Quy trình kiểm định hệ thống chống sét - Vinacontrol CE

Hiện tượng mưa giông kèm theo sấm sét xuất hiện rất nhiều mỗi khi vào mùa mưa. Điều này không chỉ dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng con người rất cao, mà còn làm ảnh hưởng lớn đến tài sản của doanh nghiệp như cháy, nổ, chập điện... Bởi vậy mà hệ thống chống sét rất quan trọng đối với hầu hết các công trình, tổ chức, doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Một hệ thống chống sét tốt phải có khả năng nhận năng lượng sét từ hệ thống kim thu sét và giải phóng năng lượng này vào lòng đất một cách nhanh nhất, nhằm giảm thiểu khả năng lan truyền năng lượng sét trong hệ thống làm phá hỏng các thiết bị. Tiếp địa đóng vai trò quan trọng trong việc chống sét, nếu thiết bị chống sét không được tiếp địa tốt (điện trở đất quá cao), việc sét đánh vào mạng điện gây hậu quả lớn hoàn toàn có thể xảy ra.

Chính vì vậy, để kiểm tra và khẳng định hệ thống chống sét hoạt động bình thường và hiệu quả, hệ thống chống sét phải được kiểm định theo đúng quy định an toàn.

Kiểm định an toàn hệ thống chống sét

Hệ thống chống sét cần kiểm định an toàn theo đúng quy định

1. Kiểm định chống sét khi nào?

Thời hạn kiểm định hệ thống chống sét đã được quy định:

  • Kiểm định lần đầu: sau khi lắp đặt hệ thống, trước khi đưa vào sử dụng;
  • Kiểm định định kỳ: hiện nay chu kỳ kiểm định hệ thống chống sét tối thiểu 12 tháng/lần;
  • Kiểm định bất thường: sau sự cố hoặc sửa chữa lớn.

2. Quy trình kiểm định hệ thống chống sét 

Quy trình kiểm định hệ thống chống sét được thực hiện bởi các trình tự sau đây:

  1. Bước 1: Đăng ký kiểm định hệ an toàn thống chống sét;
  2. Bước 2: Ký hợp đồng, báo giá;
  3. Bước 3: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật: Kiểm tra hồ sơ thiết kế, lắp đặt hệ thống chống sét, đánh giá thiết bị và đánh giá kết quả;
  4. Bước 4: Kiểm tra thực tế: Kiểm tra dây đường truyền sét, kim thu sét, cọc nối đất, bộ đếm sét, các thiết bị chống sốc điện SPD, khoảng cách an toàn trong đất;
  5. Bước 5: Đo điện trở nối hệ thống chống sét: Đánh giá hệ thống chống sét, đo điện trở nối đất, tiếp điện; Kiểm tra điện áp; Lắp đặt thiết bị;

  6. Bước 6: Đánh giá kế quả kiểm định chống sét;

  7. Bước 7: Cấp giấy kiểm định an toàn đối với hệ thống chống sét.

 

3. Không kiểm định hệ thống chống sét có sao không?

Kiểm định hệ thống chống sét là quy định bắt buộc đối với tất cả các trung tâm, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước căn cứ vào pháp lý quy định kiểm định hệ thống chống sét:

  • Theo Điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải có hệ thống chống sét bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
  • Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9385:2012 “Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống” việc kiểm tra hệ thống chống sét được tiến hành định kỳ, tốt nhất không quá 12 tháng;
  • Việc tiến hành đo kiểm tra định kỳ điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét là bắt buộc. Các đơn vị được đo, kiểm tra điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét: Sở Khoa học và công nghệ, Công ty Điện lực, các đơn vị có chức năng kiểm định theo quy định của Nhà nước. Cảnh sát PCCC kiểm tra kết quả đo điện trở tiếp địa của hệ thống thu lôi chống sét. 

Nếu tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về kiểm định hệ thống chống sét, mức xử phạt theo quy định của Chính phủ về mức phạt hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy. Theo quy định tại Điều 35, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ:

Điều 35. Vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong thiết kế, thi công, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét

  • Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định;
  • Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống chống sét;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định.
  • Hơn nữa, nếu doanh nghiệp tổ chức cố tình không khắc phục hệ thống chống sét làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người và tài sản doanh nghiệp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đo điện trở tiếp địa hệ thống chống sét

Đo điện trở tiếp địa hệ thống chống sét

2. Tổ chức kiểm định chống sét toàn quốc 

Khi nhắc đến trung tâm kiểm định và chứng nhận các doanh nghiệp thường nghĩ ngay đến trung tâm kiểm định và chứng nhận Vinacontrol CE - Đơn vị được rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức tin tưởng lựa chọn làm đối tác. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, công ty đã phục vụ hơn 15000 khách hàng khắp cả nước, cung cấp hơn 50000 giấy chứng nhận/ kiểm định khác nhau. Với dịch vụ kiểm định hệ thống chống sét, Vinacontrol CE luôn được khách hàng đánh giá cao bởi dịch vụ chuyên nghiệp, thời gian kiểm định nhanh cùng chi phí kiểm định hợp lý.

 

Quý khách hàng cần Kiểm định hệ thống chống sét liên hệ Vinacontrol CE hotline miễn phí 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc để lại yêu cầu tại đây để được hỗ trợ tốt nhất.

Tin khác

QS là gì? Phân biệt QS với QA QC

Kỹ sư QS (Quantity Surveyor) là một phần công việc trong đảm bảo tiến độ xây...

An toàn hóa chất là gì? 12 Quy tắc an toàn khi làm việc với hóa chất

An toàn hóa chất là thực hành sử dụng các chất hoá học theo cách đảm bảo sự...

An toàn điện là gì? 7 Biện pháp đảm bảo an toàn điện

Khái niệm an toàn điện có thể hiểu là một chuỗi các biện pháp ứng phó để đề...

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện | Tìm hiểu ngay

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà việc thực hiện hoạt động...

Giấy phép kinh doanh là gì? Tìm hiểu thủ tục đăng ký giấy phép

Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ pháp lý cho phép các cá nhân, tổ chức...

Phân loại lao động theo điều kiện lao động | Hướng dẫn chi tiết

Phân loại lao động theo điều kiện lao động là quá trình xác định và nhóm các...

Tiêu chuẩn ISO 19011 về hệ thống quản lý đánh giá | Tài liệu mới nhất

ISO 19011 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý đánh giá (Auditing...

Kế hoạch là gì? 5 bước xây dựng kế hoạch hiệu quả

Kế hoạch có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực và mục đích khác nhau. Từ kế hoạch...

Lãnh đạo là gì? Phân biệt lãnh đạo với quản lý

Lãnh đạo là quá trình hoặc khả năng của một người hay một nhóm người để hướng...

Kiểm kê khí nhà kính là gì? 9 bước quy trình kiểm kê

Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các...