Thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản | Quy định mới nhất
Hoạt động nhập khẩu thức ăn thủy sản được Nhà nước quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Đòi hỏi các doanh nghiệp nhập khẩu cần thiết tiến hành thủ tục nhập khẩu theo đúng quy định pháp luật. Bởi vậy, để nhập khẩu thức ăn thủy sản hiệu quả, các doanh nghiệp cần lưu ý nắm rõ những nội dung dưới đây.
1. Chính sách nhập khẩu thức ăn thủy sản
Thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản được quy định trong những văn bản pháp lý sau đây:
- Nghị định 187/2013/NĐ-CP;
- Nghị định số 77/2016/NĐ-CP;
- Thông tư số 28/2017/TT-BNNPTNT;
- Thông tư 38/2015/TT-BTC; sửa đổi bổ sung Thông tư 39/2018/TT-BTC;
- Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT; sửa đổi bổ sung Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT;
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP;
- Công văn 6313/TB-TCHQ;
- Nghị định 15/2022/NĐ-CP;
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP;
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
Theo những văn bản pháp luật ở trên thì thức ăn thủy sản không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi làm thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản thì cần phải lưu ý những điểm sau:
- Thức ăn thủy sản muốn nhập khẩu phải làm công bố lưu hành sản phẩm;
- Thức ăn cho cá cảnh, vật nuôi cảnh phải làm kiểm dịch động vật;
- Thức ăn thủy sản khi nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng;
- Thuế GTGT của thức ăn thủy sản là 0%.
Lấy mẫu kiểm tra thức ăn thủy sản nhập khẩu
✍ Xem thêm : Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi nhập khẩu | Hỗ trợ thủ tục công bố
2. Mã HS thức ăn thủy sản nhập khẩu
Tra cứu mã hs là công việc rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản. Mã hs là dãy số được quy ước cho từng mặt hàng cụ thể trên toàn thế giới. Mã hs giữa các quốc gia cho một mặt hàng thường giống nhau ít nhất từ 4 đến 6 số đầu. Vì thế khi nhập khẩu thức ăn thủy sản thì nên tham khảo mã hs của người bán hàng cung cấp.
Bảng tổng hợp một số mã hs thức ăn thủy sản. Mời Quý vị tham khảo bảng bên dưới.
Mô tả |
Mã hs |
Thuế NK ưu đãi (%) |
THỨC ĂN THỦY SẢN |
|
|
Mã hs thức ăn cho tôm. |
23099013 |
0% |
Mã hs thức ăn chăn nuôi khác. |
23099019 |
3% |
CHẤT BỔ TRỢ THỨC ĂN |
|
|
Mã hs chất tổng hợp, chất bổ sung thức ăn hoặc phụ gia thức ăn. |
23099020 |
0% |
Mã hs thức ăn chăn nuôi loại khác |
23099090 |
0% |
Mã hs thức ăn thủy sản được phân vào nhóm 2309. Thuế nhập khẩu của thức ăn thủy sản từ 0%- 3%. Thức ăn thủy sản thuộc đối tượng miễn thuế VAT hàng nhập khẩu, theo công văn số: 1165/TCT-CS, Ngày 05/04/2018. Mức thuế nhập khẩu trên đây là thuế ưu đãi, ngoài ra còn có thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Mức thuế ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia vùng lãnh thổ mà Việt Nam có ký hiệp định thương mại.
Xác định đúng mã hs rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản. Việc xác định sai mã hs sẽ mang lại những rủi ro nhất định cho Quý vị như:
- Chịu phạt do khai sai mã hs theo nghị định 128/2020/NĐ-CP;
- Trong trường hợp phát sinh thuế nhập khẩu thì sẽ đối mặt với mức phát ít nhất là 2,000,000 VND và cao nhất là mức phạt gấp 3 lần số thuế.
Mã hs thức ăn thủy sản được phân vào nhóm 2309
3. Các loại thuế nhập khẩu thức ăn thủy sản
Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành với nhà nước. Thuế nhập khẩu thức ăn thủy sản có hai loại đó là thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu. Quý vị có thể tham khảo cách tính thuế nhập khẩu theo cách bên dưới:
Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức:
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.
Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức :
Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x % thuế suất GTGT
Theo các tính trên có thể thấy thuế nhập khẩu của thức ăn thủy sản phụ thuộc vào thuế suất nhập khẩu. Thuế suất nhập khẩu được quyết định bởi mã hs thức ăn thủy sản được chọn.
Ngoài mức thuế ưu đãi, thì còn có mức thuế ưu đãi đặc biệt. Mức thuế suất ưu đãi đặc biệt thường là 0% áp dụng cho hàng hóa được nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có ký hiệp định thương mại như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Chi Lê, Châu Âu, Úc, Ấn Độ và các nước Asean. Để được áp mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì lô hàng đó phải có chứng nhận xuất xứ hay còn gọi là C/O.
Thuế nhập khẩu thức ăn thủy sản có hai loại đó là thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu
✍ Xem thêm : Chứng nhận ISO 9001 cho doanh nghiệp nhập khẩu | Hiệu quả - Uy tín
4. Thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản
4.1 Kiểm dịch động vật
Kiểm dịch động thực vật cho thức ăn cho cá cảnh, vật nuôi cảnh phải làm kiểm dịch động vật. Đối với thức ăn có thành phần chứa sản phẩm từ động vật thì sẽ tiến hành kiểm dịch động vật. Đối với thức ăn có nguồn gốc từ thực vật sẽ kiểm dịch thực vật.
Quy trình kiểm dịch động thực vật cho thức ăn thủy sản gồm những bước sau:
► Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và đăng ký kiểm dịch
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch gồm những chứng từ sau:
- Phyto certificate (đối với thực vật);
- Health certificate (đối với động vật);
- Hợp đồng thương mại;
- Hóa đơn thương mại;
- Vận đơn;
- Danh sách đóng gói;
- Tiêu chuẩn cơ sở;
- Giấy phép kiểm dịch;
- Đơn đăng ký kiểm dịch theo mẫu.
Sau khi có bộ hồ sơ kiểm dịch thì có thể đến đăng ký kiểm dịch tại các Chi cục trực thuộc. Cơ quan kiểm dịch sẽ xem xét hồ sơ và thông báo cán bộ phụ trách lấy mẫu và thời gian lấy mẫu để doanh nghiệp chuẩn bị.
► Bước 2: Lấy mẫu
Doanh nghiệp sẽ giữ liên lạc với cán bộ kiểm dịch để tiến hành lấy mẫu theo quy định. Việc lấy mẫu kiểm dịch phải được tiến hành ngay tại của khẩu, cảng. Để có thể lấy mẫu cần phải có sự xác nhận từ phía hải quan mới được phép lấy mẫu.
► Bước 3: Nhận kết quả kiểm tra mẫu
Sau khi lấy mẫu thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra dịch tễ đối với hàng hóa. Để xác định xem hàng hóa có đủ tiêu chuẩn được phép nhập khẩu vào Việt Nam hay không.
► Bước 4: Nhận chứng thư kiểm định
Cơ quan kiểm dịch sẽ cấp chứng thư đạt chất lượng khi có kết quả kiểm tra phù hợp. Nếu không đạt thì sẽ ban hành công văn yêu cầu doanh nghiệp tái xuất lô hàng. Khi đến nhận chứng thư kiểm dịch thì có thể bổ sung chứng thư kiểm tra chất lượng lúc này. Nếu chưa có chứng thư kiểm tra chất lượng thì bổ sung sau.
Kiểm dịch để đảm bảo an toàn cho vật nuôi
4.2 Kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản nhập khẩu
Thức ăn thủy sản nhập khẩu phải đăng ký kiểm tra chất lượng trước khi thông quan. Và được thực hiện theo điều 20 Nghị định 39/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Kiểm tra chất lượng sẽ tiến hành song song khi làm thủ tục nhập khẩu. Kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản gồm những bước sau đây:
► Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và đăng ký kiểm tra
Thức ăn thủy sản có thể tiến hành đăng ký trên trang một cửa hoặc là đăng ký bản giấy. Đăng ký kiểm tra chất lượng sẽ tiến hành tại các trung tâm được chấp thuận của Cục Chăn nuôi.
Hồ sơ kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản gồm những chứng từ sau:
- Hợp đồng thương mại;
- Hóa đơn thương mại;
- Danh sách đóng gói;
- Vận đơn;
- Tờ khai hải quan;
- Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng.
Đăng ký hồ sơ bằng cách nộp hồ sơ giấy tại Trung tâm kiểm tra chất lượng có thẩm quyền như Vinacontrol CE
► Bước 2: Lấy mẫu
Lấy mẫu tại cảng hoặc nơi hàng được tập kết
► Bước 3: Cấp giấy chứng nhận hợp quy
Sau khi có mẫu, trung tâm sẽ kiểm tra mẫu theo các quy chuẩn chất lượng liên quan và đánh giá cấp chứng nhận chất lượng cho lô hàng thức ăn thủy sản đạt tiêu chuẩn
► Bước 4: Nộp chứng nhận hợp quy cho các cơ quan liên quan
Khi có kết quả chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp phải bổ sung cho hải quan và cho cục kiểm dịch động vật mỗi bên một bản gốc để được thông quan hàng hóa.
Lưu ý: Hàng hóa chỉ được thông quan khi có chứng nhận hợp quy theo quy định.
Vinacontrol CE kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản nhập khẩu và cấp chứng nhận hợp quy
4.3 Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản
Hồ sơ thủ tục nhập khẩu hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điều 16 và Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 và khoản 7 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC). Sau đây, là những bước chính làm thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản.
► Bước 1: Khai tờ khai hải quan
Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs thức ăn thủy sản. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm khai quan.
►Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.
- Luồng xanh thì thông quan ngay chỉ cần hoàn thành nghĩa vụ thuế và tiến hành lấy hàng về (đối với hàng thức ăn chăn nuôi thì chắc chắn sẽ không được luồng xanh nhé)
- Luồng vàng, anh chị mang hồ sơ giấy cho hải quan kiểm tra.
- Luồng đỏ vừa kiểm tra hồ sơ giấy vừa kiểm tra thực tế hàng hóa. Sau khi hoàn thành thì tiến hành lấy hàng về.
► Bước 3: Lấy mẫu kiểm dịch, kiểm tra chất lượng
Lấy mẫu là bước quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản. Hải quan sẽ xác nhận cho doanh nghiệp và các cơ quan chức năng được phép lấy mẫu. Đối với kiểm dịch thì lấy mẫu sẽ tiến hành tại cửa khẩu, cảng, sân bay. Còn kiểm tra chất lượng có thể tiến hành lấy mẫu tại kho.
► Bước 4: Thông quan hàng hóa
Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng lệ phí và thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.
► Bước 5: Mang hàng về bảo quản về sử dụng
Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho.
Kết luận
Khi nhập khẩu thức ăn thủy sản, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau:
- Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành đối với nhà nước;
- Xác định chính xác mã hs thức ăn thủy sản là rất quan trọng để xác định thuế và tránh bị phạt vì áp sai mã hs;
- Thuế GTGT thức ăn thủy sản là 0%;
- Chỉ làm kiểm dịch động vật đối với thắc ăn cho cá cảnh, vật nuôi cảnh;
- Khi nhập khẩu thức ăn thủy sản phải cần dán nhãn hàng hóa;
- Hàng hóa chỉ được tiêu thụ trên thị trường khi tờ khai được thông quan hàng.
Đó là những lưu ý doanh nghiệp có thể tham khảo để thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể. Nếu các bạn thấy bổ ích, hãy Like & Share để có thể chia sẻ đến bạn bè cùng tham khảo. Trên đây là toàn bộ quy trình làm thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản, mã hs, thuế nhập khẩu, thuế GTGT và chính sách nhập khẩu thức ăn thủy sản. Mọi yêu cầu về dịch vụ kiểm tra thức ăn thủy sản, Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ tốt nhất!
Tin khác