VietGAP là gì? 7 bước chứng nhận VietGAP

Thực phẩm sạch và an toàn là những gì người tiêu dùng hướng đến khí lựa chọn nguyên liệu nấu ăn cho gia đình của mình. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt được tâm lý của thị trường và tiến hành chứng nhận VietGAP để thu hút sự chú ý của khách hàng. Vậy VietGAP là gì và doanh nghiệp cần làm gì để chứng nhận VietGAP thành công? Hôm nay Vinacontrol CE sẽ cung cấp các thông tin dưới đây để Quý doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất về VietGAP.

 

1. VietGAP là gì?

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là “thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Tiêu chuẩn này bao hàm các quy định về thực hiện sản xuất nông nghiệp, cụ thể là những trình tự, nguyên tắc, thủ tục để hướng dẫn các cá nhân, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo tính an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, sức khỏe của người dân, người sản xuất, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là “thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam”

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là “thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam”

2. Các lĩnh vực áp dụng tiêu chuẩn VietGAP

VietGAP chú trọng và quy định cụ thể về 3 lĩnh vực bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, và thủy sản

  • Lĩnh vực trồng trọt: rau củ quả tươi, chè, lúa, cà phê, hạt điều,…
  • Lĩnh vực chăn nuôi: Bò sữa, bò thịt, dê, lợn,gà, ngan, vịt, ong,….
  • Lĩnh vực thủy sản: Ca tra, cá rô phi, tôm sú, tôm chân trắng,….

  Xem thêm: Chứng nhận VietGAP trồng trọt| Hướng dẫn áp dụng 

3. Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp đạt giấy chứng nhận VietGAP

Có 4 tiêu chí được đặt ra để làm căn cứ đánh giá doanh nghiệp đạt giấy chứng nhận VietGAP, Cụ thể:

► Tiêu chí 1: Kỹ thuật sản xuất

Đây là tiêu chí đầu tiên mà chứng nhận VietGAP đặt ra và yêu cầu doanh nghiệp cần đạt được. Theo đó, doanh  nghiệp cần chú trọng về các phương diện bao gồm: phương thức canh tác, thu hoạch cũng như những tiêu chuẩn về hạt giống (trồng trọt), con giống (thủy sản, chăn nuôi), nguồn nước, nguồn đất.

► Tiêu chí 2: Môi trường làm việc

Môi trường làm việc phải có đầy đủ tiêu chuẩn an toàn lao động cần thiết mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động, bảo vệ tốt nhất cho người lao động về sức khỏe.

► Tiêu chí 3: An toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn thực phẩm là tiêu chí rất quan trọng và là trọng tâm của chứng nhận VietGAP khi đánh giá doanh nghiệp. Để có thể đáp ứng tốt các yếu tố này, chất lượng thực phẩm trong toàn bộ khâu canh tác, doanh nghiệp cần đảm bảo thực phẩm không bị ô nhiễm, không sử dụng các loại chất bảo quản có dư lượng kháng sinh, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép theo quy định

► Tiêu chí 4: Nguồn gốc sản phẩm

Các sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP phải truy xuất nguồn gốc sản phẩm để đảm bảo về chất lượng cũng như giúp cho việc kiểm tra xuất xứ sản phẩm tốt nhất.

Môi trường sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP

Môi trường sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP

4. Các bước chứng nhận VietGAP

Quy trình chứng nhận gồm 7 bước cơ bản như sau:

► Bước 1: Đăng ký chứng nhận VietGAP

Tiếp nhận thông tin đăng ký dịch vụ tư vấn chứng nhận VietGAP từ khách hàng.

Bước 2: Trao đổi, tư vấn chứng nhận VietGAP

Trao đổi, tư vấn cụ thể dịch vụ chứng nhận VietGAP cho khách hàng, báo giá và tiến hành ký kết hợp đồng.

► Bước 3: Lập kế hoạch

Lập kế hoạch chi tiết, cụ thể về lộ trình, quy trình thực hiện tư vấn chứng nhận VietGAP cho từng sản phẩm cụ thể.

► Bước 4: Đánh giá quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm tại doanh nghiệp.

► Bước 5: Đánh giá mức độ phù hợp

Đánh giá mức độ phù hợp của quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu kết quả đánh giá là phù hợp, đơn vị cấp giấy chứng nhận VietGAP sẽ thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục và hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP.

► Bước 6: Cấp chứng nhận VietGAP

Đơn vị cấp giấy chứng nhận VietGAP thay mặt khách hàng nhận giấy chứng nhận VietGAP rồi bàn giao lại cho khách hàng. Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận.

► Bước 7: Giám sát định kỳ, duy trì chứng nhận VietGAP

Đơn vị cấp giấy chứng nhận VietGAP cung cấp dịch vụ cải tiến và giám sát định kỳ về chất lượng sản phẩm. Trước thời hạn giám sát thường niên 12 tháng/lần, đơn vị cấp giấy chứng nhận VietGAP sẽ gửi thông báo tới cho khách hàng. Do đó, doanh nghiệp cần chú ý duy trì các quy trình sản xuất đúng theo các yêu cầu quy định để đảm bảo giấy chứng nhận có giá trị trong thời gian còn hiệu lực.

Tăng năng suất, chất lượng hoạt động sản xuất nông nghiệp với chứng nhận VietGAP

Tăng năng suất, chất lượng hoạt động sản xuất nông nghiệp với chứng nhận VietGAP

  Xem thêm: Chứng nhận VietGAP thủy sản | Khẳng định chất lượng uy tín

5. Lợi ích cho doanh nghiệp khi chứng nhận VietGAP

  • Tăng năng suất, chất lượng hoạt động sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản phẩm.
  • Chứng nhận VietGAP là bằng chứng để khẳng định tên tuổi, thương hiệu sản phẩm và năng lực của doanh nghiệp. Từ đó xây dựng được thương hiệu và và tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định tiến tới sản xuất theo chuỗi khép kín, nâng cao giá trị sản phẩm cũng như chất lượng của thương hiệu. Đồng thời là cơ sở để doanh nghiệp mở rộng thị trường sản phẩm của mình ra các quốc gia.
  • Đảm bảo sản xuất, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn chất lượng, bảo vệ môi trường, góp phần làm cho xã hội giảm bớt được chi phí y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội.Từ đó làm tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
  • Toàn bộ chuỗi sản xuất sẽ được kiểm soát chặt chẽ, hình thành được quy trình sản xuất đạt chuẩn.
  • Duy trì sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, giúp doanh nghiệp phản ứng kịp thời với các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Nhận được sự tin tưởng, niềm tin cho người tiêu dùng, đối tác và cơ quan quản lý. Đây được xem là công cụ hữu hiệu để thực hiện các chiến dịch quảng bá của doanh nghiệp.
  • Sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP dùng làm thực phẩm là nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng cho công nghiệp chế biến, đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm.
  • Vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu về chất lượng của các đơn vị thu mua hoặc các nước nhập khẩu.

 

6. Năng lực chứng nhận VietGAP chăn nuôi của Vinacontrol CE

Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol (Vinacontrol CEđược Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (BNNPTNT) chỉ định là tổ chức chứng nhận VIETGAHP chăn nuôi theo Quyết định số 172/QĐ-CN-GSN. Chứng chỉ chứng nhận VietGAP chăn nuôi do Vinacontrol CE cấp được Cục Chăn nuôi – Bộ NN&PTNT thừa nhận với đầy đủ tính pháp lý, hợp pháp;

  • Vinacontrol CE cung cấp dịch vụ chứng nhận VietGAP chăn nuôi và nhiều dịch vụ, giải pháp tổng thể hỗ trợ doanh nghiệp sau chứng nhận;
  • Đảm bảo doanh nghiệp nhận được chứng chỉ nhanh nhất và tuân thủ đầy đủ chuẩn mực và quy trình chứng nhận;
  • Chi phí chứng nhận phù hợp, tối đa hóa hiệu quả - tối thiểu hóa chi phí phát sinh căn cứ  theo quy mô và hiện trạng của doanh nghiệp;
  • Hỗ trợ khách hàng trên toàn quốc với mạng lưới chi nhánh, văn phòng tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hồ Chí Minh, đảm bảo hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, hỗ trợ tốt nhất.

 

 Năng lực chứng nhận VietGAP chăn nuôi của Vinacontrol CE

 

 Năng lực chứng nhận VietGAP chăn nuôi của Vinacontrol CE

Quý doanh nghiệp cần hỗ trợ chứng nhận VietGAP chăn nuôi, liên hệ chúng tôi qua hotline miễn phí 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ tốt nhất!

✅ Thương hiệu Uy tín

⭐ Tư vấn miễn phí

✅ Chi phí thấp nhất

⭐ +3000 Khách hàng hài lòng

✅ Hỗ trợ 24/7

☎️  1800.6083

Tin khác

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...

Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu | Uy tín – Chất lượng

Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận...