại mục 1.2.1 "Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi."
Như vậy, các đối tượng sau bắt buộc phải thực hiện thử nghiệm thiết bị bảo hộ hô hấp:
- Doanh nghiệp sản xuất trong nước: Phải thử nghiệm để đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật trước khi công bố hợp quy và lưu hành.
- Doanh nghiệp nhập khẩu: Nếu sản phẩm chưa có chứng nhận hợp quy được Việt Nam công nhận, cần thử nghiệm tại đơn vị được chỉ định.
- Tổ chức sử dụng nội bộ: Trường hợp tự nhập khẩu hoặc sản xuất PPE để sử dụng nội bộ, vẫn cần thử nghiệm nhằm đảm bảo an toàn và phù hợp với quy định hiện hành.
✍ Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu khẩu trang y tế | Thủ tục thông quan từ A-Z
4. Quy trình thử nghiệm thiết bị bảo hộ hô hấp
Trước khi một thiết bị bảo hộ hô hấp được đưa vào sử dụng trong môi trường lao động thực tế, việc thử nghiệm nhằm đánh giá chất lượng và độ an toàn là bước bắt buộc để đảm bảo hiệu quả bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng. Dưới đây là quy trình thử nghiệm thiết bị bảo hộ hô hấp được thực hiện theo đúng quy chuẩn tại các đơn vị chuyên trách được chỉ định:
Bước 1: Chuẩn bị mẫu
- Chuẩn bị 5-10 mẫu sản phẩm để thử nghiệm và 1 mẫu lưu, tất cả phải còn nguyên đai niêm phong, đúng theo lô sản xuất.
- Ghi nhãn rõ ràng: tên sản phẩm, mã sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng.
- Kèm theo tài liệu kỹ thuật: bản mô tả chi tiết, hướng dẫn sử dụng, điều kiện bảo quản (nếu có).
Bước 2: Gửi mẫu tới đơn vị thử nghiệm
Gửi mẫu đến Trung tâm Vinacontrol CE – đơn vị chuyên trách được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện thử nghiệm thiết bị bảo hộ hô hấp.
Bước 3: Thực hiện thử nghiệm tại phòng lab
Phòng thử nghiệm nhận mẫu thử nghiệm và tiến hành quá trình đánh giá, kiểm tra, thí nghiệm theo quy trình đạt chuẩn. Sau khi có kết quả thử nghiệm, phòng thử nghiệm thông báo đến chuyên viên hỗ trợ.
Chuyên gia Vinacontrol CE thử nghiệm phương tiện hô hấp tại phòng LAB
Bước 4: Nhận báo cáo kết quả thử nghiệm
Chuyên viên hỗ trợ liên hệ khách hàng về kết quả thử nghiệm và hẹn lịch trả kết quả. Khách hàng nhận kết quả thử nghiệm chất lượng sản phẩm theo lịch hẹn trước.
5. Lưu ý 05 lỗi khiến hồ sơ bị trả
Trước khi gửi mẫu thử nghiệm, doanh nghiệp cần lưu ý một số lỗi thường gặp sau đây. Đây là những sai sót phổ biến khiến hồ sơ bị từ chối, chậm tiến độ hoặc phải thử nghiệm lại từ đầu, gây lãng phí thời gian và chi phí:
- Gửi thiếu mẫu hoặc sai loại thiết bị;
- Thiếu hướng dẫn sử dụng hoặc tài liệu kỹ thuật;
- Nhãn mác không rõ ràng, thiếu thông tin;
- Không áp dụng đúng tiêu chuẩn;
- Không liên hệ đặt lịch hoặc đăng ký mẫu trước.
✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy mặt nạ phòng độc - lọc bụi | Chi phí ưu đãi
6. Đơn vị hỗ trợ thử nghiệm tại Việt Nam
Vinacontrol CE là trung tâm thử nghiệm được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định, chuyên thực hiện các bài kiểm tra chất lượng cho phương tiện bảo hộ hô hấp theo đúng quy định của QCVN 08:2012/BLĐTBXH và các tiêu chuẩn quốc tế liên quan.
Vinacontrol CE sở hữu hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại, đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, đảm bảo thực hiện đầy đủ các phép thử như đo hiệu suất lọc bụi, kiểm tra trở lực hô hấp, độ kín khí và độ bền cơ học. Đội ngũ chuyên gia tại trung tâm đều có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thử nghiệm và chứng nhận thiết bị bảo hộ lao động.
Kết quả thử nghiệm tại Vinacontrol CE được công nhận rộng rãi và có giá trị pháp lý khi doanh nghiệp sử dụng để công bố hợp quy hoặc tham gia đấu thầu, kiểm tra chất lượng nội bộ.
Mọi yêu cầu về dịch vụ thử nghiệm thiết bị bảo hộ lao động, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ dịch vụ nhanh và tốt nhất!
Tin khác