Trách nhiệm xã hội là gì? Lợi ích nào cho doanh nghiệp

Phát triển bền vững là yêu cầu quan trọng xuyên suốt trong quá trình phát triển của doanh nghiệp gắn với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của mình. Bài viết giải thích khái niệm trách nhiệm xã hội là gì và những cơ hội, lợi ích và thách thức trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

 

1. Trách nhiệm xã hội là gì?

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (viết tắt CSR - Corporate social responsibility) là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào phát triển bền vững, thông qua việc cải thiện đời sống người lao động, cộng đồng và xã hội, tạo ra lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hội.

CSR còn là 1 yếu tố quan trọng như những yếu tố truyền thống khác như chi phí, chất lượng và giao hàng trong kinh doanh. Ngoài ra đây cũng là việc các doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm tới các vấn đề xã hội và vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động của mình gắn với phát triển bền vững.

 

Trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 

✍ Xem thêm: Đào tạo ISO 45001 | Xây dựng hệ thống quản lý sức khỏe nghề nghiệp 

2. Tính chất trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Khi cạnh tranh ngày càng gay gắt, những yêu cầu, đòi hỏi từ khách hàng ngày càng cao và do vậy, xã hội cũng có cái nhìn ngày càng khắt khe hơn đối với doanh nghiệp về bổn phận, trách nhiệm trước cộng đồng.

Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ không chỉ những chuẩn mực về bảo đảm sản xuất, kinh doanh phải có lợi nhuận, mà còn cả những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, về thực hiện bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi của người lao động, quyền lợi đào tạo và phát triển của nhân viên, tham gia góp phần phát triển cộng đồng...

Như vậy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ người sản xuất, tiếp thị, tiêu thụ, tiêu dùng đến các nhà cung ứng; từ đội ngũ cán bộ, nhân viên cho đến các cổ đông của doanh nghiệp.

Về cơ bản, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm:

  • Trách nhiệm về kinh tế;
  • Trách nhiệm về pháp lý;
  • Trách nhiệm về môi trường;
  • Trách nhiệm về đạo đức;
  • Trách nhiệm nhân văn, từ thiện.

Việc thực hiện các trách nhiệm đó được thể hiện trên các phương diện: Thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi; Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, bình đẳng trong đối xử với người lao động; Thực hiện tốt vấn đề an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; Thực hiện tốt vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Tham gia các hoạt động từ thiện, trợ giúp xã hội.

Tính chất quan trọng đối với trách nghiệm xã hội doanh nghiệp

Tính chất quan trọng đối với trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 

✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 - Hệ thống quản lý chất lượng áp dụng cho mọi doanh nghiệp 

3. Lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội?

   3.1 Với các đối tượng có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

  - Với người lao động: Phần lớn người lao động yêu thích công việc của mình do điều kiện lao động tốt và chế độ lương thưởng hợp lý, nên ngoài việc quan tâm tới vấn đề trả lương xứng đáng, đúng quy định, không phân biệt đối xử, họ còn quan tâm tới việc doanh nghiệp có chính sách đãi ngộ và đào tạo tốt và có môi trường làm việc thuận lợi không?

Đây cũng chính là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động. Những điều kiện cơ bản này, dù đơn giản nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có ý thức trong việc thực hiện được. Doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu này cũng đồng nghĩa với việc họ tạo ra được một đội ngũ lao động trung thành, gắn bó, yêu thích công việc, tự hào về hình ảnh doanh nghiệp và quyết tâm làm việc vì lợi ích chung của doanh nghiệp.

  - Với các cổ đông: Trọng tâm trong trách nhiệm của doanh nghiêp đối với cổ đông là công bố thông tin minh bạch, điều hành công ty hiệu quả và sử dụng nguồn vốn hợp lý. Công bố thông tin minh bạch, điều hành công ty hiệu quả, sử dụng vốn hợp lý để tạo ra giá trị gia tăng là điều cần phải làm đối với bất kỳ doanh nghiệp nào vì sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp. Có như thế, mới tạo ra được niềm tin cho nhà đầu tư, cũng như giảm thiểu được những mâu thuẫn lợi ích trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

   - Đối với khách hàng: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thể hiện ở việc bán sản phẩm thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng, giá cả hợp lý, giao hàng đúng hẹn và an toàn cho sử dụng... Khi doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với khách hàng họ sẽ hiểu khách hàng hơn, nắm bắt được những nhu cầu của khách hàng, từ đó doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh về sản phẩm. Bên cạnh đó, việc hiểu khách hàng của mình cần gì và tạo ra được sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ, doanh nghiệp sẽ gây được thiện cảm, hấp dẫn, thu hút và giữ chân được những khách hàng trung thành và từng bước mở rộng thị phần.

  - Đối với cộng đồng: Nhiệm vụ trước hết là bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và sau đó là công tác xã hội, nhân đạo, từ thiện. Các khoản đầu tư xanh là vấn đề đang được quan tâm của nhiều nước, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, biến đổi khí hậu và các vấn đề xã hội ngày nay là trách nhiệm của tất cả mọi người, trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp. Doanh nghiệp bảo vệ môi trường, ngoài việc thực hiện trách nhiệm trong việc tuân thủ các quy định của Nhà nước, thì các doanh nghiệp cũng sẽ giảm được phí tổn khác trong việc bồi thường, khắc phục hậu quả do mình gây ra.

Đồng hành cùng phát triển trên con đường hồi nhập quốc tế 

Đồng hành cùng phát triển trên con đường hồi nhập quốc tế 

✍ Xem thêm: Cấp giấy chứng nhận ISO 14001 hệ thống quản lý môi trường 

   3.2 Đối với doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội

Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã góp phần vào việc tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp thông qua việc giảm chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhờ vào việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch. Đi kèm với những lợi ích về kinh tế, các doanh nghiệp này cũng xây dựng được một hình ảnh tốt đẹp trong mắt cộng đồng, khách hàng, đạt được sự thỏa mãn và trung thành từ khách hàng, thu hút thêm nhiều người lao động lành nghề và nhân tài cho doanh nghiệp của mình.

Ngoài ra, quản lý nguồn nhân lực hiệu quả cũng góp phần cắt giảm chi phí và nâng cao năng suất lao động. Định vị và khác biệt hóa thương hiệu - Đây là điều mà các doanh nghiệp đều quan tâm và được xem là một trong những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp khi quyết định thực hiện trách nhiệm xã hội.

Tiêu chuẩn ISO 26000 - Về trách nghiệm xã hội cho doanh nghiệp

Tiêu chuẩn ISO 26000 - Về trách nhiệm xã hội cho doanh nghiệp 

✍ Xem thêm: Đào tạo an toàn lao động nhóm 5 | Thực hiện theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP

4. ISO 26000 – Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội cho doanh nghiệp

Tiêu chuẩn ISO 26000 là tiêu chuẩn cung cấp những hướng dẫn thay vì yêu cầu, do đó, tiêu chuẩn này không thể được cũng như không thích hợp cho mục đích chứng nhận, điều này không giống như một số tiêu chuẩn ISO nổi tiếng khác.

Thay vào đó, tiêu chuẩn này giúp làm rõ trách nhiệm xã hội là gì, giúp các doanh nghiệp và tổ chức chuyển các nguyên tắc thành hành động hiệu quả và chia sẻ các thực tiễn tốt nhất liên quan đến trách nhiệm xã hội trên toàn cầu. Tiêu chuẩn này dành cho tất cả các loại hình tổ chức bất kể hoạt động, quy mô hoặc vị thế.

 

Trên đây, Vinacontrol CE cung cấp thông tin chi tiết nhất về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và tiêu chuẩn ISO 26000 hướng dẫn áp dụng trách nhiệm xã hội cho doanh nghiệp. Nếu thấy hữu ích đừng ngần ngại chia sẻ cho nhiều doanh nghiệp như bạn biết đến. Quý doanh nghiệp cần tư vấn hãy liên hệ qua hotline dịch vụ miễn phí 1800.6083 hoặc email vnce@vnce.vn để được tư vấn chi tiết.

Tin khác

Chứng nhận SBP là gì? Chương trình sinh khối bền vững

Chương trình Sinh khối Bền vững (SBP - Sustainable Biomass Program) được...

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...