Phân biệt Quan trắc môi trường và Quan trắc môi trường lao động

Quý doanh nghiệp cần tư vấn quan trắc môi trườngquan trắc môi trường lao động, liên hệ hotline miễn phí cước 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc chat ngay với chúng tôi để Vinacontrol CE được hỗ trợ tốt nhất.

Quan trắc môi trường lao động

Thực hiện quan trắc môi trường lao động tại khu vực làm việc của người lao động tại doanh nghiệp

 

Phân biệt quan trắc môi trường và môi trường xung quanh 

Với hai cụm từ này, không ít người nhầm tưởng giữa quan trắc môi trường lao động (đo kiểm môi trường làm việc) và quan trắc môi trường định kỳ (lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ). Sự nhầm lẫn trên là do chưa hệ thống được những hoạt động mà quan trắc môi trường định kỳ và quan trắc môi trường lao động khác nhau như thế nào để tiến hành thực hiện. Để rõ hơn vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu một số điểm khác nhau ở nội dung dưới đây.

1. Căn cứ pháp luật 

  • Quan trắc môi trường lao động được quy định theo các quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP, Nghị định 39/2016/NĐ-CP, Thông tư 19/2016/TT-BYT.
  • Quan trắc môi trường được quy định theo Thông tư 24/2017/TT-BTNMT, Thông tư 31/2016/TT-BTNMT, Thông tư 40/2015/TT-BTNMT,…

2. Định nghĩa dịch vụ 

  • Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
  • Quan trắc môi trường là hoạt động theo dõi, cập nhật thường xuyên về chất lượng môi trường cùng với vấn đề trọng điểm, trọng tâm hợp lý để phục vụ cho các hoạt động về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

3. Mục tiêu quan trắc 

  • Quan trắc môi trường lao động: nhằm đo lường các các yếu tố trong môi trường làm việc, từ đó so sánh với các mức chỉ tiêu cho phép nhằm phát hiện các yếu tố gây hại để có các giải pháp kịp thời nâng cao chất lượng môi trường làm việc.
  • Quan trắc môi trường xung quanh: nhằm cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường trên quy mô quốc gia, phục vụ việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường. Các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường của từng vùng trọng điểm được quan trắc để phục vụ các yêu cầu tức thời của các cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Từ đó, cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường. Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ việc lưu trữ, cung cấp và trao đổi thông tin trong phạm vi quốc gia và quốc tế.

Quan trắc môi trường

Thực hiện quan trắc môi trường tại khu vực môi trường xung quanh của doanh nghiệp

4. Đối tượng cần thực hiện 

  • Quan trắc môi trường lao động áp dụng cho tất cả các cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng người lao động, không phân biệt quy mô, ngành nghề kinh doanh, đối tượng lao động.
  • Quan trắc môi trường áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia, chương trình quan trắc trên địa bàn tỉnh, chương trình quan trắc môi trường của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam.

5. Các chỉ tiêu quan trắc 

- Các chỉ  tiêu trong quan trắc môi trường lao động

  • Các chỉ tiêu vi khí hậu ( nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió) và bức xạ nhiệt;
  • Các chỉ tiêu vật lý có: chỉ tiêu ánh sáng, chỉ tiêu độ rung, chỉ tiêu tiếng ồn, các chỉ tiêu phóng xạ,…;
  • Các chỉ tiêu về yếu tố vi sinh vật, các yếu tố nguy cơ gây dị ứng, mẫn cảm…;
  • Đánh giá gánh nặng lao động thể lực, đánh giá căng thẳng thể lực, căng thẳng tâm sinh lý và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my;
  • Các thành phần Bụi hạt; thành phần bụi kim loại, thành phần bụi than, bụi vải thành phần bụi bông…;
  • Các chỉ tiêu hóa học: NOx, SOx, CO, CO2, benzen và đồng đẳng – toluen, xylen.

- Quan trắc môi trường xung quanh: Căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu của chương trình quan trắc, có thể chọn các thống số quan trắc khác nhau( có thể tham khảo thông tư 24/2017/TT-BTNM).

6. Tần xuất quan trắc 

- Quan trắc môi trường lao động: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện quan trắc định kỳ ít nhất 01 lần/ năm.

- Quan trắc môi trường xung quanh định kỳ như sau:

  • Môi trường không khí: 06 lần/năm, 02 tháng/lần;
  • Môi trường nước mặt: 06 lần/năm, 02 tháng/lần;
  • Môi trường nước ngầm, nước thải: 04 lần/năm, 03 tháng/lần;
  • Môi trường đất: 01 lần/năm.

Quan trắc môi trường lao động, môi trường xung quanh

Vinacontrol CE cung cấp cùng lúc 2 dịch vụ: Quan trắc môi trường và Quan trắc môi trường lao động

 

2. Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường làm việc 

  • Là đơn vị đã thực hiện nhiều dự án về quan trắc môi trường và quan trắc môi trường lao động trên toàn quốc, Vinacontrol CE đem đến sự lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp;
  • Vinacontrol CE có trang thiết bị hiện đại, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng;
  • Đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, đo đạc nhanh chóng, kết quả chính xác;
  • Chuyên viên tư vấn nhiệt tình, sẵn sàng giải đáp thắc mắc;
  • Thủ tục đơn giản, chi phí hợp lý;
  • Vinacontrol CE có văn phòng Bắc - Trung - Nam hỗ trợ khách hàng 24/7.

 

Quý khách hàng có thắc mắc hoặc có nhu cầu quan trắc môi trường, quan trắc môi trường lao động, liên hệ Vinacontrol CE qua hotline 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc yêu cầu tại đây để được hỗ trợ tốt nhất.

 

Tin khác

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...

Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu | Uy tín – Chất lượng

Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận...