Incoterms là gì? Giải thích 11 điều khoản Incoterms chi tiết nhất

Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, việc hiểu và sử dụng các quy tắc và điều khoản giao dịch là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự suôn sẻ và minh bạch trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về Incoterms - một hệ thống quy tắc phổ biến được sử dụng trên toàn cầu để xác định trách nhiệm và phân chia rõ ràng giữa người bán và người mua trong các giao dịch quốc tế.

 

1. Tìm hiểu Incoterms là gì?

1.1 Incoterms là gì?

Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms) là tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương.

Incoterms là các điều khoản thương mại quốc tế được chuẩn hoá, và được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi. Nội dung chính của các điều khoản cần kể đến 02 điểm sau:

  • Trách nhiệm của bên mua, bên bán đến đâu
  • Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ người bán sang người mua

Incoterms giúp xác định các trách nhiệm và chi phí của người bán và người mua trong mỗi giai đoạn của quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế. Điều này bao gồm việc xác định ai chịu trách nhiệm về bảo hiểm hàng hóa, thủ tục xuất nhập khẩu, chi phí vận chuyển và phân chia rủi ro trong trường hợp hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng.

Incoterms cũng giúp định rõ thời điểm và nơi chuyển giao hàng hóa, từ đó giảm thiểu sự hiểu lầm và tranh chấp trong quá trình thương mại quốc tế. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh môi trường pháp lý và thương mại đa dạng, khi các bên tham gia có thể có các quy tắc và quy định khác nhau.

Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms) là tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế

Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms) là tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế

1.2 Phạm vi của Incoterms

Các giao dịch mà Incoterms đề cập phải trên phạm vi thương mại quốc tế chứ không phải là các giao dịch trong nước. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Incoterms có những tác động nhất định đến các hoạt động xuất nhập khẩu.

Incoterms quy định tất cả các nhiệm vụ, rủi ro và chi phí liên quan trong quá trình giao dịch mua bán hàng hoá từ bên bán sang bên mua.

1.3 Lịch sử hình thành của Incoterms

Incoterms do phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) phát hành. Hiện bộ quy tắc này được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, phổ biến nhất là Tiếng Anh. Được bắt đầu soạn thảo năm 1921, Bản Incoterms đầu tiên được ban hành năm 1936. Incoterms đã được tiến hành sửa đổi bổ xung tổng cộng là 06 lần.

Các bản Incoterms đều có giá trị pháp lý ngang bằng nhau. Tuy nhiên Thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế có giá trị cao nhất.

Mỗi bản Incoterms lại đưa ra một số điều kiện giao hàng khác nhau. Ví dụ: Incoterms 2010 có tất cả 13 điều kiện giao hàng, Incoterms 1936 lại có 06 điều kiện giao hàng khác nhau.

1.4 Điều khoản của Incoterms

Các điều kiện Incoterm 2010 gồm có 11 điều, chia thành 4 nhóm E, F, C, D, chi tiết tên gọi như sau:

  • Nhóm E - 1 điều khoản: EXW(EX Works) giao hàng tại xưởng  
  • Nhóm F - 4 điều khoản: gồm FOB (Free on the Board), FCA (Free Carrier), FAS (Free Alongside)
  • Nhóm C - 3 điều khoản: gồm CRF (Cost and Freight), CIF (Cost Insurance and Freight), CPT (Carriage Paid To), CIP (Cost Insurance Paid to)
  • Nhóm D - 3 điều khoản: DAT (Delivered at Terminal), DAP (Delivered at Place), DDP (Delivered Duty Paid)

Trong 11 điều kiện trên cần lưu ý có 4 điều kiện chỉ áp dụng cho vận tải biển và thủy nội địa (FAS, FOB, CFR, CIF). 7 điều kiện còn lại có thể áp dụng cho mọi phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không.

Các điều kiện Incoterm 2010 gồm có 11 điều

Các điều kiện Incoterm 2010 gồm có 11 điều

✍ Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu | Thủ tục nhanh gọn - Tiết kiệm thời gian

2. Các thuật ngữ Incoterms phổ biến

Incoterms chia các điều khoản giao dịch thành nhóm và mã hóa bằng ba chữ cái, ví dụ như EXW (Ex Works), FCA (Free Carrier), FOB (Free on Board), CIF (Cost, Insurance and Freight), và DDP (Delivered Duty Paid), và nhiều hơn nữa. Mỗi thuật ngữ Incoterms đề cập đến một tình huống cụ thể trong quá trình vận chuyển hàng hóa và xác định trách nhiệm và chi phí của người bán và người mua. Dưới đây là bảng thông tin giúp bạn đọc tiếp cận tốt nhất các thuật ngữ Incoterms.

Bảng thuật ngữ Incoterms

Điều khoản Incoterms

Nội dung

Thời điểm rủi ro chuyển từ bên bán sang bên mua

EXW – Giá xuất xưởng

  • Bên mua gần như chịu hoàn toàn chi phí và rủi ro trong toàn bộ quá trình vận chuyển
  • Bên bán chỉ có nhiệm vụ đảm bảo rằng bên mua nhận được hàng
  • Khi bên mua tiếp cận hàng hóa, tất cả chi phí thuộc trách nhiệm của họ (bao gồm cả bốc xếp hàng hóa)

 

Tại kho, văn phòng của bên bán hoặc bất kỳ địa điểm lấy hàng nào khác.

 

 

DAP – Giao hàng tại nơi đến

 

  • Bên bán chịu chi phí và rủi ro vận chuyển hàng hóa tới một địa điểm đã thống nhất trước
  • Hàng hóa được coi là đã giao hàng khi được giao tới địa điểm đó và sẵn sàng bốc hàng
  • Trách nhiệm nhập khẩu và xuất khẩu giống như DAT

 

Khi hàng hóa sẵn sàng để bốc xếp tại địa điểm đã thống nhất trước

 

DDP – Giao hàng đã nộp thuế

 

  • Bên bán gần như chịu hoàn toàn trách nhiệm trong toàn bộ quá trình vận chuyển
  • Bên bán chịu toàn bộ chi phí và rủi ro vận chuyển hàng hóa tới một địa điểm đã thống nhất trước
  • Bên bán cũng đảm bảo hàng sẵn sàng để bốc xếp, hoàn thành các nghĩa vụ xuất nhập khẩu và nộp thuế, nếu có

Khi hàng hóa sẵn sàng để bốc xếp tại địa điểm đã thống nhất trước.

 

CIP – Cước và bảo hiểm trả tới điểm đến

 

  • Trách nhiệm của bên bán giống như CPT, ngoại trừ một điểm khác: bên bán cũng chi trả tiền bảo hiểm hàng hóa
  • Bên bán chỉ có nghĩa vụ mua bảo hiểm mức chi trả tối thiểu
  • Nếu bên mua muốn có bảo hiểm toàn diện hơn, họ có thể tự thu xếp mua bảo hiểm

Khi công ty vận chuyển của bên mua nhận hàng.

 

DAT – Giao hàng tại bến

 

  • Bên bán chịu chi phí và rủi ro giao hàng tới một bến đã thống nhất trước
  • Bến ở đây có thể là sân bay, kho, đường bộ hoặc bãi container
  • Bên bán làm thủ tục thông quan và dỡ hàng tại bến
  • Bên mua làm thủ tục nhập khẩu và các quy định hải quan có liên quan

Tại bến

FCA – Giao cho người vận tải

 

  • Bên bán giao hàng hóa cho công ty vận chuyển của bên mua tại một địa điểm đã thống nhất trước
  • Bên bán cũng cần làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho hàng hóa

Khi công ty vận chuyển của bên mua nhận hàng

CPT – Cước trả tới điểm đến

 

  • Trách nhiệm của bên bán giống như FCA, ngoại trừ một điểm khác: bên bán thanh toán chi phí giao hàng
  • Giống như FCA, trách nhiệm của bên bán bao gồm làm thủ tục thông quan xuất khẩu hàng hóa

Khi công ty vận chuyển của bên mua nhận hàng.EXW – Ex-Works.

 

FAS – Miễn trách nhiệm Dọc mạn Tàu nơi đi

 

  • Bên bán chịu hoàn toàn chi phí và rủi ro cho tới khi hàng được giao dọc mạn tàu
  • Bên mua tiếp nhận rủi ro và chịu trách nhiệm làm thủ tục thông quan xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa

Khi hàng được giao dọc mạn tàu.

 

FOB – Miễn trách nhiệm trên boong tàu

 

  • Bên bán chịu hoàn toàn chi phí và rủi ro cho tới khi hàng được giao lên tàu
  • Bên bán cũng làm thủ tục thông quan xuất khẩu
  • Bên mua chịu mọi trách nhiệm ngay khi hàng được giao lên tàu

Khi hàng đã được giao lên tàu.

 

CFR – Tiền hàng cộng cước

 

  • Bên bán có trách nhiệm giống như FOB nhưng phải trả chi phí vận chuyển hàng hóa đến cảng
  • Giống như FOB, bên mua chịu hoàn toàn trách nhiệm ngay khi hàng được giao lên tàu

Khi hàng được giao lên tàu.

 

CIF – Tiền hàng, Bảo hiểm, Cước phí

 

  • Bên bán có trách nhiệm giống như CFR nhưng phải trả phí bảo hiểm
  • Giống như CIP, bên bán chỉ cần mua mức bảo hiểm tối thiểu
  • Nếu bên mua muốn có bảo hiểm toàn diện hơn thì phải tự chi trả

Khi hàng được giao lên tàu.

 

3. Mục đích của Incoterms

Mục đích chủ yếu của Incoterms là để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng trong ngoại thương. Theo đó, phân chia rõ trách nhiệm, chi phí, và rủi ro trong quá trình chuyển giao hàng từ người bán sang người mua. Nhờ đó các bên tham gia có cách hiểu thống nhất, tránh hoặc giảm thiểu những tranh chấp phát sinh do mỗi bên có cách hiểu khác nhau về một số quyền và trách nhiệm cơ bản của mình.

Vậy có thể tóm lược 3 mục tiêu của Incoterms gồm:

  • Giải thích những điều kiện thương mại thông dụng
  • Phân chia trách nhiệm, chi phí, rủi ro giữa người mua và bán
  • Giảm thiểu tranh chấp, rủi ro do hiểu nhầm

Giả sử nếu không có các điều khoản Incoterms này, hai bên mua bán sẽ phải đàm phán từng chi tiết, và như vậy thì hợp đồng sẽ trở nên dài dòng và mất nhiều thời gian thương thảo. Thay vì vậy, Incoterms quy định sẵn một bộ các quy tắc, kiểu thành block có sẵn với chi tiết kèm theo. Khi đã lựa chấp thuận sử dụng quy tắc nào, thì coi như đã “tích hợp” những nội dung của quy tắc đó vào hợp đồng, đỡ phải thảo luận dài dòng, mà vẫn đảm bảo tính thông hiểu cao nhất (tất nhiên, không hiểu do yếu nghiệp vụ thì miễn bàn).

✍ Xem thêm: Giám định số lượng, chất lượng, tình trạng hàng hoá | Hỗ trợ toàn quốc - Chứng thư uy tín

4. Giá trị pháp lý của Incoterms

Incoterms là không nhất thiết trong việc bắt buộc phải thực hiện. Người mua và người bán không phải tuân thủ theo Incoterms, nếu họ không lựa chọn một trong những quy tắc này trong hợp đồng. Các bên có thể thoả thuận theo ý mình và không cần để ý đến thuật ngữ Incoterms.

Dù vậy, vì nhiều lợi ích mà bộ quy tắc đem lại, nếu các bên đã đồng ý áp dụng điều khoản của Incoterms thì phải tuân thủ theo. Nếu không sẽ bị coi như là vi phạm hợp đồng, và xử lý theo điều khoản vi phạm của hợp đồng mua bán mà các bên đã thoả thuận.

 Incoterms không mang tính bắt buộc

Incoterms không mang tính bắt buộc

✍ Xem thêm: Quy trình nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam | 10 Bước thực hiện chi tiết

5. Những đặc điểm cần lưu ý của Incoterms

► Incoterms không mang tính bắt buộc

Cần lưu ý rằng Incoterms không phải là luật, nên những quy tắc đề ra không có tính chất bắt buộc. Đó là những tập quán thương mại nhiều hơn là những luật lệ buộc phải tuân theo trong mọi trường hợp. Nghĩa là bạn có thể sử dụng những quy tắc trong Incoterms như những quy tắc tham khảo cho việc mua bán quốc tế. 

Chỉ khi bên bán và bên mua đồng ý sử dụng quy tắc nào đó trong Incoterms và đưa vào trong bản hợp đồng mua bán, lúc đó nội dung của quy tắc áp dụng mới mang tính ràng buộc. Một khi đã được thống nhất áp dụng, các bên giao dịch phải có nghĩa vụ, trách nhiệm với những quy tắc này.

► Có nhiều phiên bản cùng tồn tại

Incoterms có nhiều phiên bản, mà các phiên bản sau không phủ nhận tính hiệu lực của các phiên bản trước đó. Điều này đòi hỏi khi sử dụng Incoterms trong hoạt động thương mại quốc tế, các bạn phải nêu rõ ràng cụ thể tên phiên bản mà mình áp dụng. Có như vậy các bên liên quan mới có thể thông hiểu, đối chiếu, xác định, và cam kết trách nhiệm.

Các phiên bản của Incoterms ban hành vào các năm: 1936, 1953 (được sửa đổi vào năm 1967 và 1976), 1980, 1990, 2000, và 2010.

Thực tế, nhiều đơn vị hay quên không đề cập đến phiên bản Incoterms đang sử dụng trong quá trình làm hợp đồng. Điều này nếu không được chỉnh sửa kịp thời, thì có thể gây ra không ít rắc rối cho việc đối chiếu, xác minh tính hiệu lực của các điều khoản trong hợp đồng.

► Chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa

Các quy tắc của Incoterms chỉ được dùng để xác định thời điểm chuyển giao rủi ro, trách nhiệm, chi phí từ người mua đến người bán. 

Những nội dung khác về thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa, hay những hậu quả có thể có khi vi phạm hợp đồng đều không được đề cập đến, nghĩa là chưa được bao gồm trong Incoterms. Vì thế, ở các điều khoản khác của hợp đồng, những vấn đề này nên được thỏa thuận rõ ràng.

► Mất hiệu luật trước luật địa phương

Nhiều doanh nghiệp mới làm xuất nhập khẩu phụ thuộc vào các quy tắc trong Incoterms mà quên mất những luật lệ của quốc gia hay vùng lãnh thổ tham gia mua bán.

Cần lưu ý rằng các điều kiện trong Incoterms có thể bị mất hiệu lực nếu trái với luật địa phương. Do đó, các bên cần nghiên cứu và phải tuân thủ luật địa phương trong quá trình thương thảo và thực hiện hợp đồng mua bán.

► Giữ nguyên bản chất điều kiện cơ sở giao hàng

Khi áp dụng các quy tắc trong Incoterms, chúng ta cần nắm rõ bản chất điều kiện cơ sở giao hàng, và cũng cần phân biệt rõ điều này với nghĩa vụ, trách nhiệm thực tế của các bên trong hợp đồng. Bởi lẽ, tùy theo vị thế mạnh yếu mà mỗi bên có thể đàm phán để tăng thêm hoặc giảm bớt quyền lợi và trách nhiệm của mình. Tuy nhiên trong quá trình thương thảo như vậy, hai bên cần đảm bảo không được làm thay đổi bản chất điều kiện cơ sở giao hàng.

► Quy tắc mang tính bao quát

Các quy tắc trong Incoterms chủ yếu hướng đến những vấn đề chung có liên quan đến việc giao hàng. Còn những vấn đề khác như giá cả hàng hóa, phương thức thanh toán, các yêu cầu về bốc dỡ hàng hóa, lưu kho… thì hoàn toàn không quy định trong Incoterms, và do đó cần được quy định cụ thể và rõ ràng trong hợp đồng.

Các quy tắc của Incoterms chỉ được dùng để xác định thời điểm chuyển giao rủi ro, trách nhiệm, chi phí từ người mua đến người bán

Các quy tắc của Incoterms chỉ được dùng để xác định thời điểm chuyển giao rủi ro, trách nhiệm, chi phí từ người mua đến người bán

✍ Xem thêm: Giấy phép xuất khẩu nông sản cần có? Hướng dẫn đăng ký

Trên thương trường quốc tế, việc hiểu và áp dụng đúng các quy tắc và điều khoản giao dịch là quan trọng để đảm bảo sự minh bạch và thành công trong các giao dịch. Incoterms đã được thiết kế để giúp định rõ trách nhiệm và phân chia chi phí trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế, từ đó giảm thiểu rủi ro và tranh chấp. Việc hiểu và sử dụng đúng Incoterms sẽ mang lại lợi ích lớn cho các bên tham gia thương mại và đóng góp vào sự phát triển và mở rộng thương mại quốc tế. Mọi yêu cầu cần hỗ trợ về dịch vụ của Vinacontrol CE. Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ tốt nhất!

Tin khác

OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý Sức khoẻ và An toàn

Chứng nhận OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu...

Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn thủ tục công bố nhanh

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch...

Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Lợi ích khi đạt giấy chứng nhận

Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là việc xác nhận đối...

Kiểm định - Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Phương tiện đo lường là những công cụ, thiết bị vô cùng phổ biến trong sản...

Giám định thiết bị, máy móc, dây chuyền

Giám định máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo...

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo BS EN 14891:2017

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo tiêu chuẩn BS EN 14891:2017...

Bơm tiêm điện là gì? Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm điện đúng cách

Bơm tiêm điện là thiết bị không thể thiếu tại các cơ sở y tế. Thiết bị này...

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt | Tư vấn từ A-Z

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt là quá trình kiểm tra và đánh giá các đặc tính...

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), Vinacontrol CE...

Chứng nhận kính hộp gắn kín cách nhiệt theo TCVN 8260:2009

Chứng nhận hợp chuẩn kính hộp gắn kín cách nhiệt là quá trình kiểm tra và...