Cơ chế CBAM là gì? Cơ chế điểu chỉnh biên giới Carbon

Trong bối cảnh toàn cầu đang đẩy mạnh các nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính, Liên minh châu Âu (EU) đã triển khai Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) như một công cụ quan trọng nhằm hạn chế hiện tượng "rò rỉ carbon". CBAM không chỉ giúp EU duy trì mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 mà còn đảm bảo sự công bằng giữa hàng hóa sản xuất trong EU và hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác.

 

1. Cơ chế CBAM là gì?

Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM - Carbon Border Adjustment Mechanism) là một công cụ chính sách mới của Liên minh châu Âu (EU) nhằm tạo ra mức giá công bằng đối với lượng khí thải CO₂ phát sinh trong quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu vào EU. CBAM được thiết kế để ngăn chặn hiện tượng “rò rỉ carbon”, tức là việc các doanh nghiệp di chuyển hoạt động sản xuất sang các quốc gia có tiêu chuẩn khí thải ít nghiêm ngặt hơn nhằm tránh chi phí carbon trong EU. Đồng thời, cơ chế này đảm bảo rằng các sản phẩm nhập khẩu phải chịu mức giá carbon tương đương với hàng hóa sản xuất nội địa, nhằm duy trì môi trường cạnh tranh công bằng.

CBAM là một phần trong chiến lược "Thỏa thuận Xanh Châu Âu" (European Green Deal)

CBAM là một phần trong chiến lược "Thỏa thuận Xanh Châu Âu" (European Green Deal)

2. Doanh nghiệp nào bị ảnh hưởng bởi CBAM?

CBAM tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU, đặc biệt trong các ngành công nghiệp có cường độ phát thải cao. Theo quy định của EU, trong giai đoạn đầu, CBAM sẽ áp dụng với 6 nhóm hàng hoá chính:

  • Sắt thép: Bao gồm gang, sắt thép, tôn, ống thép, kim loại hợp kim. Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,7 triệu tấn thép sang EU (2022), có nguy cơ chịu thuế carbon nếu không áp dụng công nghệ sạch.
  • Xi măng: CBAM áp dụng với xi măng Portland, clinker, vữa và bê tông. Ngành xi măng chiếm 7% tổng phát thải CO₂ toàn cầu, do đó chịu sự giám sát chặt chẽ từ EU.
  • Nhôm: Bao gồm nhôm nguyên chất, hợp kim nhôm, thanh nhôm, tấm nhôm. EU là một trong những thị trường xuất khẩu nhôm lớn của Việt Nam, nên CBAM có thể làm tăng chi phí xuất khẩu.
  • Phân bón: Các loại phân chứa nitơ, amoniac, ure bị đánh thuế carbon do quá trình sản xuất phát thải lượng lớn CO₂.
  • Điện năng: CBAM áp dụng cho các nhà sản xuất điện sử dụng than, dầu hoặc khí tự nhiên mà chưa có biện pháp giảm phát thải.
  • Hydro: Các sản phẩm hydro không sử dụng công nghệ xanh cũng sẽ bị đánh thuế carbon khi nhập khẩu vào EU.

Từ năm 2030, EU có thể mở rộng CBAM sang nhiều lĩnh vực khác như hóa chất, nhựa, giấy, dệt may và hàng tiêu dùng.

* Lưu ý: CBAM không chỉ ảnh hưởng đến nhà sản xuất trực tiếp mà còn tác động đến chuỗi cung ứng nguyên liệu thô. Doanh nghiệp trong nước cung cấp nguyên liệu cho các công ty xuất khẩu vào EU cũng cần tuân thủ CBAM để duy trì thị trường.

✍ Xem thêm: Công cụ quy đổi hệ số phát thải CO2 theo IPCC | hướng dẫn chi tiết

3. Lộ trình triển khai CBAM

CBAM được triển khai theo lộ trình rõ ràng, chia thành ba giai đoạn: giai đoạn chuyển tiếp, giai đoạn vận hành và giai đoạn vận hành toàn bộ. Theo đó, mức độ áp dụng của CBAM sẽ tăng dần theo thời gian để đảm bảo doanh nghiệp có đủ thời gian thích ứng.

lộ trình triển khai CBAM

Lộ trình triển khai CBAM - Cơ chế điẻu chỉnh biên giới Carbon

3.1 Giai đoạn chuyển tiếp (10/2023 - 12/2025)

  • Từ ngày 1/10/2023, CBAM chính thức bắt đầu với yêu cầu báo cáo bắt buộc nhưng chưa áp dụng nghĩa vụ tài chính. Các nhà nhập khẩu vào EU cần báo cáo lượng khí thải carbon gắn liền với sản phẩm nhập khẩu, nhưng chưa phải mua chứng chỉ CBAM.

  • 31/01/2024, các doanh nghiệp lần đầu tiên nộp báo cáo lượng phát thải CO₂ cho quý 4/2023.
  • Giai đoạn này đóng vai trò thử nghiệm, giúp doanh nghiệp làm quen với quy trình tính toán và báo cáo phát thải trước khi nghĩa vụ tài chính được thực thi.

3.2 Giai đoạn vận hành (01/2026 - 12/2033)

  • Từ ngày 1/1/2026, CBAM bắt đầu thu phí carbon thông qua hệ thống chứng chỉ CBAM.
  • Doanh nghiệp nhập khẩu vào EU phải mua chứng chỉ CBAM tương ứng với lượng khí thải carbon của sản phẩm, với giá chứng chỉ được xác định dựa trên Hệ thống Mua bán Phát thải của EU (EU ETS).
  • Lộ trình cắt giảm hạn ngạch miễn phí ETS diễn ra song song, theo đó: Năm 2026, 97,5% lượng khí thải vẫn được miễn phí, doanh nghiệp chỉ phải mua chứng chỉ cho 2,5% lượng phát thải. Đến năm 2030, mức miễn giảm chỉ còn 48,5%, có nghĩa doanh nghiệp phải chi trả cho 51,5% lượng phát thải. Từ năm 2034, CBAM sẽ vận hành hoàn toàn, các doanh nghiệp nhập khẩu vào EU sẽ không còn được miễn giảm bất kỳ lượng khí thải nào.

✍ Xem thêm: Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 16046 | Quy trình chi tiết

 

4. Những tác động của CBAM đối với doanh nghiệp Việt Nam

Việt Nam hiện đứng thứ 11 về xuất khẩu hàng hóa vào EU. Mặc dù phần lớn hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam hiện không thuộc các nhóm trên, phạm vi của CBAM có thể mở rộng trong tương lai, bao gồm nhiều sản phẩm hơn. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần theo dõi sát sao và chuẩn bị cho các thay đổi tiềm năng này.

  • Chi phí sản xuất tăng cao: Doanh nghiệp xuất khẩu sang EU sẽ phải chịu thêm chi phí mua chứng chỉ CBAM, nếu chưa có biện pháp giảm phát thải carbon hiệu quả. Các nhà sản xuất thép, xi măng, nhôm, phân bón có thể đối mặt với việc tăng giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh.
  • Thách thức về minh bạch dữ liệu: Doanh nghiệp cần có hệ thống theo dõi lượng phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất để đáp ứng yêu cầu báo cáo của CBAM. Việc thiếu dữ liệu chính xác hoặc không minh bạch có thể dẫn đến các rủi ro pháp lý và bị EU từ chối nhập khẩu hàng hóa.
  • Nguy cơ mất thị phần tại EU: Nếu không kịp thích ứng với CBAM, doanh nghiệp Việt Nam có thể bị thay thế bởi các đối thủ từ các quốc gia có mức phát thải thấp hơn hoặc đã áp dụng công nghệ sạch.

✍ Xem thêm: Greenhouse Gas Protocol là gì? | Bộ tiêu chuẩn đo lường và quản lý phát thải

5. Giải pháp giúp doanh nghiệp thích ứng với CBAM

Để không bị mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng thích ứng với CBAM bằng cách:

Đánh giá và giảm lượng phát thải carbon

  • Xây dựng hệ thống kiểm kê và giám sát lượng phát thải khí nhà kính, theo các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 14064.
  • Áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, sử dụng năng lượng sạch để giảm lượng khí thải carbon.

Chuyển đổi sang năng lượng tái tạo

  • Tận dụng điện mặt trời, điện gió để giảm phát thải carbon trong quá trình sản xuất.
  • Hợp tác với các đơn vị cung cấp chứng chỉ năng lượng tái tạo để chứng minh cam kết giảm phát thải.

Chủ động tìm hiểu quy định và tuân thủ CBAM

  • Thành lập đội ngũ chuyên trách về tuân thủ CBAM để cập nhật chính sách và điều chỉnh hoạt động sản xuất phù hợp.
  • Đăng ký tài khoản trên hệ thống CBAM của EU và chuẩn bị hồ sơ báo cáo lượng phát thải đầy đủ, minh bạch.

Hợp tác với đối tác quốc tế

  • Tìm kiếm các chương trình tài trợ, hỗ trợ tài chính xanh để đầu tư công nghệ sạch.
  • Hợp tác với các tổ chức quốc tế để tận dụng chứng chỉ carbon, giảm chi phí tuân thủ CBAM.

CBAM là thách thức nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cải tiến sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh và hướng đến phát triển bền vững. Việc chuẩn bị sớm sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ tuân thủ quy định của EU mà còn gia tăng cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu. Chủ động đánh giá lượng phát thải, đầu tư công nghệ sạch và minh bạch dữ liệu là chìa khóa để vượt qua CBAM và duy trì lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng quốc tế.

 

Tin khác

Chứng nhận hợp quy Xi măng Poóc lăng | Hướng dẫn quy trình chi tiết

Chứng nhận hợp quy xi măng Poóc lăng là quá trình tổ chức chứng nhận được chỉ...

Chứng nhận hợp chuẩn gạch xi măng lát nền TCVN 6065:1995

Chứng nhận hợp chuẩn gạch xi măng lát nền theo TCVN 6065:1995 là quá trình...

Chứng nhận hợp quy ván ghép thanh | Hướng dẫn theo QCVN 16:2023/BXD

Chứng nhận hợp quy ván ghép thanh là quá trình đánh giá, kiểm tra và cấp...

Chứng nhận hợp quy thuốc thú y | 05 nội dung cần biết

Chứng nhận hợp quy thuốc thú y là hoạt động cấp chứng chỉ xác nhận chất...

Thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh năm 2025 | Hướng dẫn chi tiết

Nhằm giúp doanh nghiệp nhập khẩu đúng quy định pháp luật, bài viết này sẽ...

Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng tại nước ngoài theo TT 10/2024/TT-BXD

Cập nhật quy định mới về chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng tại nước ngoài...

Hướng dẫn lập báo cáo tình hình sử dụng năng lượng năm 2025

Báo cáo tình hình sử dụng năng lượng là trách nhiệm pháp lý của các cơ sở sử...

Chứng nhận hợp chuẩn kính dán an toàn nhiều lớp | Hỗ trợ toàn quốc

Chứng nhận hợp chuẩn kính dán an toàn nhiều lớp theo TCVN 7364-1:6:2018 là...

Chứng nhận hợp quy gạch đá ốp lát tại Ấn Độ | Tư vấn từ A-Z

Các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu vật liệu xây dựng từ Ấn Độ cần phải thực...

7 Công cụ IE trong cải tiến hiệu suất sản xuất | Phải biết

Trong lĩnh vực Kỹ thuật Công nghiệp (Industrial Engineering – IE), không có...