Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam | Hướng dẫn thủ tục chi tiết
Một doanh nghiệp uy tín đồng nghĩa với việc nhãn hiệu của họ được người dùng biết đến, tin tưởng và nguyện ý trả giá để có được những sản phẩm của nhãn hiệu, doanh nghiệp này. Hay nói một cách dễ hiểu thương hiệu chính là bộ mặt của doanh nghiệp. Do đó, việc tiến hành đăng ký nhãn hiệu để bảo vệ nhãn hiệu của sản phẩm cũng như bộ mặt của doanh nghiệp khỏi các hành vi xâm hại là vô cùng cần thiết.
1. Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Đăng ký nhãn hiệu là một thủ tục mang tính pháp lý quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc bảo hộ nhãn hiệu khỏi các hành vi xâm phạm cũng như đảm bảo tính uy tín, nhận biết của nhãn hiệu được đăng ký. Các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ cần tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu để đảm bảo quyền lợi của tổ chức cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.
Tại Việt Nam, các vụ việc tranh chấp xoay quanh vấn đề nhãn hiệu là vô cùng nhiều. Một phần là bởi các doanh nghiệp thiếu hiểu biết về các quy định pháp luật liên quan đến đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Theo đó, việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam một cách hợp pháp là vô cùng quan trọng. Và các doanh nghiệp, đơn vị cần nắm rõ quy định pháp luật Sở hữu trí tuệ để tiến hành thủ tục đăng ký hiệu quả.
Đăng ký nhãn hiệu là một thủ tục pháp lý cần thiết cho nhãn hiệu của doanh nghiệp
✍ Xem thêm: Công bố chất lượng sản phẩm, hàng hóa| Hướng dẫn chi tiết
2. Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu
► Bước 1: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp đơn đăng ký và hồ sơ (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện) tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
► Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
Cục Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn.
- Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
- Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
► Bước 3: Công bố đơn
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
► Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
Cục Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
► Bước 5: Ra quyết định cấp/ từ chối cấp văn bằng bảo hộ
- Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
- Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Sơ đồ quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ( mẫu số: 04-NH của Thông tư số 16/2016/BKHCN): 2 bản;
- Mẫu nhãn hiệu (Mẫu nhãn hiệu nộp theo đơn: 09 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên tờ khai, mẫu nhãn cần chuẩn bị ko nhỏ hơn 2cm x 2cm và không lớn hơn 8cm x 8cm);
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng;
- Chứng từ nộp lệ phí;
- Các tài liệu khác kèm theo như: Quy chế sử dụng; Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng của sản phẩm mang nhãn hiệu; Bản đồ khu vực địa lý, Văn bản UBND Tỉnh cho phép đăng ký nhãn hiệu; Giấy ủy quyền,…
Vinacontrol được vinh danh là thương hiệu quốc gia bên cạnh các thương hiệu quen thuộc khác
4. Vì sao doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu?
- Thứ nhất, đăng ký nhãn hiệu để xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu – Tạo cơ chế bảo vệ nhãn hiệu sau này; Theo Luật, nhãn hiệu đăng ký được bảo hộ 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn 2 lần mỗi lần tối đa 10 năm.
- Thứ hai, đăng ký nhãn hiệu để được xác nhận quyền ưu tiên tính từ ngày nộp đơn;
- Thứ ba, xử lý được các hành vi xâm phạm nhãn hiệu trong quá trình doanh nghiệp sử dụng;
- Thứ tư, đảm bảo uy tín, hình ảnh của sản phẩm sử dụng nhãn hiệu nói riêng và doanh nghiệp nói chung;
- Thứ năm, phát triển thương hiệu uy tín bền vững;
- Thứ sáu, giúp doanh nghiệp tạo sự chuyên nghiệp, uy tín với các đối tác, tạo niềm tin và hợp tác bền vững với các nhà phân phối khi có thương hiệu để phát triển;
- Thứ bảy, tham gia kinh doanh thương mại điện tử;
Đặc biệt, mang lại lợi ích về kinh tế cho tổ chức đăng ký nhãn hiệu sản phẩm khi: Chi phí nộp đơn đăng ký rất thấp so với chi phí giải quyết tranh chấp (nếu có). Bên cạnh đó, Nhãn hiệu được coi là một tài sản tiềm năng và có thể có giá trị lớn hơn cả hàng hóa, dịch vụ nếu được doanh nghiệp, tổ chức tập trung phát triển.
Xử lý các hành vi xâm phạm và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp cùng quyền lợi của người tiêu dùng khi đăng ký nhãn hiệu
✍ Xem thêm: Thủ tục đăng ký chất lượng sản phẩm | 5 Nội dung cần lưu ý
5. Điều kiện để đăng ký nhãn hiệu
Khi doanh nghiệp tiến hành đăng ký nhãn hiệu cần lưu ý các điều kiện sau:
- Nhãn hiệu đăng ký phải dùng cho hàng hóa, dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất, cung ứng;
- Doanh nghiệp tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp;
- Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó;
- Được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của Điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên.
Hy vọng với những thông tin được Vinacontrol CE cung cấp trên đây, Quý doanh nghiệp sẽ có cái nhìn và hiểu biết cụ thể nhất về thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình.
*Đây là bài cung cấp thông tin Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này.
Tin khác