Quy trình nhập khẩu hàng hoá về Việt Nam | Hướng dẫn [A-Z]

Trên thực tế, các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn và vướng mắc về thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Cụ thể về các vấn đề như sẽ cần chuẩn bị hồ sơ chứng từ gì, thống nhất và ký hợp đồng với đối tác nước ngoài như thế nào hay phương thức thanh toán ra sao, quá trình khai báo hải quan nhập khẩu như thế nào? Vì vậy, Vinacontrol CE đã tổng hợp các thông tin dưới đây nhằm cung cấp cũng như tháo gỡ các vướng mắc của Quý doanh nghiệp khi tiến hành quy trình nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

 

1. Nhập khẩu hàng hoá là gì?

Nhập khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa từ nước ngoài vào trong lãnh thổ Việt Nam hoặc từ những khu vực đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo pháp luật quy định.

Nhập khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa từ nước ngoài vào trong lãnh thổ Việt Nam

Nhập khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa từ nước ngoài vào trong lãnh thổ Việt Nam

Quy định về nhập khẩu hàng hóa được nêu rõ tại Luật Quản lý ngoại thương 2017. Theo đó, đối tượng hàng nhập khẩu phải kiểm tra gồm có:

"Hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch quy định tại các điều 61, 62, 63, 64 của Luật Quản lý ngoại thương

Hàng hóa nhập khẩu có tiềm ẩn hoặc có khả năng gây mất an toàn theo thông tin cảnh báo từ các tổ chức quốc tế, khu vực và nước ngoài phải được kiểm tra nghiêm ngặt

Hàng hóa nhập khẩu bị cơ quan phát hiện là không phù hợp và phải tăng cường kiểm tra theo pháp luật quy định"

Căn cứ tại Điều 5, những hàng hoá bị cấm nhập khẩu gồm có: Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, các mặt hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng; các loại hóa chất thuộc danh mục hóa chất cấm theo quy định của pháp luật; pháo các loại, đèn trời, các loại thiết bị gây nhiễu máy đo tốc độ phương tiện giao thông; phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C; sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole; thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng tại Việt Nam; các mẫu động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên bị nhập khẩu vì mục đích thương mại;...

✍  Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu | Thủ tục nhanh gọn – Hỗ trợ hiệu quả

2. Hồ sơ nhập khẩu doanh nghiệp cần chuẩn bị

Doanh nghiệp cần phải có đầy đủ các chứng từ hợp pháp lý từ bên xuất khẩu bao gồm các giấy tờ như sau:

  • Vận đơn liên quan nếu được yêu cầu, …
  • Hợp đồng kinh doanh
  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Bản kê chi tiết thông tin của hàng hóa
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
  • Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa
  • Giấy chứng nhận phân tích
  • MSDS (dành cho hàng nguy hiểm, hàng hóa chất)
  • Và các giấy tờ khác có liên quan

 

Hồ sơ nhập khẩu doanh nghiệp cần chuẩn bị

Hồ sơ nhập khẩu doanh nghiệp cần chuẩn bị

✍  Xem thêm: CO CQ là gì? Phân biệt và áp dụng chứng nhận như thế nào?

3. Quy trình nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam

3.1 Sơ đồ quy trình nhập khẩu hàng hoá

Một quy trình nhập khẩu hàng hoá thường được thực hiện đầy đủ các bước như sau:

  • Bước 1: Xác định loại hàng hoá nhập khẩu
  • Bước 2: Ký hợp đồng ngoại thương
  • Bước 3: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa và theo dõi đóng hàng
  • Bước 4: Nhận giấy báo hàng đến & Đăng ký kiểm tra chuyên ngành
  • Bước 5: Khai và truyền tờ khai hải quan
  • Bước 6: Lấy lệnh giao hàng (Delivery Order)
  • Bước 7: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan
  • Bước 8: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan
  • Bước 9: Làm thủ tục đổi lệnh và chuyển hàng hóa về kho bảo quản
  • Bước 10: Lưu trữ hồ sơ và chứng từ

✍  Xem thêm: Giám định số lượng, chất lượng và tình trạng lô hàng | Chứng thư uy tín - Hỗ trợ toàn quốc

3.2 Các bước nhập khẩu hàng hoá

► Bước 1: Xác định loại hàng hóa nhập khẩu

Doanh nghiệp xác định loại hàng hóa định nhập thuộc vào nhóm ngành hàng nào, có phải là loại hàng bị cấm hay không hoặc là mặt hàng đó có cần phải xin giấy phép nhập khẩu hay không, hay là mặt hàng cần công bố chuẩn hợp quy hoặc hàng cần kiểm tra chuyên ngành.

Sau khi đã xác định được thì doanh nghiệp phải thực hiện theo các yêu cầu mà mặt hàng đó đưa ra, nếu là hàng thương mại bình thường thì không cần. Cụ thể:

Mặt hàng

Doanh nghiệp cần làm

Hàng thương mại thông thường

Đây là những lô hàng đủ điều kiện để tiến hành làm thủ tục nhập khẩu thông thường.

Hàng bị cấm

Nếu như mặt hàng định nhập khẩu có tên trong danh mục hàng cấm nhập khẩu thì bắt buộc phải dừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu mặt hàng này để tránh những vướng mắc về mặt pháp lí. Để biết thêm thông tin chi tiết, quý doanh nghiệp có thể tra cứu danh mục hàng cấm nhập khẩu tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP.

Hàng phải xin giấy phép nhập khẩu

Nghị định 187/2013/NĐ-CP đã quy định rõ những mặt hàng phải xin giấy phép nhập khẩu. Theo đó, quý doanh nghiệp phải hoàn tất các thủ tục trước khi đưa hàng về cảng. Nếu không sẽ phát sinh nhiều chi phí để thuê kho chứa, thuê bãi tỏng lúc chờ được cấp giấy phép

Hàng cần công bố hợp chuẩn hợp quy

Doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố hợp quy trước khi hàng được đưa về cảng. Quy trình làm công bố hợp quy cho lô hàng đã được quy định rõ tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. 

Hàng cần kiểm tra chuyên ngành

Công tác kiểm tra chuyên ngành đối với những mặt hàng này sẽ được tiến hành sau khi đưa hàng về cảng. Theo đó, cơ quan chức năng sẽ đến tận nơi để lấy mẫu về kiểm tra. Sau khi có kết quả, doanh nghiệp sẽ tiến hành các công đoạn làm thủ tục còn lại.

✍  Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng | Hướng dẫn chi tiết

► Bước 2: Ký hợp đồng ngoại thương

Qua đó hợp thức hóa giao dịch giữa hai bên. Hợp đồng ngoại thương sẽ được yêu cầu trong tất cả các bộ hồ sơ xuyên suốt quá trình nhập khẩu hàng hóa.

Nội dung trong hợp đồng phải được ghi chép rõ ràng, chi tiết, tuân theo quy định của pháp luật và thường bao gồm có nội dung như: Tên mặt hàng, số lượng, trọng lượng, giá thành, quy cách đóng gói,...

Hợp đồng ngoại thương sẽ được yêu cầu trong tất cả các bộ hồ sơ xuyên suốt quá trình nhập khẩu hàng hóa.

Hợp đồng ngoại thương sẽ được yêu cầu trong tất cả các bộ hồ sơ xuyên suốt quá trình nhập khẩu hàng hóa

► Bước 3: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa

Trước khi tiến hành nhập một lô hàng, doanh nghiệp yêu cầu bên đối tác tiến hành chuẩn bị các chứng từ cũng như theo dõi tiến trình đóng hàng và thông tin cập nhật từ họ.

Doanh nghiệp xin giấy phép nhập khẩu (nếu có)- áp dụng cho nhập khẩu hàng bằng đường biển, đường hàng không, Mua bảo hiểm (nếu có)...Và phải đảm bảo chuẩn bị đầy đủ các chứng từ sau:

  • Sale contract: Hợp đồng thương mại
  • Bill of lading: Vận đơn lô hàng
  • Commercial invoice: Hóa đơn thương mại
  • Packing list: Phiếu đóng gói hàng hóa
  • C/O: giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng
  • Cùng các giấy tờ khác có liên quan

► Bước 4: Nhận giấy báo hàng đến & Đăng ký kiểm tra chuyên ngành

Nếu hàng hoá nhập khẩu nằm trong danh mục hàng hóa phải kiểm tra thì đây là một thủ tục bắt buộc.

Sau khi doanh nghiệp nhận được giấy báo hàng đến (arrival notice) thì doanh nghiệp phải đi đăng ký kiểm tra chuyên ngành. Thông thường hãng vận chuyển sẽ gửi giấy này cho doanh nghiệp khoảng hai ngày trước khi tàu đến cảng.

► Bước 5: Khai và truyền tờ khai hải quan

Sau khi nhận được giấy báo hàng đến, doanh nghiệp khai tờ khai hải quan tại Tổng Cục Hải quan Việt Nam hoặc thực hiện trên hệ thống VNACCS của Cục Hải quan (Cần lưu ý đến chữ ký số để đăng nhập và truyền tờ khai trên phần mềm khai hải quan điện tử). Sau khi đã khai xong, doanh nghiệp tiến hành gửi tờ khai, hệ thống sẽ tiến hành kiểm tra. Doanh nghiệp chờ đến khi có kết quả trả về mới được tiến hành bước tiếp theo.

► Bước 6: Lấy lệnh giao hàng (Delivery Order)

Lệnh giao hàng là một loại chứng từ mà hãng tàu hoặc công tư vận chuyên vận chuyển phát hành. Nó được dùng để yêu cầu đơn vị lưu hàng ở kho hoặc cảng chứa hàng cho chủ hàng. Doanh nghiệp muốn có được lệnh giao hàng thì phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ sau và đưa đến cho hãng vận chuyển.

  • Bản sao CMND/CCCD
  • Bản sao vận đơn
  • Bản gốc vận đơn đã được lãnh đạo công ty đóng dấu xác nhận
  • Tiền phí

► Bước 7: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan

Tùy thuộc vào từng loại hàng, mã HS code,.. các quy định của Nhà nước mà doanh nghiệp phải đăng ký những thủ tục liên quan để được cấp các chứng nhận cần thiết. Nếu không đăng ký các chứng nhận liên quan đến lô hàng. Thì lô hàng nhập khẩu sẽ không được thông quan cũng như gặp khó khăn trong quá trình làm hàng với các cơ quan chức năng.

Bộ hồ sơ hải quan bao gồm các giấy tờ:

  • Giấy giới thiệu.
  • Tờ khai phân luồng.
  • Invoice.
  • Packing list.
  • Bill of lading.
  • Các chứng từ cần thiết khác (C/O, hóa đơn cước, giấy phép nhập khẩu,…).

Khi xuất trình hồ sơ cho hải quan, nếu các chứng từ đã hợp lệ. Hải quan sẽ tiến hành thông quan trên hệ thống.

Quy trình thực hiện thủ tục thông quan

Quy trình thực hiện thủ tục thông quan 

✍  Xem thêm: Quy trình xuất khẩu hàng hoá | Tìm hiểu 10 bước thực hiện 

► Bước 8: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan

Sau khi tờ khai hải quan được thông qua, doanh nghiệp tiến hành nộp thuế. Đối với hàng hóa nhập khẩu, doanh nghiệp phải nộp 2 loại thuế chính đó là thuế giá trị gia tăng VAT và thuế nhập khẩu.

Ngoài ra, đối với một số mặt hàng có tính đặc thù thì doanh nghiệp còn phải nộp thêm thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.

  • Với Tờ khai luồng xanh: Doanh nghiệp đóng thuế, tiền thuế vào thì có thể in được mã vạch thì tiến hành thanh lý, nhận hàng.
  • Tờ khai luồng vàng: đóng thuế trước hoặc sau khi làm thủ tục mở tờ khai, mở tờ khai, thanh lý, nhận hàng.
  • Tờ khai luồng đỏ: tương tự như luồng vàng nhưng trong bước mở tờ khai thực tế, có thêm 1 bước làm thủ tục kiểm tra thực tế hàng hóa.

► Bước 9: Làm thủ tục đổi lệnh và chuyển hàng hóa về kho bảo quản

Khi này doanh nghiệp phải lưu ý hai vấn đề sau:

  • Phương tiện chuyên chở để đưa hàng về
  • Nhà kho và bến bãi để bảo quản hàng hóa

*Lưu ý: Doanh nghiệp phải đảm bảo hiệu lực của lệnh giao hàng, nếu không thì doanh nghiệp phải làm việc lại với bên hãng tàu để gia hạn thêm.

Sau đó, người đại diện của doanh nghiệp sẽ đến phòng thương vụ của cảng nhập hàng để trình một số loại giấy tờ như: Giấy giới thiệu của chủ hàng, mã vạch tờ khai hải quan, D/O,...

Nhân viên sẽ lên hóa đơn cho bạn để bạn thanh toán những khoản phí cần thiết. Người đại diện chỉ cần nộp phí và nhận phiếu giao nhận (ER) rồi bốc hàng lên xe và đưa về nơi bảo quản.

► Bước 10: Lưu trữ hồ sơ và chứng từ

Mọi chứng từ, giấy tờ liên quan đến quy trình nhập khẩu hàng hóa cần phải được lưu trữ kỹ lưỡng. Để đối chiếu trong trường hợp có phát sinh, khiếu nại,…

Các chứng từ cần lưu giữ bao gồm:

  • Hồ sơ hải quan, hồ sơ khai bổ sung, hồ sơ đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế, hồ sơ báo cáo sử dụng hàng hóa miễn thuế.
  • Hồ sơ xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế.
  • Hồ sơ đề nghị xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa,…
  • Chứng từ vận tải, phiếu đóng gói, tài liệu kỹ thuật,…
  • Sổ sách, chứng từ kế toán.

Quy trình nhập khẩu hàng hoá bằng đường hàng không

Quy trình nhập khẩu hàng hoá bằng đường hàng không 

✍  Xem thêm: Kiểm định chất lượng máy móc nhập khẩu | An toàn - Chính xác

4. Những điều cần lưu ý khi làm thủ tục thông quan hàng hoá nhập khẩu

Khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:

Mỗi tờ khai sẽ được khai tối đa 50 mặt hàng, neus nhiều hàng hơn phải dùng nhiều tờ khai và chúng được liên kết với nhau bằng số nhánh của tờ khai. 

Trị giá tính thuế. Nếu như người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ đăng kí tờ khai và khai thông tin nhập khẩu trong cùng 1 ngày thì sẽ có tỷ giá tính thuế. giống nhau. Còn nếu như làm thủ tục tỏng 2 ngày có tỉ giá khác nhau thì doanh nghiệp sẽ báo lỗi. Khi đó, người khai hải quan sẽ dùng nghiệp vụ IDB để báo lại, thực chất là gọi lại IDA.

Thuế suất. Khi người khai sử dụng IDA, hệ thống sẽ tự động lấy thuế suất tại ngày dự kiến khai báo IDC để điền vào. 

Hàng hoá thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế. Đây là điều doanh nghiệp cần lưu ý để đảm bảo lợi ích cho mình khi tiến hành khai báo trên hệ thống.

Hàng hoá chịu thuế VAT. Doanh nghiệp cần nhập mã thuế suất thuế VAT vào mục có sẵn trên màn hình để đăng ký khai báo nhập khẩu.

Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai. Hệ thống sẽ từ chối cấp số tờ khai và báo lỗi. Tuy nhiên nếu như hàng rơi vào những trường hợp cấp bách như cứu trợ, phục vụ an ninh quốc phòng thì vẫn được hệ thống chấp nhận.

Đăng ký bảo lãnh riêng trước khi cấp số tờ khai. Nếu rơi vào trường hợp này, doanh nghiệp cần chắc chắn số vận đơn phải khớp với số vận đơn khai trong màn hình nhập liệu.

Nếu như cùng một mặt hàng mà thời hạn nộp thuế khác nhau, người khai sẽ phải khai trên nhiều tờ khai khác nhau để tương ứng với từng thời hạn nộp thuế. 

Doanh nghiệp nhập khẩu thành công đưa lô hàng về kho

Doanh nghiệp nhập khẩu thành công đưa lô hàng về kho 

✍  Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị cũ | Quy định mới nhất

Kết luận

Để tiến hành quy trình nhập khẩu hàng hiệu quả. Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định các mặt hàng cần nhập khẩu và tìm kiếm nhà cung cấp uy tín. Sau đó, hoàn tất các thủ tục pháp lý (đăng ký giấy phép nhập khẩu,…). Quan trọng, Doanh nghiệp phải thực hiện việc đặt hàng và ký hợp đồng mua bán với nhà cung cấp nước ngoài. Tiếp theo, khi hàng hoá được vận chuyển đến cảng nhập khẩu, doanh nghiệp tiến hành các thủ tục hải quan, bao gồm khai báo hải quan và thanh toán thuế và các khoản phí liên quan đến việc nhập khẩu. Sau đó, hàng hóa sẽ được vận chuyển đến kho bãi của doanh nghiệp để kiểm tra, xử lý các thủ tục kiểm tra chất lượng, bảo quản và phân phối hàng hóa cho các đơn vị khách hàng cuối cùng.

Xuyên suốt quá trình nhập khẩu hàng hoá, doanh nghiệp cần chú ý tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến việc nhập khẩu, đảm bảo chất lượng hàng hoá, tuân thủ quy định thuế và các khoản phí, và đảm bảo rằng các thủ tục được thực hiện đúng thời hạn để tránh các rủi ro pháp lý và tối ưu hóa quá trình nhập khẩu.

Với nhiều năm kinh nghiệm tiến hành hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu phục vụ Quản lý Nhà nước trên toàn quốc. Vinacontrol CE tự hào là đơn vị chứng nhận và kiểm định uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết mang lại các giải pháp tối ưu với chi phí tiết kiệm nhất tới Quý đối tác và doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu hàng hoá. Mọi yêu cầu về dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ tốt nhất!

Tin khác

Bài tập tình huống ISO 9001:2015 | Hướng dẫn thực hành bài tập

Trong quá trình triển khai ISO 9001:2015, các doanh nghiệp thường gặp phải...

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001:2015 | Hướng dẫn chi tiết

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001 là hệ thống các hoạt động nhằm đảm...

10 điều khoản ISO 9001:2015 | Cập nhật mới nhất

ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng (QMS),...

Hướng dẫn báo cáo kiểm kê khí nhà kính | Từ A-Z

Báo cáo kiểm kê khí nhà kính (KNK) là một tài liệu ghi lại toàn bộ lượng khí...

OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý Sức khoẻ và An toàn

Chứng nhận OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu...

Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn thủ tục công bố nhanh

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch...

Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Lợi ích khi đạt giấy chứng nhận

Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là việc xác nhận đối...

Kiểm định - Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Phương tiện đo lường là những công cụ, thiết bị vô cùng phổ biến trong sản...

Giám định thiết bị, máy móc, dây chuyền

Giám định máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo...

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo BS EN 14891:2017

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo tiêu chuẩn BS EN 14891:2017...