Tia Gamma là gì? Ứng dụng của tia Gamma trong y học?

Vào năm 1900 Paul Villard – một nhà khoa học người Pháp đã phát hiện ra tia Gamma khi đang nghiên cứu các bức xạ phát ra từ radi. Tuy nhiên người đặt cái tên “Gamma” cho tia bức xạ này lại là Ernest Rutherford – một nhà vật lý người New Zealand hoạt động trong lĩnh vực phóng xạ và cấu tạo nguyên tử. Vậy tia Gamma là gì? Và ứng dụng của nó như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc các thông tin cụ thể nhất về tia bức xạ này.

 

1. Tia Gamma là gì?

Tia gamma hay còn gọi là tia Y là một dạng bức xạ điện từ, giống như sóng vô tuyến, bức xạ hồng ngoại, bức xạ tử ngoại, tia X và vi sóng. Tia gamma có thể được dùng để điều trị ung thư, còn các vụ nổ tia gamma thì được nghiên cứu bởi các nhà thiên văn học.

Bức xạ điện từ lan truyền dưới dạng sóng hoặc hạt ở những bước sóng và tần số khác nhau. Vùng rộng bước sóng này được gọi là phổ điện từ. Phổ điện từ thường được phân chia thành bảy vùng theo trật tự giảm dần bước sóng và tăng dần năng lượng và tần số. Các vùng đó là sóng vô tuyến, vi sóng, hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tử ngoại, tia X, và tia gamma.

Tia gamma rơi vào vùng phổ điện từ phía trên tia X mềm. Tia gamma có tần số lớn hơn khoảng 1018 Hz, và bước sóng nhỏ hơn 100 pico-mét (pm). (Một pico-mét là một phần nghìn tỉ của một mét.) Chúng chiếm giữ chung vùng phổ điện từ với tia X cứng. Khác biệt duy nhất giữa chúng là nguồn phát: tia X được tạo ra bởi các electron đang gia tốc, còn tia gamma được tạo ra bởi các hạt nhân nguyên tử.

Ứng dụng tia Gamma vào y học

Ứng dụng tia Gamma vào y học 

    ✍  Xem thêm: Kiểm định máy chụp cắt lớp CT | Hỗ trợ thủ tục nhanh 

2. Quá trình tạo ra tia Gamma

Tia Gamma được sinh ra từ các phản ứng hạt nhân gồm có:

  • Quá trình phân rã các đồng vị có tính phóng xạ
  • Sự tương tác giữa các hạt cơ bản như quá trình hủy cặp electron-positron, hay va đập của nơtron vào hạt nhân Urani gây vỡ hạt nhân này.

Bên cạnh đó, tia Gamma còn được tạo ra từ các phản ứng nhiệt hạch, phân hạch, phân ra alpha và phân rã Gamma

    ✍  Xem thêm: Kiểm định máy X-quang | Chất lượng - Uy tín

3. Tính chất của tia Gamma

Thứ nhất, tia Gamma có tính chất đâm xuyên. Loại tia này có khả năng xuyên qua cả bê tông bởi nguồn năng lượng tự thân ở mức cao, thâm chí còn cao hơn cả tia X

Thứ hai, có tần số lớn  khoảng 1020 Hz nhưng lại có bước sóng thấp nhất khoảng dưới 10−12 m

Thứ ba, không mang điện nên không bị lệch hướng trong từ trường và giữ nguyên hướng ban đầu

Tia Gamma thường bị nhầm lẫn với tia X bởi bản chất của 2 tia này khá tương đồng và chỉ khác nhau ở nguồn phát. Cụ thể, nguồn phát tia X được tạo ra từ các electron gia tốc, còn tia gamma lại được tạo ra từ các hạt nhân nguyên tử.

4. Ứng dụng của tia Gamma

Các tia gamma được ứng dụng chủ yếu trong việc phát hiện lỗ hổng công nghiệp và chăm sóc sức khỏe.

4.1 Ứng dụng tia Gamma trong y học?

Tia gamma vừa nguy hiểm vừa có thể hữu ích. Để phá hủy các tế bào ung thư não và các chứng bệnh khác, các nhà y học thỉnh thoảng sử dụng “dao mổ tia gamma”. Kĩ thuật sử dụng nhiều chùm tia gamma tập trung vào các tế bào cần phá hủy. Vì mỗi chùm tia tương đối nhỏ, nên nó ít gây tổn hại cho các mô não khỏe mạnh. Nhưng nơi chúng tập trung, lượng bức xạ có cường độ đủ mạnh để tiêu diệt các tế bào ung thư. Vì não là cơ quan tinh vi, nên dao mổ tia gamma là một phương thức tương đối an toàn để tiến hành những loại phẫu thuật nhất định gây khó khăn đối với dao mổ thông thường.

Tia gamma dùng trong phẫu thuật, điều trị các căn bệnh liên quan đến khối u, dị dạng mạch máu, các bệnh chức năng của não. Tia gamma sẽ giúp các các bác sĩ định vị chính xác các vị trí tổn thương để việc điều trị đạt hiệu quả cao. Một ca phẫu thuật thực hiện bằng phương pháp này tại Việt Nam có chi phí chỉ bằng 1/6 hoặc 1/8 so với các nước trong khu vực.

Việc sử dụng tia gamma trong y tế cần kiểm soát, có yêu cầu bắt buộc kiểm xạ đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người.

Dao Gamma quay được ứng dụng trong công tác khám chữa bệnh

Dao Gamma quay được ứng dụng trong công tác khám chữa bệnh 

    ✍  Xem thêm: Dịch vụ kiểm định trang thiết bị y tế 

4.2  Ứng dụng trong công nghệ cơ khí

Nguyên lý của phương pháp chụp ảnh phóng xạ là dùng tia phóng xạ Gamma hoặc tia X phóng xuyên qua phim,năng lượng truyền qua tùy theo mật độ sẽ cho ta nhận biết vùng nào có khuyết tật và hình ảnh rõ ràng, độ chính xác cao. Theo đó, chuyên gia sẽ kiểm tra được những khuyết tật trong sản phẩm đúc với thiết bị ứng dụng tia Gamma chuyên dụng, sử dụng sức mạnh xuyên thấu của tia gamma để kiểm tra xem có vấn đề gì với cấu trúc bên trong của các sản phẩm công nghiệp hay không. Và đây được coi là một phương pháp thử nghiệm không phá hủy phổ biến được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghệ cơ khí.

     ✍ Xem thêm: DỊch vụ thử nghiệm NDT chụp ảnh phóng xạ

Trên đây là những thông tin liên quan đến tia Gamma và những ứng dụng của nó trong đời sống xã hội. Mọi yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol CE Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua:

  • Thông tin liên hệ: Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol.
  • Trụ sở Hà Nội: số 41 Nguyễn Thượng Hiền - phường Nguyễn Du - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
  • Chi nhánh Đà Nẵng: số 66 Võ Văn Tần - phường Chính Gián - quận Thanh Khê - Đà Nẵng.
  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 225 Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
  • Hotline miễn cước: 1800.6083 Email: vnce@vnce.vn

Tin khác

Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV | Hỗ trợ từ A-Z

Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV là quá trình đánh giá và xác nhận hiệu suất,...

Hiệu chuẩn máy quang phổ | Hướng dẫn quy trình chi tiết

Hiệu chuẩn máy quang phổ là quá trình kiểm tra, điều chỉnh và đưa thiết bị về...

Hiệu chuẩn máy xét nghiệm máu lắng | An toàn – Hiệu quả

Hiệu chuẩn máy xét nghiệm máu lắng là hoạt động kiểm tra, đo lường lường...

Hiệu chuẩn máy đo độ pH | Quy trình từ A-Z

Hiệu chuẩn máy đo pH là quá trình thao tác kỹ thuật nhằm xác định, thiết lập...

Kiểm định tời tay có tải | Uy tín – Chất lượng

Kiểm định tời tay có tải là quy trình kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động...

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện | Quy trình từ A-Z

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện theo QCVN 4:2009/BKHCN là quá trình đánh giá...

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng theo TCVN 8819:2011

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng là quá trình đánh giá chất lượng bê...

Chứng nhận hợp quy ống cách điện có chứa bọt | Tiết kiệm

Chứng nhận hợp quy ống cách điện chứa bọt theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN...

Hiệu chuẩn cân điện tử | Hỗ trợ toàn quốc

Hiệu chuẩn cân điện tử là quá trình kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh cân điện...

Quy định đo điện trở tiếp địa chống sét tại Việt Nam | Chú ý

Đo điện trở tiếp địa là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn điện...