Doanh nghiệp nào bắt buộc phải áp dụng ISO 14001? Tìm hiểu ngay

Theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường. Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, dịch vụ đã đi vào hoạt động thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bắt buộc phải áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001. Bài viết dưới đây liệt kê danh mục loại hình sản xuất có yêu cầu đáp ứng tiêu chuẩn quản lý môi trường.

 

1. Danh sách doanh nghiệp cần có chứng nhận ISO 14001?

Tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định các tổ chức, đơn vị, cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ đã đi vào hoạt động thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bắt buộc phải có hệ thống quản lý môi trường theo TCVN ISO 14001. Bao gồm:

1. Khai thác, làm giàu quặng khoáng sản độc hại;

2. Luyện kim; tinh chế, chế biến khoáng sản độc hại; phá dỡ tàu biển;

3. Sản xuất giấy, bột giấy, ván sợi (MDF, HDF);

4. Sản xuất hóa chất, phân bón hóa học (trừ loại hình phối trộn); thuốc bảo vệ thực vật hóa học; 

5. Nhuộm (vải, sợi), giặt mài; 

6. Thuộc da; 

7. Lọc hóa dầu; 

8. Sản xuất pin, ắc quy; 

9. Nhiệt điện than, sản xuất than cốc, khí hóa than, điện hạt nhân; 

10. Xử lý, tái chế chất thải; sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;

11. Có công đoạn xi mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất; 

12. Sản xuất pin, ắc quy; 

13. Sản xuất clinker;

14. Chế biến mủ cao su; 

15. Chế biến tinh bột sắn; bột ngọt; bia, rượu, cồn công nghiệp;

16. Chế biến mía đường; 

17. Chế biến thủy sản, giết mổ gia súc, gia cầm;

18. Sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử.

Hệ thống quản lý môi trường cho doanh nghiệp - ISO 14001

Hệ thống quản lý môi trường cho doanh nghiệp - ISO 14001 

✍ Xem thêm: Tư vấn ISO 14001 - Chứng nhận hệ thống quản lý môi trường | Tối ưu chi phí 

2. Khái quát tiêu chuẩn ISO 14001?

Tiêu chuẩn ISO 14001 là bộ tiêu chuẩn được ban hành bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) nhằm giúp các doanh nghiệp tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật, quy định cũng như giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, các chính sách môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững cho toàn cầu. Hay nói cách khác ISO 14001 là một khung chuẩn cho các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp chứng minh những cam kết của mình về các vấn đề môi trường như:

  • Giảm những tác động xấu tới môi trường;

  • Đưa ra các minh chứng về việc cải tiến liên tục trong quản lý môi trường.

Giấy chứng nhận ISO 14001 là minh chứng cho sự lỗ lực phấn đấu của doanh nghiệp và đây cũng là cam kết của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong việc giảm lượng rác thải và tái chế các nguyên vật liệu khi cần thiết. Tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp sẽ thấy được lợi ích không chỉ trong việc tiết kiệm chi phí mà còn trong việc bỏ thầu mới.

Tiêu chuẩn ISO 14001 về quản lý môi trường

Tiêu chuẩn ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường 

 ✍ Xem thêm: Giấy chứng nhận ISO 14001 | Quy trình cấp giấy chứng nhận 

3. Lợi ích nào cho doanh nghiệp có chứng nhận ISO 14001?

► Đáp ứng yêu cầu về mặt pháp lý 

Nếu doanh nghiệp của bạn không muốn bị các cơ quan chức năng phạt nặng thì tốt hơn hết là nên xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Đây là minh chứng giúp đảm bảo doanh nghiệp đã tuân thủ đúng theo các yêu cầu của pháp luật quy định. Đồng thời, việc áp dụng ISO 14001 cũng là công cụ thể hiện rằng đơn vị đó rất chú trọng đến khía cạnh bảo vệ môi trường. 

► Giảm phế phẩm, giảm chi phí và giá thành sản phẩm

Việc ban hành những quy trình hướng dẫn công việc khiến cho tất cả các nhân viên có liên quan đều phải đọc và làm theo những quy trình, hướng dẫn công việc đó, đặc biệt là trong công việc có độ phức tạp cao và đòi hỏi sự kết hợp làm việc của các phòng/ban với nhau. Kết quả là, quy trình làm việc theo 1 hệ thống giảm thiểu các chi phí phát sinh giúp tiết kiệm quá trình sản xuất.

► Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, nâng cao năng suất

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 giúp công việc được kiểm soát và quản lý chặt chẽ, năng lực của nhân viên đồng đều và không ngừng được nâng lên, do đó chất lượng sản phẩm và năng suất ngày một được nâng lên.

► Nâng cao hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp 

Giữa một doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận ISO 14001 với một doanh nghiệp chưa được cấp thì khách hàng và đối tác có xu hướng lựa chọn đơn vị đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001. Vì trong tiềm thức của họ, đây là một đơn vị có phong cách làm việc chuyên nghiệp, đồng thời những sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp ra thị trường đều có chất lượng tốt.

► Tạo cơ hội quảng bá sản phẩm thị trường quốc tế 

Giấy chứng nhận ISO 14001 là điều kiện hết sức thuận lợi giúp doanh nghiệp đưa quảng bá, đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế. Vinacontrol CE - Tổ chức đánh giá cấp giấy chứng nhận ISO 14001 có hiệu lực quốc tế đem lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp.

► Cải tiến quy trình 

Việc nâng cao nhận thức của toàn bộ nhân viên trong đơn vị là vấn đề rất quan trọng. Một khi các nhân viên nắm rõ được quyền hạn, trách nhiệm của mình thì họ sẽ thực hiện công việc theo đúng quy trình trơn tru hơn, góp phần tiết kiệm thời gian hơn. Bất cứ nhân viên nào cũng có thể đưa ra những ý kiến đóng góp để cải tiến quy trình giúp giảm tác động đến môi trường cũng như giúp hệ thống diễn ra trôi chảy và hiệu quả hơn.

Giấy chứng nhận ISO 14001 tại Vinacontrol CE 

Giấy chứng nhận ISO 14001 tại Vinacontrol CE 

Trên đây, Vinacontrol CE giới thiệu quý doanh nghiệp danh sách các tổ chức cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 theo quy định của Nhà nước, mọi thông tin tư vấn về giấy chứng nhận ISO 14001 hãy liên hệ hotline miễn cước 1800.6083 hoặc email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ tốt nhất.

Tin khác

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...

Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu | Uy tín – Chất lượng

Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận...