ĐTM là gì? Các quy định về đánh giá tác động môi trường

Đánh giá tác động môi trường là thủ tục bắt buộc đối với các doanh nghiệp có nhu cầu bắt đầu hoặc cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo quy định pháp luật Việt Nam. ĐTM là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường. Vậy ĐTM là gì và có những quy định, thủ tục nào doanh nghiệp cần lưu ý. Mọi thắc mắc sẽ được Vinacontrol CE cung cấp dưới đây.

Nguồn: Kênh Youtube Kỹ sư xây dựng, QLDA, thi công

1. ĐTM là gì?

ĐTM là báo cáo đánh giá tác động môi trường (tiếng Anh là EIA: Environmental Impact Assessment). ĐTM thể hiện các nội dung liên quan đến việc phân tích, dự báo những tác động của dự án đầu tư cụ thể đến môi trường và những biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. Nội dung định nghĩa này được thể hiện rõ trong khoản 23 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014.

Mục tiêu của đánh giá tác động môi trường là để hỗ trợ hiệu quả công tác kiểm soát của các cơ quan chức năng về tình hình hoạt động của doanh nghiệp đối với môi trường như thế nào. Qua đó đưa ra những giải pháp kịp thời nếu công ty thải ra chất chất thải có tương tác xấu tới môi trường, bảo vệ sự trong lành của môi trường và đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tiến hành lập ĐTM – báo cáo đánh giá tác động môi trường dựa theo các căn cứ pháp lý sau:

  • Luật bảo vệ môi trường 2014;
  • Văn bản hợp nhất 11/VBHN-BTNMT năm 2019 hợp nhất Nghị định quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

 

 Báo cáo đánh giá tác động môi trường

ĐTM là báo cáo đánh giá tác động môi trường (tiếng Anh là EIA: Environmental Impact Assessment)

✍ Xem thêm: Trách nhiệm xã hội là gì? Lợi ích nào cho doanh nghiệp 

2. Các đối tượng cần đánh giá tác động môi trường

Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 11/VBHN-BTNMT thì đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục II Nghị định này, cụ thể là các đơn vị tiến hành các dự án gồm:

  • Các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
  • Dự án sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử, khu di sản,….
  • Nhóm các dự án về xây dựng;
  • Nhóm các dự án về sản xuất vật liệu xây dựng;
  • Nhóm các dự án về giao thông;
  • Nhóm các dự án về năng lượng, phóng xạ, điện tử;
  • Nhóm các dự án về thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt;
  • Nhóm các dự án  về khai thác, chế biến khoáng sản; khai thác tài nguyên nước;
  • Nhóm các dự án về dầu khí;
  • Nhóm các dự án xử lý, tái chế chất thải;
  • Nhóm các dự án về cơ khí, luyện kim;
  • Nhóm các dự án về chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ;
  • Nhóm các dự án về sản xuất, chế biến thực phẩm;
  • Nhóm các dự án về chế biến nông sản;
  • Nhóm các dự án về chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi;
  • Nhóm các dự án về sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật;
  • Nhóm các dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo;
  • Nhóm các dự án về sản xuất giấy và văn phòng phẩm;
  • Nhóm các dự án về dệt nhuộm và may mặc;
  • Nhóm các dự án khác có nguy cơ tác động xấu tới môi trường.

✍ Xem thêm: Tư vấn  ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường | Tư vấn miễn phí

3. Tại sao cần phải lập ĐTM?

Việc lập ĐTM – báo cáo đánh giá tác động môi trường được coi là công cụ quản lý có tính chất phòng ngừa, giúp chọn phương án tốt để dự án hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường

  • Thứ nhất, đáp ứng các yêu cầu, điều kiện trong các quy định pháp luật về Môi trường
  • Thứ hai, tránh các xử phạt hành chính thậm chí hình sự đối với hành vi vi phạm các quy định tại Luật Môi trường
  • Thứ ba, thể hiện, khẳng định doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện trách nhiệm xã hội, quan tâm đến các vấn đề môi trường bền vững và sức khỏe cộng đồng
  • Thứ tư, Là một phần điều kiện bắt buộc để dự án của doanh nghiệp được phê duyệt tại địa phương, khu vực
  • Thứ năm, đảm bảo tính hợp pháp trong hoạt động xây dựng, phát triển dự án của doanh nghiệp

 

Doanh nghiệp bị phạt do không thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường

Doanh nghiệp bị xử phạt do thiếu báo cáo đánh giá tác động môi trường 

4. Thủ tục lập ĐTM - báo cáo đánh giá tác động môi trường

Doanh nghiệp lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM theo các bước dưới đây:

► Bước 1: Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn.

► Bước 2: Điều tra, khảo sát, thu nhập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế – xã hội.

► Bước 3: Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án.

► Bước 4: Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án.

► Bước 5: Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án.

► Bước 6: Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn. Xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu nhập, đánh giá nhanh.

► Bước 7: Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường – xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án.

► Bước 8: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án.

► Bước 9: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường.

► Bước 10: Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.

► Bước 11: Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQVN phường, xã, thị trấn nơi thực hiện dự án.

► Bước 12: Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn UBND từng cấp tùy lĩnh vực của dự án theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 11/VBHN-BTNMT.

Đánh giá tác động môi trường trong thực tế

Công tác đánh giá tác động môi trường trên thực tiễn 

✍ Xem thêm: Quan trắc môi trường lao động tại doanh nghiệp| Thông tin chi tiết

5. Nội dung chính của ĐTM

Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Điều 22 Luật bảo vệ môi trường. Một số nội dung quy định cụ thể như sau:

  • Các biện pháp xử lý chất thải, gồm:
  • Đánh giá giải pháp và lựa chọn phương án công nghệ xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
  • Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng, vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành;
  • Chương trình quản lý và giám sát môi trường được thực hiện trong giai đoạn thi công xây dựng dự án; dự kiến chương trình quản lý và quan trắc môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành;
  • Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường gồm: Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án;
  • Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định; kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác phục vụ giai đoạn vận hành của dự án;…

Cấu trúc và nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 11/VBHN-BTNMT.

 

Trên đây là những thông tin về các quy định và thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động ĐTM. Vinacontrol CE hân hạnh là người đồng hành tin cậy với doanh nghiệp và đối tác trên con đường phát triển bền vững, lớn mạnh. 

*Đây là bài cung cấp thông tin Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này.

Tin khác

Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV | Hỗ trợ từ A-Z

Kiểm định tủ tiệt trùng tia UV là quá trình đánh giá và xác nhận hiệu suất,...

Hiệu chuẩn máy quang phổ | Hướng dẫn quy trình chi tiết

Hiệu chuẩn máy quang phổ là quá trình kiểm tra, điều chỉnh và đưa thiết bị về...

Hiệu chuẩn máy xét nghiệm máu lắng | An toàn – Hiệu quả

Hiệu chuẩn máy xét nghiệm máu lắng là hoạt động kiểm tra, đo lường lường...

Hiệu chuẩn máy đo độ pH | Quy trình từ A-Z

Hiệu chuẩn máy đo pH là quá trình thao tác kỹ thuật nhằm xác định, thiết lập...

Kiểm định tời tay có tải | Uy tín – Chất lượng

Kiểm định tời tay có tải là quy trình kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động...

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện | Quy trình từ A-Z

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện theo QCVN 4:2009/BKHCN là quá trình đánh giá...

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng theo TCVN 8819:2011

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng là quá trình đánh giá chất lượng bê...

Chứng nhận hợp quy ống cách điện có chứa bọt | Tiết kiệm

Chứng nhận hợp quy ống cách điện chứa bọt theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN...

Hiệu chuẩn cân điện tử | Hỗ trợ toàn quốc

Hiệu chuẩn cân điện tử là quá trình kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh cân điện...

Quy định đo điện trở tiếp địa chống sét tại Việt Nam | Chú ý

Đo điện trở tiếp địa là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn điện...