Phân loại lao động theo điều kiện lao động | 4 điểm cần lưu ý

An toàn lao động tại doanh nghiệp có tầm quan trọng vô cùng lớn bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe, an toàn và sự sống còn của người lao động. Để hướng dẫn doanh nghiệp có phương thức quản lý và xây dựng an toàn lao động hiệu quả. Nhà nước đã ban hành Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH. Theo đó, hướng dẫn phân loại lao động theo điều kiện lao động. Dưới đây là những nội dung doanh nghiệp cần lưu ý khi tiến hành hoạt động phân loại.

 

1. Phân loại lao động theo điều kiện lao động

1.1 Hoạt động phân loại lao động

Phân loại lao động theo điều kiện lao động là quá trình xác định và nhóm các công việc hoặc ngành nghề dựa trên các yếu tố và điều kiện lao động mà công nhân hoặc lao động viên phải đáp ứng. Việc phân loại lao động theo điều kiện lao động giúp tạo ra một hệ thống chuẩn hóa và đồng bộ trong việc đánh giá và quản lý lao động.

Theo quy định tại Điều 5, Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH Tổ chức đánh giá điều kiện lao động phải là tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn phân loại lao động theo điều kiện lao động

Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn phân loại lao động theo điều kiện lao động

1.2 Khi nào phải phân loại lao động theo điều kiện lao động?

Khoản 1 Điều 10 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định việc phân loại điều kiện lao động phải thực hiện tối thiểu 01 lần/ 05 năm

Người sử dụng lao động thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại lao động lần đầu và khi có sự thay đổi về công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất dẫn đến việc thay đổi về điều kiện lao động.

1.3 Tại sao cần thực hiện phân loại lao động?

Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định “Phân loại lao động theo điều kiện lao động thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động”

Bên cạnh đó, phân loại lao động còn nhằm mục đích xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH

✍  Xem thêm: Đào tạo an toàn lao động | Cấp thẻ an toàn theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP

2. Quy định tiêu chuẩn phân loại lao động

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH có các loại điều kiện lao động:

  • Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI.
  • Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV.
  • Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III.

 

Công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI

Công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI

✍  Xem thêm: Chứng nhận ISO 45001 | Duy trì hệ thống quản lý an toàn sức khoẻ nghề nghiệp 

3. Hướng dẫn phân loại lao động theo điều kiện lao động

Việc phân loại lao động theo điều kiện lao động phải dựa trên kết quả đánh giá xác định điều kiện lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH. Căn cứ Điều 6 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH, việc thực hiện đánh giá, xác định điều kiện lao động theo quy trình như sau:

  • Xác định tên nghề, công việc cần đánh giá xác định điều kiện lao động.
  • Đánh giá điều kiện lao động theo quy định trong thông tư.

► Bước 1: Xác định các yếu tố có tác động sinh học đến người lao động trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH.

► Bước 2: Lựa chọn ít nhất sáu yếu tố đặc trưng (có thể nhiều hơn 06 yếu tố) tương ứng với mỗi nghề, công việc. Các yếu tố này phải bảo đảm phản ánh đủ cả 03 nhóm vệ sinh môi trường lao động, tâm sinh lý lao động và Ecgônômi – tổ chức lao động trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I.

► Bước 3: Chọn một chỉ tiêu đối với mỗi yếu tố đặc trưng mà đơn vị đánh giá đã chọn tại Bước 2 để tiến hành đánh giá và cho điểm.

► Bước 4: Dựa vào việc phân tích đánh giá kết quả đo kiểm tra để tiến hành tính điểm trung bình các yếu tố.

Công thức tính điểm trung bình các yếu tố:  X= (X1+X2+...+Xn) ÷ n

Trong đó:

  • X: Điểu trung bình cộng của các yếu tố
  • N: Số lượng yếu tố đã tiến hành đánh giá tại Bước 3 (n6)
  • X1,X2,… Xn: Điểm của yếu tố thứ nhất, thứ hai,… thứ n.

► Bước 5: Tổng hợp kết quả và xác định điều kiện lao động theo thông tư 29/2021-BLĐTBXH. Xác định điều kiện lao động theo điểm trung bình các yếu tố (X) như sau:

+ X ≤ 1,01: Điều kiện lao động loại I;

+ 1,01 < X ≤ 2,22: Điều kiện lao động loại II;

+ 2,22 < X ≤ 3,37: Điều kiện lao động loại III;

+ 3,37 < X ≤ 4,56: Điều kiện lao động loại IV;

+ 4,56 < X ≤ 5,32: Điều kiện lao động loại V;

+ X > 5,32: Điều kiện lao động loại VI.

 

Phân loại điều kiện lao động phải thực hiện tối thiểu 01 lần/ 05 năm

Phân loại điều kiện lao động phải thực hiện tối thiểu 01 lần/ 05 năm

✍  Xem thêm: Đào tạo thực hành 5S tại doanh nghiệp | Nâng cao hiệu suất doanh nghiệp

4. Hỗ trợ phân loại lao động tại Việt Nam

Vinacontrol CE là đơn vị uy tín hỗ trợ cho doanh nghiệp trong công tác phân loại lao động theo điều kiện lao động tại Việt Nam. Được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực quan trắc môi trường lao động, Vinacontrol CE đã có kinh nghiệm tiến hành hàng nghìn dự án quan trắc cũng như phân loại lao động trên toàn quốc.

  • Đội ngũ chuyên gia có trình độ kỹ năng cao, chuyên nghiệp, tận tâm với khách hàng;
  • Hệ thống trang thiết bị đo lường hiện đại, đảm bảo kết quả nhanh, chính xác;
  • Chi nhánh văn phòng trên toàn quốc, nhanh chóng, kịp thời đáp ứng các nhu cầu cấp bách của doanh nghiệp ở mọi miền tổ quốc;
  • Thủ tục nhanh gọn – Hồ sơ đơn giản – Chi phí tiết kiệm cho mọi loại hình doanh nghiệp.

Mọi yêu cầu về dịch vụ quan trắc môi trường lao động. Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hotline 1800.6083 và email vnce@vnce.vn hoặc chat ngay với chuyên viên để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ nhanh nhất!

Tin khác

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện | Quy trình từ A-Z

Chứng nhận hợp quy dây cáp điện theo QCVN 4:2009/BKHCN là quá trình đánh giá...

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng theo TCVN 8819:2011

Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa nóng là quá trình đánh giá chất lượng bê...

Chứng nhận hợp quy ống cách điện có chứa bọt | Tiết kiệm

Chứng nhận hợp quy ống cách điện chứa bọt theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN...

Hiệu chuẩn cân điện tử | Hỗ trợ toàn quốc

Hiệu chuẩn cân điện tử là quá trình kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh cân điện...

Quy định đo điện trở tiếp địa chống sét tại Việt Nam | Chú ý

Đo điện trở tiếp địa là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn điện...

Kiểm định cổng trục, bán cổng trục | Hỗ trợ toàn quốc

Kiểm định cổng trục, bán cổng trục là quá trình đánh giá và kiểm tra các tiêu...

Chứng nhận hợp quy dầu nhờn theo QCVN 14:2018/BKHCN

Chứng nhận hợp quy dầu nhờn là quá trình đánh giá và xác nhận sản phẩm dầu...

GHG Protocol là gì? Các tiêu chuẩn và hướng dẫn chính

GHG Protocol, hay còn gọi là Greenhouse Gas Protocol, là một bộ tiêu chuẩn...

Bài tập tình huống ISO 9001:2015 | Hướng dẫn thực hành bài tập

Trong quá trình triển khai ISO 9001:2015, các doanh nghiệp thường gặp phải...

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001:2015 | Hướng dẫn chi tiết

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001 là hệ thống các hoạt động nhằm đảm...