Giấy chứng nhận Health Certificate là gì? Thủ tục cấp chứng nhận y tế

Trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, việc đảm bảo chất lượng, an toàn và vệ sinh của sản phẩm là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng. Để thực hiện điều này, giấy chứng nhận HC (Health Certificate) được yêu cầu và thực hiện như một phần của quy trình xuất nhập khẩu để xác nhận rằng hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn y tế và an toàn cần thiết. Dưới đây là một số thông tin về giấy chứng nhận y tế mà cá nhân tổ chức cần lưu ý.

 

1. Giấy chứng nhận Health Certificate là gì?

Chứng nhận y tế (Health certificate - HC) được cấp bởi Cục an toàn thực phẩm trực thuộc Bộ Y Tế cho các sản phẩm là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Giấy HC là giấy phép bắt buộc phải có khi sản phẩm thực phẩm xuất khẩu để đảm bảo cho việc thông quan quốc tế cũng như đáp ứng yêu cầu từ đơn vị nước nhập khẩu về giấy tờ pháp lý đối với sản phẩm nhập khẩu. Health Certificate được xem là công cụ chứng minh tính an toàn chất lượng của sản phẩm thực phẩm xuất khẩu, là cơ sở để cơ quan quản lý xác nhận sản phẩm đủ điều kiện lưu hành tại nước nhập khẩu.

Thời hạn của chứng nhận y tế HC áp dụng với mỗi mã hàng đã được cấp có giá trị trong 02 năm tính từ ngày cấp, nếu doanh nghiệp muốn xin cấp mới thì phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như lần đầu tiên và chỉ được áp dụng với 1 mã hàng trong từng lần xuất nhập khẩu.

Trong một lô hàng sẽ được nhiều chứng nhận y tế có nghĩa là kết quả kiểm nghiệm sẽ thể hiện cho từng loại sản phẩm khác nhau trong cùng một lô hàng.

Chứng nhận y tế (Health certificate - HC)

Chứng nhận y tế (Health certificate - HC)

✍ Xem thêm: Quy trình xuất khẩu hàng hoá | Hồ sơ – Thủ tục mới nhất

2. Các loại hàng hoá cần có chứng nhận Health Certificate

Các loại hàng cần có health certificate bao gồm: thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm được thực hiện khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

Như vậy chỉ những sản phẩm là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thì mới được cấp giấy chứng nhận y tế.

Sản phẩm Việt Nam tại thị trường quốc tế có chứng nhận y tế

Sản phẩm Việt Nam tại thị trường quốc tế có chứng nhận y tế

✍ Xem thêm: Incoterms là gì? Tìm hiểu chi tiết các điều khoản thông dụng

3. Hồ sơ xin giấy chứng nhận y tế

Căn cứ quy định tại Điều 16 Thông tư 52/2015/TT-BYT thì hồ sơ đề nghị cấp HC bao gồm:

» Đơn đề nghị cấp Health Certificate theo mẫu quy định.

» Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

» Mẫu nhãn sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

» Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất/ISO 22000/hoặc HACCP.

» Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ; Kết quả kiểm nghiệm có thể hiện tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng.

» Công bố chất lượng sản phẩm hoặc bản tự công bố sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

 Hồ sơ đề nghị cấp HC cho lô hàng xuất khẩu

 Hồ sơ đề nghị cấp HC cho lô hàng xuất khẩu 

✍ Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam | Quy trình chi tiết

4. Thủ tục cấp chứng nhận HC – Health Certificate

Quy trình cấp chứng chứng nhận Health Certificate gồm các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp HC đến Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế (nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ theo đường bưu điện).

Bước 2: Ngay khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận HC, bộ phận tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra hồ sơ, vào Sổ tiếp nhận và cấp Phiếu tiếp nhận.

Bước 3: Từ 07 – 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế phải xem xét, cấp giấy chứng nhận health certificate quy định.

  • Nếu hồ sơ không hợp lệ doanh nghiệp sẽ được gửi công văn hướng dẫn điều chỉnh sửa đổi theo yêu cầu.
  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Bộ Y Tế sẽ cấp giấy chứng nhận Health Certificate theo quy định.

Quy trình xin cấp giấy chứng nhận y tế health Certificate dưới hình thức online:

Bước 1: doanh nghiệp truy cập vào trang web: https://nghidinh15.vfa.gov.vn/. Sau đó, điền thông tin doanh nghiệp để đăng ký tài khoản (sẽ được xác nhận trong vòng 24h).

Bước 2: Scan các giấy tờ được yêu cầu theo từng file dưới dạng PDF. → Vào lại website, tiến hành đăng nhập. → Vào mục đăng ký HC → Đăng tải hồ sơ đã chuẩn bị theo yêu cầu và ký các hồ sơ bằng chữ ký số. Nộp – hoàn tất hồ sơ.

Bước 3: nhận kết quả đăng ký chứng nhận y tế (HC) online.

Healthy Certificate cho lô hàng xuất khẩu thành công

Healthy Certificate cho lô hàng xuất khẩu thành công 

✍ Xem thêm: CO CQ là gì? Phân biệt và áp dụng chứng nhận như thế nào

5. Lưu ý các trường hợp bị thu hồi chứng nhận y tế

Cục an toàn thực phẩm trực thuộc bộ y tế sẽ tiến hành ra công văn thu hồi chứng nhận y tế HC với các trường hợp sau:

  • Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp HC làm giả mạo giấy tờ.
  • Sản phẩm được cấp được cấp HC cho lô hàng xuất khẩu không phù hợp với tiêu chuẩn, quy định kĩ thuật đã công bố áp dụng.
  • Giấy tiếp nhận bản công bố sản phẩm hoặc xác nhận công bố sản phẩm phù hợp quy định an toàn vệ sinh thực phẩm bị thu hồi.
  • HC được cấp không đúng thẩm quyền.

Các mặt hàng xuất nhập khẩu nếu trong danh mục xin cấp chứng nhận y tế doanh nghiệp cần phải chủ động kiểm tra thủ tục trước khi tiến hành xuất nhập khẩu. Trên thực tế, có nhiều trường hợp doanh nghiệp không để ý tới thủ tục khi hàng xuất đi hoặc nhập về mới tá hỏa cần loại chứng từ này đi xin mất thời gian chờ đợi cũng kéo theo những chi phí lưu kho bãi DEM/DET đầu nhập khẩu hoặc xuất khẩu rất tốn kém.

 

Như vậy, qua bài viết trên, Vinacontrol CE mong rằng đã cung cấp cho bạn một lượng thông tin hữu ích về chứng nhận Y tế - Health certificate. Giấy chứng nhận HC trong xuất nhập khẩu là một công cụ quan trọng để đảm bảo sự an toàn, chất lượng và tuân thủ các quy định về y tế của hàng hóa. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Do đó, việc tuân thủ quy trình cấp giấy chứng nhận HC là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa. Vinacontrol CE hỗ trợ các tổ chức doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Logistic với các dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu, giám định, thử nghiệm,… 

* Đây là bài viết cung cấp thông tin, Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này

Tin khác

Chứng nhận GOTS là gì? Chứng nhận dệt may hữu cơ

Chứng nhận GOTS là giấy chứng nhận được cấp cho các doanh nghiệp sản xuất và...

Chứng nhận BRC là gì? So sánh BRC và HACCP

BRC là một tiêu chuẩn quốc tế quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm,...

Hệ số phát thải CO2 theo IPCC | 6 Nội dung cần biết

Hệ số phát thải CO2 là chỉ số đo lường lượng CO2 phát thải vào không khí từ...

Khí nhà kính là gì? Giải pháp giảm thiểu khí nhà kính

Khí nhà kính (Greenhouse Gases - GHG) là những loại khí có khả năng giữ nhiệt...

ESG là gì? 3 lý do doanh nghiệp nên đầu tư vào ESG

ESG là từ viết tắt của ba yếu tố chính: Environmental (Môi trường), Social...

Công bố bánh trung thu | Các quy định & thủ tục mới nhất

Công bố sản phẩm bánh trung thu là quy trình pháp lý mà doanh nghiệp, tổ chức...

Six Sigma là gì? Mô hình Lean Six Sigma

Six Sigma là một phương pháp quản lý chất lượng được phát triển vào những năm...

Khoá học 7 QC Tools | Công cụ quản lý chất lượng

Khóa học 7 QC Tools hay “7 công cụ cơ bản của kiểm soát chất lượng” giúp bạn...

4M 1E là gì? 4 nội dung cần chú ý

4M 1E (viết tắt của Man, Machine, Method, Material và Environment) là một...

Chứng nhận áo giáp chống đạn | Tìm hiểu quy trình từ A-Z

Áo giáp chống đạn là trang bị quan trọng của các nhóm nghề nguy hiểm như lính...