ISO 26000 là gì? Hướng dẫn chi tiết triển khai áp dụng
Hoạt động kinh doanh bền vững chính là việc cung cấp sản phẩm dịch vụ thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng trên nền tảng bảo vệ môi trường, và hoạt động dựa trên trách nhiệm với xã hội. Để có thể xây dựng nền tảng này, sự hiểu biết của doanh nghiệp về ISO 26000 là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt được nhiều thông tin về tiêu chuẩn hơn. Vinacontrol CE sẽ cung cấp các nội dung liên quan đến ISO 26000 như sau.
1. ISO 26000 là gì?
1.1 Tiêu chuẩn ISO 26000
ISO 26000 là một tiêu chuẩn quốc tế được ban hành bởi Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) liên quan đến việc hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng và hiện thực trách nhiệm xã hội một cách hiệu quả. Tiêu chuẩn này bao gồm các hướng dẫn tự nguyện, và không có yêu cầu về một hệ thống quản lý đạt chuẩn cụ thể
ISO 26000 là tiêu chuẩn hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng và hiện thực trách nhiệm xã hội một cách hiệu quả
✍ Xem thêm: Doanh nghiệp nào bắt buộc phải chứng nhận ISO 14001 về quản lý môi trường? Lưu ý
1.2 Đối tượng áp dụng ISO 26000
Mọi tổ chức bất kể loại hình, quy mô, lĩnh vực hoạt động đều có thể áp dụng tiêu chuẩn này. ISO 26000 phù hợp với tất cả các tổ chức doanh nghiệp có nhu cầu làm tốt các hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội.
1.3 ISO 26000 sẽ giúp các tổ chức như thế nào?
ISO 26000 đã chắt lọc sự hiểu biết có liên quan mang tính toàn cầu về trách nhiệm xã hội là gì và các tổ chức cần làm gì để thực hiện trách nhiệm xã hội. Tiêu chuẩn ISO 26000 bổ sung, mở rộng sự hiểu biết và thực thi trách nhiệm xã hội cho doanh nghiệp bằng cách:
Phát triển sự đồng thuận mang tính quốc tế và đưa ra các nội dung để các tổ chức hiểu Trách nhiệm xã hội là gì và cần làm gì. Đại diện của chính phủ, tổ chức phi chính phủ, ngành công nghiệp, các nhóm người tiêu dùng và các tổ chức lao động trên khắp thế giới đã tham gia vào sự phát triển của tiêu chuẩn này, điều đó thể hiện sự đồng thuận quốc tế;
Đưa ra các phương pháp hay nhất, tốt nhất đã thực hiện và phổ biến thông tin rộng khắp vì lợi ích của cộng đồng;
Đưa ra hướng dẫn về:
- Khái niệm, điều kiện và điều khoản liên quan đến trách nhiệm xã hội;
- Nền tảng, xu hướng và đặc điểm của trách nhiệm xã hội;
- Các nguyên tắc và thực hành liên quan đến trách nhiệm xã hội;
- Các đối tượng và vấn đề cốt lõi liên quan đến trách nhiệm xã hội;
- Tích hợp, thực hiện và thúc đẩy cách hành xử trách nhiệm xã hội thông qua tổ chức và các chính sách cũng như hoạt động của tổ chức trong phạm vi ảnh hưởng của nó;
- Xác định và lôi cuốn sự tham gia của các bên liên quan;
- Thông tin những cam kết, việc thực hiện và thông tin khác liên quan đến trách nhiệm xã hội.
Xây dựng nền tảng phát triển bền vững cho doanh nghiệp với ISO 26000
✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 thế nào? Doanh nghiệp cần biết để áp dụng thành công
2. Mục tiêu của hệ thống ISO 26000
Những nhà lãnh đạo có tầm nhìn sẽ thấy rằng thành công lâu dài phải được xây dựng dựa trên những hoạt động kinh doanh đáng tin cậy và ngăn ngừa các hành vi như gian lận về kế toán và bóc lột lao động. Và những gì được nhà lãnh đạo có tầm nhìn nhận ra chính là một trong các mục tiêu lớn của ISO 26000.
Mục tiêu mấu chốt của ISO 26000 chính là đóng góp vào sự phát triển bền vững toàn cầu bằng cách nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội và khuyến khích doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội. Từ đó, cải thiện, tác động tích cực tới các đối tượng bao gồm: người lao động, môi trường tự nhiên, cộng đồng dân cư,…
✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 45001| Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp
3. Nội dung của tiêu chuẩn ISO 26000
Nội dung của ISO 26000 được cấu trúc như sau:
Lời mở đầu
Giới thiệu
1. Phạm vi
2. Điều khoản
3. Hiểu biết về trách nhiệm xã hội
4. Các nguyên tắc về trách nhiệm xã hội
- Trách nhiệm giải trình
- Minh bạch
- Hành vi đạo đức
- Tôn trọng lợi ích của các bên liên quan
- Tôn trọng nguyên tắc pháp quyền
- Tôn trọng các chuẩn mực hành vi quốc tế
- Tôn trọng quyền con người
5. Nhận biết về trách nhiệm xã hội và việc tham gia của các bên liên quan
6. Hướng dẫn về các đối tượng chính của trách nhiệm xã hội
7. Hướng dẫn về việc tích hợp trách nhiệm xã hội thông qua một tổ chức
Phụ lục A – Các ví dụ về những sáng kiến và công cụ mang tính tự nguyện về trách nhiệm xã hội.
Phụ lục B – Các khái niệm viết tắt.
Nội dung của tiêu chuẩn ISO 26000
✍ Xem thêm: Tải trọn bộ tài liệu TCVN ISO 26000 PDF miễn phí
4. Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 26000
Với ISO 26000, doanh nghiệp sẽ nhận được các lợi ích sau:
- Tăng thêm sự uy tín và hình ảnh của công ty;
- Xây dựng các nguyên tắc và thực hành liên quan đến trách nhiệm xã hội;
- Có cam kết rõ ràng hơn về lợi ích, tiêu chuẩn để có thể tìm kiếm thêm được các nhân viên đủ năng lực;
- Thúc đẩy cách hành xử trách nhiệm xã hội thông qua thực thi và ban hành chính sách cũng như các hoạt động tại tổ chức trong phạm vi ảnh hưởng của nó;
- Tạo môi trường làm việc lành mạnh và công bằng;
- Đáp ứng được các yêu cầu của thị trường;
- Tuân thủ hiệu quả các quy định pháp luật về vấn đề kinh doanh, môi trường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, lao động,… trên thế giới;
- Xây dựng nền tảng kinh doanh bền vững, bước đệm để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ;
- Đạt được kết quả theo mục tiêu và cải tiến hiệu quả;
- Thúc đẩy cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ, tiềm năng lợi nhuận.
Đạt được kết quả theo mục tiêu và cải tiến hiệu quả khi triển khai áp dụng ISO 26000
5. Hướng dẫn triển khai ISO 26000
► Bước 1: Thành lập Ban Trách nhiệm xã hội ( Social Performance team –SPT)
► Bước 2: Người đại diện cho nhân viên
Người đại diện cho nhân viên về trách nhiệm xã hội do chính họ đề cử
► Bước 3:Lãnh đạo phê duyệt
Lãnh đạo cao nhất phê duyệt chính sách dưới dạng văn bản
► Bước 4: Xây dựng chính sách
Công khai truyền đạt chính sách trách nhiệm xã hội, cam kết và quyền lợi liên quan
► Bước 5: Phổ biến ISO 26000
Những yêu cầu ISO 26000 được biết và thấu hiểu trong toàn bộ tổ chức
► Bước 6: Xác định rõ Vai trò, trách nhiệm và cấp bậc của tổ chức
► Bước 7: Huấn luyện/đào tạo các vấn đề cơ bản về trách nhiệm xã hội cho các thành viên
Mỗi một nhân viên phải được huấn luyện/đào tạo các vấn đề cơ bản về trách nhiệm xã hội, tần suất thực hiện phù hợp tùy thuộc vào mức độ tiếp thu của nhân viên.
► Bước 8: Đánh giá nội bộ
Tiến hành thường xuyên đánh giá nội bộ mức độ thấu hiểu và tuân thủ và các cuộc xem xét và những hành động cần thiết từ lãnh đạo cấp cao phải được thực hiện.
► Bước 9: Xem xét và hành động từ lãnh đạo cấp cao
► Bước 10: Hành động khắc phục và phòng ngừa phải
Những hoạt động khắc phục và phòng ngừa phải được thực hiện kịp thời.
► Bước 11: Duy trì hồ sơ
Duy trì các hồ sơ để chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu tiêu chuẩn.
✍ Xem thêm: Đào tạo nhận thức & đánh giá nội bộ ISO| Thông tin khóa học chi tiết
Kết Luận
ISO 26000 là tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội không bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng hai tiêu chuẩn này giúp các tổ chức, doanh nghiệp thể hiện được trách nhiệm với xã hội, người lao động, môi trường… và tuân thủ đạo đức kinh doanh.
*Đây là bài cung cấp thông tin Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này.
Tin khác