An toàn lao động là gì? 4 Nội dung cần biết về Luật An toàn
An toàn lao động là các giải pháp tất yêu trong công tác phòng chống tai nạn lao động và các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng người lao động trong quá trình họ làm việc tại doanh nghiệp. Pháp luật Việt Nam đã có các quy định cụ thể về an toàn lao động trong luật an toàn vệ sinh lao động 2015. Theo đó, để Quý doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về các quy định pháp luật liên quan, qua bài viết này Vinacontrol CE xin cung cấp các thông tin liên quan đến Quý doanh nghiệp để thực hiện, xây dựng kế hoạch an toàn lao động trong tổ chức của mình.
1. An toàn lao động là gì?
Theo Khoản 2 Điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
An toàn lao động là giải pháp nhằm phòng ngừa và chống lại các tác động từ các yếu tố nguy hiểm trong môi trường làm việc, nhằm đảm bảo rằng không xảy ra thương tật hoặc tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
Có thể hiểu an toàn lao động là các giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm xung quanh trong quá trình người lao động thực hiện nhiệm vụ; để các yếu tố nguy hiểm đó không tác động đến người lao động, đồng thời bảo vệ người lao động khỏi các tình huống, nguy cơ xảy ra thương tật, tử vong.
Trên thực tế, tình trạng an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam còn vô cùng yếu kém vì nhiều lý do. Theo thống kê của Bộ Lao động thương binh xã hội, cụ thể trong 06 tháng đầu năm 2021, trên toàn quốc đã xảy ra 3.612 vụ tai nạn lao động - tăng 7,85% so với đầu năm 2020. Những vụ tai nạn lao động đã để lại thương tật cho nhiều lao động và cũng là nguyên nhân gây nên nhiều cái chết thương tâm cho người lao động ở đó. Có thể thấy một trong các lý do quan trọng dẫn đến tỷ lệ tai nạn lao động gia tăng đó chính là công tác an toàn lao động tại các tổ chức, cơ sở doanh nghiệp chưa thật sự kỹ càng và hoàn thiện. Do đó, các doanh nghiệp cần hiểu an toàn lao động và có trách nhiệm thực hiện nó theo đúng quy định để giảm thiểu tỷ lệ tai nạn lao động tại nơi làm việc.
Hình ảnh minh họa tai nạn an toàn lao động tại Việt Nam
✍ Xem thêm: Khóa học Huấn luyện - Đào tạo an toàn lao động uy tín tại Việt Nam
2. Tầm quan trọng của công tác an toàn vệ sinh lao động
An toàn vệ sinh lao động có vai trò vô cùng lớn bởi khi các cá nhân tổ chức thực hiện tốt an toàn vệ sinh lao động thì người lao động sẽ được bảo đảm quyền được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động theo Điều 6 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 .
Bên cạnh đó, người lao động, doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt an toàn lao động cũng chính là đang tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn vệ sinh lao động trong quá trình lao động cụ thể ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động. Khi các biện pháp an toàn được áp dụng, người lao động có thể yên tâm công tác và doanh nghiệp có thể quan tâm tới người lao động 1 cách tốt nhất.
Các tổ chức doanh nghiệp cần phải xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật và kế hoạch thực hiện công tác đào tạo huấn luyện an toàn vệ sinh lao động đối với cán bộ công nhân viên trong công ty định kỳ hằng năm. Từ đó, doanh nghiệp có thể tự tin tạo nên một môi trường làm việc đảm bảo tính an toàn lao động, giảm thiểu các rủi ro xảy ra tai nạn lao động cũng như các thiệt hại cho người lao động và tổ chức.,.
Hình ảnh minh họa các yếu tố đảm bảo an toàn lao động
✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 45001 | Xây dựng hệ thống quản lý an toàn sức khoẻ nghề nghiệp
3. Luật an toàn lao động Việt Nam có ý nghĩa thế nào?
Với mục tiêu định hướng cho công tác an toàn lao động tại các tổ chức, cơ sở doanh nghiệp, Luật an toàn lao động ra đời với mục đích đưa hoạt động an toàn lao động vào khung pháp lý, từ đó tạo nên các tiêu chuẩn, quy định cụ thể để các cá nhân, tổ chức liên quan tìm hiểu và tuân thủ theo các tiêu chuẩn. quy định đó. Có thể thấy một số ý nghĩa quan trọng mà Luật an toàn lao động đem lại sau đây:
- Thứ nhất, Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.
- Thứ hai, Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.
- Thứ ba, Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.
- Thứ tư, Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
- Thứ năm, Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.
Lớp đào tạo an toàn lao động tại doanh nghiệp của Vinacontrol CE
✍ Xem thêm: Cấp thẻ an toàn lao động nhóm 3 | Tiết kiệm chi phí
4. Khóa huấn luyện an toàn lao động uy tín
Đề đảm bảo an toàn lao động tại các tổ chức doanh nghiệp thì chính các doanh nghiệp cần phải định kỳ tổ chức huấn luyện cho cán bộ công nhân viên của mình theo quy định pháp luật an toàn vệ sinh lao động. Thông qua hoạt động đào tạo an toàn lao động mà các cá nhân sẽ nắm được kiến thức, nội dung về vấn đề an toàn lao động, từ đó bảo vệ bản thân cũng như doanh nghiệp khỏi các rủi ro, thiệt hại. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo chất lượng trong hoạt động huấn luyện an toàn lao động theo đúng tiêu chuẩn Luật đề ra; Cụ thể là sau khóa học học viên phải nắm được các kiến thức, nội dung quan trọng và được các tổ chức huấn luyện uy tín kiểm tra đánh giá năng lực để cấp chứng chỉ an toàn lao động.
Đối tượng cần phải tham giá huấn luyện an toàn lao động?
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
- Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Người sử dụng lao động.
- Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Chứng chỉ an toàn lao động được cấp bởi Vinacontrol CE
✍ Xem thêm: Toàn bộ thông tin các khóa đào tạo an toàn lao động
5. Trung tâm huấn luyện an toàn lao động tại Việt Nam
Vinacontrol CE là đơn vị đầu tiên của cả nước được Cục An toàn - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện đào tạo an toàn lao động cho cả 6 nhóm đối tượng Theo Quyết định số 1977/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm. Vinacontrol CE tự tin cung cấp khóa huấn luyện an toàn lao động hiệu quả, chất lượng cũng như cấp chứng chỉ an toàn lao động nhanh nhất đến Quý khách hàng.
Qua các thông tin trên, Vinacontrol CE hy vọng được hỗ trợ và đồng hành cùng Quý doanh nghiệp trong công tác an toàn lao động cũng như cung cấp khóa đào tạo an toàn lao động chất lượng tới Quý khách hàng. Quý doanh nghiệp cần tư vấn, cấp giấy chứng chỉ an toàn lao động và các khóa học đào tạo có thể liên hệ Vinacontrol CE qua Hotline: 1800.6083; Email: vnce@vnce.vn để được hỗ trợ trực tiếp.
Tin khác