Tư vấn doanh nghiệp làm chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản

Quý doanh nghiệp cần tư vấn chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản, liên hệ Vinacontrol qua hotline miễn phí cước 1800.6083, email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ tốt nhất.

Tư vấn chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản

Hiện nay, thủy sản là một nghành xuất khẩu mũi nhọn và được ưu tiên của nước ta, vì vậy chất lượng thủy sản luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Để thủy sản đạt chất lượng đúng tiêu chuẩn xuất khẩu thì nguồn thức ăn thủy sản đóng vai trò rất quan trọng, do đó việc kiểm soát thức ăn thủy sản thông qua chứng nhận hợp quy sẽ đảm bảo nguồn thức ăn chất lượng, tạo điều kiện cho cơ quan kiểm soát dễ dàng quản lý qua đó thủy sản được đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị xuất khẩu.

Chính vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư 07/2019/TT-BNNPTNT ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn thủy sản. Từ ngày 01/01/2020, tất cả các tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

Ngoài việc giúp cơ quan quản lý dễ dàng kiểm soát và tăng chất lượng sản phẩm thì các doanh nghiệp đã chứng nhận hợp quy sẽ tạo được niềm tin từ người chăn nuôi và cộng đồng qua đó sản phẩm sẽ được tiêu thụ tốt hơn,gia tăng cạnh tranh trên thị trường đồng thời góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng nói chung thông qua việc tạo ra các sản phẩm an toàn.

Thức ăn thủy sản là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản, tuy nhiên việc kiểm soát chất lượng rất khó khăn nên quy định công bố chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản cho cho các sản phẩm thuộc ngành này là rất cần thiết. Quá trình chứng nhận cần có cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được chỉ định kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm.

Thức ăn thủy sản cần được chứng nhận hợp quy

Thức ăn thủy sản bắt buộc phải được chứng nhận hợp quy kể từ ngày 01/01/2020

Phạm vi chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản

Căn cứ vào các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn thủy sản, các loại thức ăn thủy sản cần chứng nhận hợp quy theo QCVN (ban hành kèm Thông tư 07/2019/TT-BNNPTNT) như sau:

  1. Thức ăn thủy sản. Phần 1: Thức ăn hỗn hợp

        Ký hiệu: QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT.

  1. Thức ăn thủy sản. Phần 2: Thức ăn bổ sung

        Ký hiệu: QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT.

  1. Thức ăn thủy sản. Phần 3: Thức ăn tươi, sống

        Ký hiệu: QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT.

Hồ sơ công bố chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản

  • Bản công bố hợp quy theo mẫu đã quy định;
  • Bản sao kết quả chứng nhận sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật và môi trường do tổ chức chứng nhận hợp quy có thẩm quyền cấp;
  • Bản mô tả chung về sản phẩm: đặc điểm, công dụng, tính năng, quá trình sản xuất.

Dịch vụ chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản của Vinacontrol CE

Dịch vụ chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản của Vinacontrol CE mang lại lợi ích tối ưu nhất cho các doanh nghiệp. Vinacontrol CE được Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoạt động chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản theo Giấy chứng nhận số 2657/GCN-TCTS-KHCN&HTQT để đánh giá chứng nhận đầy đủ các sản phẩm thức ăn thủy sản:

  • Là căn cứ để doanh nghiệp đảm bảo sản phẩm thức ăn thủy sản được phép lưu hành trên thị trường: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT, QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT, QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT để kiểm soát chất lượng thức ăn thủy sản.
  • Giảm thiểu rủi ro pháp lý: nhờ tuân thủ đúng quy chuẩn Việt Nam;
  • Khẳng định chất lượng sản phẩm: Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm là một minh chứng với người nuôi trồng thủy sản và cộng đồng rằng sản phẩm thức ăn thủy sản của doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho thủy sản, cũng như người tiêu dùng những thực phẩm được nuôi trồng bằng thức ăn thủy sản đó.

 

Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc hoặc cần chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ tốt nhất.

 

Tin khác

An toàn điện là gì? 7 Biện pháp đảm bảo an toàn điện

Khái niệm an toàn điện có thể hiểu là một chuỗi các biện pháp ứng phó để đề...

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện | Tìm hiểu ngay

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà việc thực hiện hoạt động...

Giấy phép kinh doanh là gì? Tìm hiểu thủ tục đăng ký giấy phép

Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ pháp lý cho phép các cá nhân, tổ chức...

Phân loại lao động theo điều kiện lao động | Hướng dẫn chi tiết

Phân loại lao động theo điều kiện lao động là quá trình xác định và nhóm các...

Tiêu chuẩn ISO 19011 về hệ thống quản lý đánh giá | Tài liệu mới nhất

ISO 19011 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý đánh giá (Auditing...

Kế hoạch là gì? 5 bước xây dựng kế hoạch hiệu quả

Kế hoạch có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực và mục đích khác nhau. Từ kế hoạch...

Lãnh đạo là gì? Phân biệt lãnh đạo với quản lý

Lãnh đạo là quá trình hoặc khả năng của một người hay một nhóm người để hướng...

Kiểm kê khí nhà kính là gì? 9 bước quy trình kiểm kê

Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các...

Giấy phép môi trường là gì? Thủ tục cấp giấy chi tiết

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp...

Thủ tục nhập khẩu thép vào Việt Nam | 4 Thông tin cần lưu ý

Mặt hàng thép mới không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Do đó, doanh...