CIF là gì? Hướng dẫn tính giá CIF

Trong Incoterms, CIF là một trong những điều kiện giao hàng cực kỳ quan trọng và được doanh nghiệp áp dụng rất rộng rãi và phổ biến hiện nay. Đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Vậy CIF hay giá CIF là gì? Cách tính giá CIF như thế nào? Hãy cùng Vinacontrol CE tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 

1. CIF là gì?

CIF (viết tắt của Cost: chi phí – Insurance: bảo hiểm– Freight: Cước tàu) là một trong các điều khoản trong Incoterms (bộ quy tắc thương mại quốc tế). Trong đó người bán chịu chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa đến cảng đích, nhưng rủi ro chuyển sang người mua khi hàng qua lan can tàu

Nội dung của CIF quy định rằng người bán hàng sẽ phải hoàn thành trách nhiệm của mình khi lô hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp, tuy nhiên lại phải chi trả toàn bộ chi phí vận chuyển trong quá trình vận chuyển hàng đến cảng đích. Về cơ bản, nó phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và bán hàng trong thương mại quốc tế. Với điều kiện này, người bán hàng chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng.

CIF thường được viết kèm theo tên cảng đích. Lưu ý rằng, điều khoản CIF chỉ được phép áp dụng cho vận tải biển và đường thuỷ nội địa.

Cấu trúc tên gọi: CIF + Tên cảng đến, phiên bản Incoterms. 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng CIF chỉ áp dụng cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Trong trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển khác như hàng không hay đường bộ, cần sử dụng thuật ngữ khác như CIP (Carriage and Insurance Paid to) hoặc CPT (Carriage Paid to).

CIF (viết tắt của Cost: chi phí – Insurance: bảo hiểm– Freight: Cước tàu) là một trong các điều khoản trong Incoterms

CIF (viết tắt của Cost: chi phí – Insurance: bảo hiểm– Freight: Cước tàu) là một trong các điều khoản trong Incoterms

✍ Xem thêm: FOB là gì? Phân biệt CIF và FOB | Doanh nghiệp cần biết

2. Giá CIF là gì? Cách tính giá CIF

Giá CIF là mức giá được tính tại cầu cảng của nước nhập khẩu, nghĩa là bên bán chịu mọi chi phí cho đến khi hàng hóa được giao tại cảng của bên mua theo quy định.

Giá CIF là giá tại cửa khẩu của bên mua hàng, đã bao gồm chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa đến cửa khẩu bên nhận hàng. Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa giá FOB và giá CIF bằng công thức dưới đây:

Giá CIF = Giá FOB + Chi phí bảo hiểm quốc tế của hàng hóa (Insurance) + Cước phí vận chuyển (Freight)

Nói cách khác, giá CIF là giá FOB cộng thêm chi phí bảo hiểm và vận chuyển hàng hóa.

Phí bảo hiểm được xác định dựa trên công thức:

CIF = (C+F) / (1-R)

I = CIF x R

Trong đó:

I: phí bảo hiểm

C: giá hàng hóa nhập khẩu ( giá FOB )

R: tỷ lệ phí bảo hiểm(do công ty bảo hiểm quy định)

F: giá cước vận chuyển

Lưu ý: Đối với tỷ lệ phí bảo hiểm không có 1 tỷ lệ nhất định mà phải phụ thuộc vào từng gói hàng, phương thức vận chuyển,… để xác định. Về giá trị bảo hiểm được xác định bằng 110% của giá CIF của hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu.

3. Chuyển giao rủi ro trong CIF

Chuyển giao rủi ro là điều tạo nên sự khác biệt giữa các điều khoản được quy định trong Incoterms. Theo đó, nội dung của điều khoản CIF quy định rằng, rủi ro chuyển giao từ cảng xếp hàng. Người bán có trách nhiệm mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua, sau khi hoàn tất sẽ tiến hành gửi bảo hiểm cho người mua cùng các chứng từ liên quan. Như vậy, bên được bảo hiểm chính là bên mua. Khi có tổn thất ngoài ý muốn trên đường vận chuyển lô hàng, người mua sẽ là bên đứng ra đòi bảo hiểm bồi thường. 

Với quy định của CIF, bên bán sẽ có trách nhiệm trả phí vận chuyển lô hàng nhưng sẽ không cần chịu rủi ro cho lô hàng trong suốt quá trình vận chuyển trên biển. 

CIF chỉ áp dụng cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

CIF chỉ áp dụng cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

✍ Xem thêm: Quy trình xuất khẩu hàng hoá | 10 bước doanh nghiệp cần lưu ý

4. Trách nhiệm của người mua và người bán trong CIF   

Trong điều kiện CIF thì người mua và người bạn sẽ có những trách nhiệm riêng. Những trách nhiệm của người mua và người bán cụ thể như sau:

 

Người bán

Người mua

1. Cung cấp hàng hoá

Người bán có trách nhiệm giao hàng, cung cấp các chứng từ quan trọng như hoá đơn thương mại, vận đơn đường biển,... 

Người mua sẽ có trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng theo như quy định đã được nêu rõ trong hợp đồng mua bán mà hai bên đã ký kết.

2. Giấy phép và thủ tục

Người bán sẽ phải cung cấp đầy đủ giấy phép xuất khẩu cùng các giấy tờ uỷ quyền từ địa phương cho lô hàng xuất khẩu.

Người mua sẽ có trách nhiệm phải làm thủ tục thông quan cho lô hàng và xin giấy phép nhập khẩu cho lô hàng đó.

3. Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm

Bên bán sẽ có trách nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng và chi trả phí vận chuyển lô hàng đó đến cảng đích được chỉ định.

Bên mua không không cần phải ký kết các hợp đồng vận chuyển chính và hoặc các hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng đó.

4. Giao hàng và nhận hàng

Người bán có trách nhiệm phải giao hàng tại cảng đã được chỉ định từ đầu. Đây có thể coi là trong những điều cơ bản của điều khoản CIF

Bên mua sẽ có trách nhiệm nhận hàng từ bên bán tại cảng được chỉ định.

5. Chuyển giao rủi ro

Rủi ro sẽ được chuyển giao từ bên bán sang bên mua sau khi lô hàng được đưa qua lan can tàu.

Ngay sau đó, người mua sẽ phải tiếp nhận rủi ro về hàng hóa sau khi hàng đã được giao xuống boong tàu. 

6. Cước phí

Bên bán sẽ là bên chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ phí để đưa hàng lên tàu, chuyển hàng đến cảng dỡ, khai báo hải quan, làm bảo hiểm và đóng thuế xuất khẩu..

Bên mua sẽ có trách nhiệm thanh toán các khoản phí phát sinh sau khi lô hàng được giao lên tàu. Bên cạnh đó, bên mua sẽ phải đóng thuế nhập khẩu và làm thủ tục hải quan đối với lô hàng nhập khẩu đó.

7. Bằng chứng giao hàng

Bên bán sẽ có trách nhiệm phải giao các chứng từ gốc ngay sau khi lô hàng được giao lên tàu.

Bên mua sẽ chấp nhận các chứng từ được chuyển giao bởi bên mua dưới hình thức phù hợp nhất.

8. Kiểm tra hàng

Người bán sẽ phải thanh toán những chi phí cho việc kiểm tra hàng hóa, quản lý chất lượng hàng hóa, đóng gói…

Người mua sẽ có trách nhiệm thanh toán các chi phí về công tác kiểm dịch tại nước xuất khẩu,...

 

 Trách nhiệm của người mua và người bán trong CIF   

 Trách nhiệm của người mua và người bán trong CIF

✍ Xem thêm: Quy trình nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam | 10 bước thực hiện thủ tục

Ngoài CIF còn có các điều kiện khác để áp dụng phù hợp với các phương thức vận tải, địa điểm giao hàng, chuyển giao chi phí, rủi ro,...Với Incoterms 2000, có 13 điều kiện giao hàng tất cả, Incoterms 2010 giảm xuống còn 11. Để hiểu rõ hơn về các điều kiện cơ sở giao hàng, bạn có thể tìm đọc trong Incoterms. Vinacontrol CE là đơn vị uy tín hỗ trợ doanh nghiệp các thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hoá và giám định số lượng, chất lượng thiết bị, máy móc trong quá trình nhập khẩu. Mọi yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol CE, Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ nhanh và tốt nhất!

Tin khác

OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý Sức khoẻ và An toàn

Chứng nhận OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu...

Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn thủ tục công bố nhanh

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch...

Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Lợi ích khi đạt giấy chứng nhận

Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là việc xác nhận đối...

Kiểm định - Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Phương tiện đo lường là những công cụ, thiết bị vô cùng phổ biến trong sản...

Giám định thiết bị, máy móc, dây chuyền

Giám định máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo...

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo BS EN 14891:2017

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo tiêu chuẩn BS EN 14891:2017...

Bơm tiêm điện là gì? Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm điện đúng cách

Bơm tiêm điện là thiết bị không thể thiếu tại các cơ sở y tế. Thiết bị này...

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt | Tư vấn từ A-Z

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt là quá trình kiểm tra và đánh giá các đặc tính...

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), Vinacontrol CE...

Chứng nhận kính hộp gắn kín cách nhiệt theo TCVN 8260:2009

Chứng nhận hợp chuẩn kính hộp gắn kín cách nhiệt là quá trình kiểm tra và...