FOB là gì? Phân biệt FOB và CIF

FOB là thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, và hiểu rõ bản chất của nó sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được hình thức giao hàng phù hợp. Vậy giá FOB là gì? Trách nhiệm của từng bên trong hợp đồng FOB cụ thể ra sao? Hãy cùng Vinacontrol CE tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

 

1. Khái niệm FOB là gì?

FOB (Free On Board) là một điều khoản giao hàng trong Incoterms, quy định trách nhiệm giữa người mua và người bán trong giao dịch quốc tế. Theo đó, người bán chịu trách nhiệm đưa hàng lên tàu, sau đó rủi ro và chi phí sẽ chuyển giao cho người mua từ thời điểm này.

Nội dung điều khoản quy định rằng người bán hàng sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình ngay sau khi hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp. Nếu như hàng hoá chưa được xếp lên tàu thì người bán vẫn chịu trách nhiệm về lô hàng. Còn trách nhiệm của người bán sẽ chuyển giao hoàn toàn cho người mua sau khi hàng đã được chuyển hết lên tàu.

Lan can tàu chính là địa điểm chuyển giao rủi ro trong điều kiện FOB. Trong quá trình hàng hóa được vận chuyển từ nước này sang nước khác sẽ phải trải qua một quãng thời gian lênh đênh trên biển. Các rủi ro như sóng thần hoặc cướp biển có thể sẽ làm cản trở quá trình vận chuyển hoặc làm mất trắng hàng hóa. Theo điều kiện FOB thì người bán sẽ không phải chịu trách nhiệm. Vì vậy người mua phải mua bảo hiểm cho hàng hóa được vận chuyển.

Liên quan tới điều kiện giao hàng FOB (Free on board), bạn nên hiểu rõ thêm các thuật ngữ sau:

  • FOB Shipping Point (FOB điểm giao hàng): Địa điểm giao hàng quy định là trên lan can tàu. Như vậy, quyền sở hữu và trách nhiệm đối với lô hàng sẽ được người bán chuyển cho người mua sau khi lô hàng được xếp lên tàu.
  • FOB Destination (FOB điểm đến): Trách nhiệm và quyền sở hữu sẽ được chuyển cho người mua khi lô hàng được giao tới điểm chỉ định đã được nếu rõ trong hợp đồng.

 

FOB Shipping Point và FOB Destination

FOB Shipping Point và FOB Destination 

✍  Xem thêm: Xuất khẩu tại chỗ là gì ? Tìm hiểu hồ sơ thủ tục chi tiết

2. Giá FOB bao gồm những gì?

Giá FOB (Free on board) chính là giá tại cửa khẩu bên nước của người bán. Giá FOB đã bao gồm toàn bộ chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng, thuế xuất khẩu và thuế làm thủ tục xuất khẩu. Lưu ý rằng, giá FOB không bao gồm chi phí bỏ ra để vận chuyển hàng bằng đường biển, cũng không bao gồm chi phí bảo hiểm đường biển. 

Cách tính giá FOB cụ thể như sau:

Giá FOB = Giá hàng hóa thành phẩm + phí nâng hạ container + phí kéo container nội địa + phí mở tờ khai hải quan + phí xin giấy chứng nhận xuất xứ ( nếu yêu cầu) + phí kẹp trì + phí hun trùng kiểm dịch. 

Để dễ hình dung, chúng ta sẽ có ví dụ sau:

Nếu như doanh nghiệp của bạn mua hàng từ cảng Singapore để nhập khẩu về Việt Nam thông qua cảng Đà Nẵng. Doanh nghiệp của bạn sẽ phải chịu trách nhiệm thanh toán chi phí vận chuyển hàng, đồng thời mua bảo hiểm cho lô hàng khi di chuyển từ cảng Singapore đến cảng Đà Nẵng. 

Trong Hợp đồng thương mại cần chỉ rõ ràng và đầy đủ:  FOB + Tên cảng xếp hàng

Ví dụ: FOB Cat Lai, Vietnam

Người bán

Người mua

  • Giao hàng lên tàu tại cảng quy định

  • Chịu mọi chi phí, tổn thất, rủi ro trước khi hàng được xếp lên tàu.

  • Thông quan xuất khẩu, cung cấp giấy phép  XK và trả thuế.

  • Chuyển giao hóa đơn thương mại và các chứng từ có liên quan.

  • Thông báo cho người mua là hàng đã lên tàu

  • Thanh toán tiền hàng.

  • Chịu mọi chi phí, tổn thất, rủi ro khi hàng đã xếp lên tàu.

  • Chịu chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

  • Mua bảo hiểm hàng hóa

  • Thông quan nhập khẩu và trả thuế.

 

Giá FOB đã bao gồm toàn bộ chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng, thuế xuất khẩu

Giá FOB đã bao gồm toàn bộ chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng, thuế xuất khẩu

✍  Xem thêm: Giám định số lượng, chất lượng, tình trạng hàng hoá | Chứng thư uy tín

3. Trách nhiệm của người mua và người bán trong hợp đồng FOB

Trách nhiệm của người mua và người bán trong hợp đồng FOB đã được nêu rõ trong Incoterms 2010. Cụ thể như sau:

Trách nhiệm

Diễn giải

a. Nghĩa vụ thanh toán

Người bán sẽ có trách nhiệm giao hàng lên tàu tại cảng, cung cấp đầy đủ hoá đơn thương mại hoặc chứng từ điện tử có giá trị tương đương, đồng thời cung cấp vận đơn đường biển để làm bằng chứng giao hàng.

Người mua sẽ có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí tiền hàng cho người bán đúng như cam kết đã ghi rõ trong hợp đồng mà 2 bên đã ký. 

b. Giấy phép và các thủ tục

Người bán có trách nhiệm chủ động làm thủ tục xuất khẩu, đông thời cung cấp giấy phép xuát khẩu để lô hàng đủ điều kiện xuất đi. 

Người mua có trách nhiệm chuẩn bị giấy phép xuất khẩu, đồng thời, hoàn tất thủ tục hải quan theo quy định pháp luật hiện hành nhằm mục đích đảm bảo rằng lô hàng được phép nhập khẩu vào quốc gia và vùng lãnh thổ của họ. 

c. Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm

Người bán chịu chi phi và rủi ro trong hợp đồng vận chuyển lô hàng từ kho nội địa đến cảng. Chi phí và rủi ro này sẽ được kết thúc và chuyển giao cho bên người mua sau khi hàng được đưa lên tàu. 

Người mua có trách nhiệm thanh toán chi phí vận chuyển hàng từ cảng đi chỉ định đến cảng đến cuối cùng, đó có thể là kho nội địa hoặc là cảng dỡ hàng, tuỳ vào thoả thuận 2 bên. Người mua không bắt buộc phải mua hợp đồng bảo hiểm nếu họ không muốn. 

d. Giao hàng

Hàng hoá sẽ được người bán vận chuyển từ cảng xuất chỉ định. Đồng thời người bán chịu trách nhiệm chi trả chi phí cho việc lô hàng được đưa lên tàu. 

Còn đối với người mua, họ sẽ nhận hàng thuộc quyền sở hữu của mình ngay sau khi lô hàng đã được bốc lên tại cảng đến.

e. Chuyển giao rủi ro

Sau khi hàng được đưa lên boong tàu, toàn bộ chi phí được chuyển giao từ người bán sang người mua. 

Người mua nhận những rủi ro được chuyển giao từ bên người bán sau khi hàng được đưa qua lan can tàu. Rủi ro này bao gồm cả mất mát trong quá trình vận chuyển.

f. Cước phí

Người bán sẽ chịu chi trả toàn bộ chi phí cho đến khi hàng được đặt lên boong tàu. Trong đó đã bao gồm chi phí khai hải quan, thuế,...

Người mua sẽ phải trả cước vận chuyển lô hàng tính từ lúc hàng được đặt lên boong.

g. Thông tin người mua

Người bán có trách nhiệm thông báo hàng đã được chuyển giao qua lan can tàu hoàn toàn. 

Người mua cần thông báo hàng đã được chất lên tàu, cần cung cấp thông tin về tên tàu, cảng chỉ định.

h. Bằng chứng giao hàng

Người bán có trách nhiệm cung cấp cho người mua chứng từ vận tải giao hàng từ kho ra cảng để làm bằng chứng về việc giao hàng.

Người mua sẽ phải cung cấp bằng chứng vận chuyển hàng hoá cho người bán, phổ biến nhất chính là vận đơn. 

i. Kiểm tra - Đóng gói - Ký hiệu hàng hoá

Người bán cần chi trả toàn bộ chi phí cho việc kiểm tra và quản lý chất lượng lô hàng. Cần thông báo cho người mua trong trường hợp hàng được đóng gói đặc biệt. 

Người mua phải chịu mọi chi phí phát sinh nếu như lô hàng được hải quan của nước xuất khẩu kiểm tra. 

k. Nghĩa vụ, trách nhiệm khác

Người bán phải hỗ trợ những thông tin và chứng từ cần thiết để đảm bảo việc vận chuyển và giao hàng tới điểm đích.

Người mua phải trả tất cả chi phí phát sinh để có được những chứng từ liên quan. 

 

Trách nhiệm của người mua và người bán trong hợp đồng FOB

Trách nhiệm của người mua và người bán trong hợp đồng FOB

✍  Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu | Hồ sơ đơn giản – Thủ tục nhanh gọn

4. Phân biệt FOB và CIF

Các điểm giống nhau:

  • FOB và CIF đều là các điều khoản trong Incoterms.
  • Cảng xếp hàng chính là điểm chuyển giao rủi ro giữa 2 bên mua và bán.
  • Người bán sẽ làm thủ tục hải quan, tỏng khi người mua làm thủ tục nhập khẩu

Khác nhau:

 

FOB

CIF

Khai báo

Được khai báo cùng tên cảng xếp hàng trong

Được khai báo cùng cảng đích.

Nội dung

Quy định về giao hàng lên tàu

Quy định về tiền hàng, cươc phí và bảo hiểm

Nghĩa vụ các bên

Quy định người bán không có nghĩa vụ book tàu, mà người mua phải book tàu

Quy định người bán sẽ tìm đơn vị vận chuyển

Điểm chuyển giao rủi ro và chi phí

Điểm chuyển giao rủi ro và chi phí: Tại cảng xếp

  • Điểm chuyển giao rủi ro: Tại cảng xếp
  • Điểm chuyển giao chi phí: tại cảng dỡ

 

FOB là 1 điều khoản rất phổ biến hiện nay và nó đang ngày càng được cải tiến, nhằm phù hợp với hơn với mục đích của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về FOB (Free on board) trong hoạt động giao thương quốc tế. Hy vọng với nội dung trên, doanh nghiệp đã phần nào hiểu FOB là gì? Cũng như trách nhiệm của các bên khi lựa chọn điều khoản phù hợp. Mong là bài viết sẽ hữu ích đối với tất cả các bạn! Mọi yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol CE. Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ tốt nhất!

Tin khác

Chứng nhận SBP là gì? Chương trình sinh khối bền vững

Chương trình Sinh khối Bền vững (SBP - Sustainable Biomass Program) được...

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...