Xuất khẩu tại chỗ là gì? Tìm hiểu hồ sơ thủ tục chi tiết
Việt Nam là địa điểm có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian vừa qua. Theo đó, không ít các doanh nghiệp nước ngoài tiến hành các hoạt động đầu tư, hợp tác đa dạng và kinh doanh thương mại tại Việt Nam. Đặc biệt, hoạt động xuất khẩu tại chỗ giữa các doanh nghiệp Việt và nước ngoài ngày càng gia tăng. Kéo theo nhu cầu tìm hiểu về các thủ tục, thông tin liên quan khi có những vướng mắc trong quá trình xuất khẩu tại chỗ. Nhằm giúp Quý doanh nghiệp nắm bắt thông tin tốt nhất, Vinacontrol CE sẽ cung cấp các nội dung sau.
1. Xuất khẩu tại chỗ là gì?
1.1 Khái niệm
Xuất khẩu tại chỗ là trường hợp hàng hóa được sản xuất phục vụ xuất khẩu cho một thương nhân nước ngoài, nhưng hàng hóa sẽ được giao hàng tại Việt Nam cho một đơn vị theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. Theo đó, hàng được giao trên lãnh thổ Việt Nam mà không cần xuất ra nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy, xuất khẩu tại chỗ cần 3 yếu tố:
- Bán hàng (xuất khẩu) cho thương nhân nước ngoài;
- Địa điểm giao hàng tại Việt Nam;
- Thông tin người nhận hàng do người mua hàng nước ngoài cung cấp.
Bản chất của xuất khẩu tại chỗ
1.2 Các loại hàng hoá xuất khẩu tại chỗ
Theo khoản 1 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm 03 loại sau:
- Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 điều 32 Nghị định 187/2013/NĐ-CP;
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
1.3 Lợi ích khi xuất khẩu tại chỗ
Xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ đang là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, bên cạnh hình thức xuất khẩu truyền thống. Hình thức tại chỗ này không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian mà còn được hưởng nhiều ưu đãi về thuế xuất.
Ví dụ về xuất khẩu tại chỗ
✍ Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu | Thủ tục nhanh gọn
2. Hồ sơ hải quan của thủ tục xuất khẩu tại chỗ
Theo Điều 16, khoản 3 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC và khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, hồ sơ hải quan xuất khẩu tại chỗ gồm những tài liệu sau:
- Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu;
- Hợp đồng mua bán
- Hoá đơn thương mại;
- Giấy phép xuất khẩu;
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành);
- Chứng từ chứng minh tổ chức cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hoá theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Hợp đồng uỷ thác
- Chứng từ khác có liên quan tuỳ vào từng trường hợp cụ thể…
Chuẩn bị hồ sơ hải quan xuất khẩu tại chỗ theo hướng dẫn
✍ Xem thêm: Quy trình nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam | Tìm hiểu các bước thực hiện
3. Quy trình thủ tục xuất khẩu tại chỗ
Thủ tục hải quan xuất khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi Cục Hải quan thuận tiện do người khai hải quan lựa chọn và theo quy định của từng loại hình.
3.1 Căn cứ pháp lý của thủ tục xuất khẩu tại chỗ
- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
- Khoản 8 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
3.2 Thời hạn làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ
Theo khoản 4 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi tại khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan là 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hoá xuất khẩu, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.
3.3 Trách nhiệm của các bên khi tiến hành thủ tục
Đối tượng |
Trách nhiệm |
Người xuất khẩu |
|
Người nhập khẩu |
|
Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu |
|
Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu |
|
✍ Xem thêm: Giám định số lượng, chất lượng và tình trạng lô hàng | Tiết kiệm chi phí
3.4 Thủ tục xuất khẩu tại chỗ
► Bước 1: Doanh nghiệp xuất khẩu khai hải quan
Căn cứ vào hợp đồng đã được ký với thương nhân nước ngoài có chỉ định giao hàng tại Việt nam, doanh nghiệp xuất khẩu phải kê khai đầy đủ các tiêu chí tương ứng cho doanh nghiệp xuất khẩu trên tờ khai.
► Bước 2: Doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ
Đến Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục để đăng ký làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ phù hợp đối với loại hình xuất nhập khẩu khi nhận đủ hàng.
► Bước 3: Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu
Tiếp tục hoàn thiện các giai đoạn bao gồm: nộp tờ khai, tính thuế, niêm phong mẫu hàng (nếu có), xác nhận đã làm thủ tục, giao doanh nghiệp và lưu trữ hồ sơ, thông báo cho Cục Thuế địa phương nơi theo dõi thuế của doanh nghiệp biết.
► Bước 4: Doanh nghiệp xuất khẩu
Lúc này, doanh nghiệp xuất khẩu phải nhận hồ sơ đã được làm thủ tục chuyển cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất để đăng ký làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ.
► Bước 5: Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu
Chi cục Hải quan sẽ tiếp nhận tờ khai hải quan, cùng các chứng từ khác thuộc hồ sơ xuất khẩu tại chỗ. Sau đó, tiếp tục tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định, phù hợp với từng loại xuất khẩu, nhập khẩu, thuế phí (nếu có).
Lưu ý:
- Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác mua bán hàng hóa với doanh nghiệp ưu tiên; doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan và đối tác mua bán hàng hóa cũng là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được giao nhận nhiều lần trong một thời hạn nhất định theo một hợp đồng/đơn hàng với cùng người mua hoặc người bán thì được giao nhận hàng hóa trước, khai hải quan sau.
- Việc khai hải quan được thực hiện trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thực hiện việc giao nhận hàng hóa.
- Người khai hải quan được đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ tại 01 Chi cục Hải quan thuận tiện; chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
- Cơ quan hải quan chỉ kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa (không kiểm tra thực tế hàng hóa).
- Đối với mỗi lần giao nhận, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải có chứng từ chứng minh việc giao nhận hàng hóa (như hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,…), chịu trách nhiệm lưu giữ tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra.
Thủ tục hải quan xuất khẩu tại chỗ
✍ Xem thêm: Quy trình xuất khẩu hàng hoá | Tìm hiểu 10 bước chi tiết
4. Thuế suất thuế GTGT với hàng hoá xuất khẩu tại chỗ
Theo quy định tại Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014, 2016) thì hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng mức thuế suất 0%.
Các trường hợp không được áp dụng mức thuế suất 0% bao gồm:
- Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;
- Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;
- Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan);
- Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm: Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành; Dịch vụ thanh toán qua mạng; Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.
Trong một số trường hợp không được áp dụng mức thuế suất 0%
Trên đây là một số thông tin liên quan đến hình thức xuất khẩu tại chỗ bao gồm khái niệm, đặc điểm, các loại hàng hoá, thuế suất và thủ tục hải quan khi xuất khẩu tại chỗ. Vinacontrol CE hy vọng với những nội dung này, Quý doanh nghiệp có thể tiến hành quy trình xuất khẩu thuận lợi nhất.
Tin khác