Thủ tục đăng ký chất lượng sản phẩm | 5 nội dung cần lưu ý
Không chỉ với mục đích chứng minh, khẳng định chất lượng sản phẩm, thủ tục đăng ký chất lượng sản phẩm là thủ tục doanh nghiệp cần tiến hành theo quy định pháp luật Việt Nam để sản phẩm được lưu thông và tiêu thụ hợp pháp trên thị trường. Vậy doanh nghiệp cần biết những thông tin gì khi tiến hành đăng ký chất lượng cho sản phẩm của mình? Sau đây là một số nội dung quan trọng cá nhân, tổ chức liên quan cần lưu ý khi thực hiện thủ tục này.
1. Đăng ký chất lượng sản phẩm là gì?
Đăng ký chất lượng sản phẩm được coi là bước đầu tiên của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh một mặt hàng mới và để sản phẩm được chính thức ra mắt, công bố đến thị trường tiêu thụ. Chỉ khi hoàn tất thủ tục đăng ký chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp mới có thể kinh doanh sản phẩm theo đúng quy định pháp luật. Thủ tục này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và người tiêu dùng bởi nó bảo vệ lợi ích của cả 3 đối tượng này.
Việc đăng ký chất lượng được thực hiện ở 03 hình thức dưới đây:
- Công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa (TCCS);
- Công bố hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn;
- Đăng ký kiểm định, kiểm nghiệm, đo lường.
Thủ tục đăng ký chất lượng sản phẩm là bước đầu của doanh nghiệp trong việc kinh doanh một mặt hàng mới
✍ Xem thêm: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là gì? Thông tin chi tiết
2. Căn cứ tiến hành thủ tục đăng ký chất lượng
2.1 Công tác quản lý của cơ quan Nhà nước
Thủ tục đăng ký chất lượng sản phẩm chính là công cụ quản lý hữu hiệu của cơ quan quản lý thị trường đối với doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm được đưa ra thị trường.
Trong thời buổi hàng hóa mẫu mã, xuất xứ đa dạng, gây khó khăn cho cơ quan quản lý. Đặc biệt trong việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, xóa bỏ tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng thì thủ tục đăng ký thật sự là một phương án khả thi, hữu dụng. Bởi với thủ tục đăng ký chất lượng sản phẩm, sẽ chỉ những sản phẩm sạch đạt chất lượng, có xuất xứ rõ ràng, minh bạch mới được tiếp cận tới thị trường và được người tiêu dùng sử dụng. Cơ quan chức năng cũng dễ dàng trong việc xử phạt, quét sạch các sản phẩm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng dựa trên cơ sở kiểm tra sản phẩm đó đã được đăng ký hay chưa.
2.2 Lợi ích doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải đảm bảo đăng ký chất lượng sản phẩm theo quy định nếu không muốn bị xử phạt cũng như nâng cao uy tín doanh nghiệp. Doanh nghiệp chứng minh hiệu quả về chất lượng sản phẩm hàng hóa của mình bởi được cơ quan nhà nước kiểm chứng và công nhận qua hoạt động đăng ký chất lượng.
2.3 Quyền lợi của người tiêu dùng
Theo quy định Điều 17 Nghị quyết 52/2001/QH10 đã nêu rõ quyền được tiếp cận thông tin chuẩn, trung thực về chất lượng sản phẩm hàng hóa của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng hiện nay càng có nhu cầu tìm hiểu, chú trọng đến thành phần, chất lượng của mặt hàng. Vậy nên khi doanh nghiệp đăng ký chất lượng sản phẩm sẽ giúp người dùng được tiếp cận thông tin sản phẩm và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường tiêu dùng.
Đăng ký chất lượng sản phẩm để người dùng tiếp cận thông tin sản phẩm và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường tiêu dùng
✍ Xem thêm: Chứng nhận chất lượng đồ chơi trẻ em | Hiệu quả - Uy tín
3. Hồ sơ đăng ký chất lượng sản phẩm
Hồ sơ cần có để thực hiện thủ tục đăng ký chất lượng gồm:
- Bản công bố hàng hóa hợp chuẩn, hợp quy
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Giấy về các tiêu chí làm tiêu chuẩn công bố
- Giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp
- Báo cáo về chất lượng hàng hóa và thông tin hàng hóa cần công bố
✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng| Thủ tục nhanh gọn – Hồ sơ đơn giản
4. Thủ tục đăng ký chất lượng sản phẩm
Doanh nghiệp đăng ký chất lượng sản phẩm theo các bước sau:
► Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn
► Bước 2: Nộp đơn đăng ký chất lượng sản phẩm
Doanh nghiệp nộp đơn đăng ký chất lượng sản phẩm theo 2 hình thức:
- Nộp hồ sơ trực tiếp.
- Đăng ký online trên trang thông tin điện tử của cơ quan chức năng.
► Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Doanh nghiệp gửi hồ sơ công bố tiêu chuẩn đến Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày. Cơ quan sẽ cấp phiếu tiếp nhận công bố. Nếu hồ sơ không phù hợp, Chi cục sẽ thông báo bằng văn bản để doanh nghiệp sửa đổi bổ sung.
Đối với hồ sơ đăng ký hợp chuẩn, hợp quy. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
- Nếu hồ sơ không đầy đủ, trong 3 ngày Cơ quan có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân và yêu cầu bổ sung hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, trong 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận được hồ sơ, Cơ quan kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ.
Cơ quan đăng ký chất lượng |
Sản phẩm cần đăng ký |
Bộ Y tế |
– Dược phẩm; Vắc xin – Mỹ phẩm – Thực phẩm – Hóa chất gia dụng – Trang thiết bị y tế – Chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng – Nguyên liệu sản xuất thuốc, … |
Bộ Giao thông vận tải |
– Phương tiện giao thông – Thiết bị dùng trong công trình hạ tầng giao thông – Thiết bị xếp dỡ và thi công vận tải chuyên dụng – Thiết bị thăm dò, khai thác trên biển,… |
Bộ Công thương |
– Hóa chất – Vật liệu nổ – Thiết bị nâng chuyên dụng trong công nghiệp – Thiết bị khai thác dầu khí, mỏ, quặng,… |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
– Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật – Các loại vật nuôi, cây trồng, thủy hải sản – Thuốc thú y – Thức ăn chăn nuôi – Chế phẩm sinh học,… |
Bộ Xây dựng |
– Nguyên vật liệu liên quan đến công trình dân dụng, công trình hạ tầng kỹ thuật |
Bộ Công an |
– Thiết bị kỹ thuật, vũ khí đạn dược, khí tài – Thiết bị phòng cháy chữa cháy, … |
► Bước 4: Nhận kết quả đăng ký chất lượng sản phẩm
Doanh nghiệp nộp đơn đăng ký chất lượng sản phẩm tại đâu sẽ nhận kết quả đăng ký tương ứng tại cơ quan chức năng đó dưới 2 hình thức:
- Nhận trực tiếp bằng văn bản giấy tờ.
- Nhận kết quả online trên trang thông tin điện tử của cơ quan chức năng.
Hiệu lực của đăng ký sẽ là khác nhau đối với những trường hợp sau:
- Thời hạn 05 năm đối với đơn vị sản xuất kinh doanh đã có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (ISO 9001. ISO 22000. HACCP,.. và chứng chỉ tương đương).
- Thời hạn 03 năm với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh không có các chứng chỉ trên.
Đăng ký chất lượng sản phẩm là thủ tục cần thiết để sản phẩm phát triển thị trường tại Việt Nam và vươn tầm quốc tế
5. Các việc cần làm sau thủ tục đăng ký chất lượng
Sau khi hoàn tất đăng ký chất lượng với cơ quan chức năng, doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện tiếp các thủ tục dưới đây:
- Kiểm nghiệm sản phẩm
- Công bố chất lượng sản phẩm
- Chứng nhận hợp chuẩn (chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế,…)
- Những yêu cầu khác tùy thuộc vào loại sản phẩm, hàng hóa và các yêu cầu khác từ cơ quan chức năng.
Trên đây là những thông tin tổng quát nhất về hoạt động đăng ký chất lượng sản phẩm. Hy vọng qua bài viết này, Doanh nghiệp đã có phương hướng cũng như biết các đầu việc cần triển khai để tiến hành thủ tục đăng ký chất lượng sản phẩm hiệu quả.Vinaocntrol CE là tổ chức chứng nhận chất lượng sản phẩm uy tín tại Việt Nam, được Các Bộ ban ngành Nhà nước cấp phép trong các lĩnh vực sau:
- Chứng nhận hợp quy hoá chất theo chi định của Bộ Công thương
- Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo chỉ định của Bộ Xây dựng
- Chứng nhận hợp quy máy móc thiết bị và đồ bảo hộ theo chi định của Bộ Lao động Thương binh Xã hội
- Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản theo chỉ định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Và các dịch vụ khác hỗ trợ doanh nghiệp để phục vụ cho thủ tục đăng ký chất lượng
Mọi thắc mắc hay yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol CE.Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ tốt nhất!
Tin khác