Giấy phép xuất khẩu nông sản cần có? Hướng dẫn đăng ký
Hoạt động Xuất khẩu nông sản là lĩnh vực mũi nhọn và top đầu của Việt Nam hiện tại. Theo đó, các doanh nghiệp nông sản cần thiết tận dụng cơ hội để có thể nâng cao tiềm lực kinh tế cũng như gia tăng sản lượng xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Các thông tin về giấy phép xuất khẩu nông sản là một trong những thông tin mà doanh nghiệp cần hiểu và nắm rõ để hiện thực hóa mục tiêu trên. Dưới đây, Vinacontrol CE sẽ cung cấp những nội dung mới nhất để hướng dẫn cũng như cập nhật cho doanh nghiệp các giấy phép xuất khẩu cần có.
1. Giấy phép xuất khẩu nông sản
Đầu tiên sản phẩm nông sản xuất khẩu của doanh nghiệp cần đảm bảo có các giấy phép cơ bản gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/Chứng nhận ISO 22000/Chứng nhận HACCP;
- Kiểm nghiệm sản phẩm nông sản;
- Công bố chất lượng sản phẩm nông sản;
- Đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm nông sản, mã số vùng trồng PUC; Đăng ký truy xuất nguồn gốc sản phẩm;
- Đăng ký thương hiệu độc quyền và bản quyền logo nhãn hiệu.
Tùy vào quốc gia nhập khẩu yêu cầu mà doanh nghiệp xuất khẩu cần tiến hành thực hiện các loại giấy phép sau, đó là:
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS)
- Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC)
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) Đối với các loại nông sản có quy định tại Điều 1, Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
4 loại giấy phép xuất khẩu doanh nghiệp cần lưu ý
✍ Xem thêm: Xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ cần gì? Các quy định mới nhất
1.1 Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS)
Giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. Giấy phép CFS cho sản phẩm nông sản được cấp tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong thời gian 05 ngày làm việc. Trình tự thủ tục cấp CFS cho mặt hàng xuất khẩu: được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 63/2010/TT-BNNPTNT.
1.2 Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC)
Giấy chứng nhận y tế – HC) được cấp cho thực phẩm; phụ gia thực phẩm chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ; vật liệu bao gói; chứa đựng thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Giấy HC cho sản phẩm nông sản được cấp tại Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế. Thủ tục đăng ký theo Thông tư Số 52/2015/TT-BYT. Thời gian thực hiện: 07 đến 10 ngày. Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận y tế là 02 năm, kể từ ngày cấp.
1.3 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là giấy tờ được cấp cho lô hàng được cơ quan kiểm định thông qua sau quá trình tiến hành kiểm tra xác minh đảm bảo không xảy ra tình trạng mầm bệnh cũng như chứng minh hàng hóa đảm bảo điều kiện xuất khẩu đến các quốc gia khác. Hồ sơ, trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu: thực hiện theo Chương III Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT.
1.4 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
Chứng nhận xuất xưởng (Certificate of Origin viết tắt là C/O) là một tài liệu chứng nhận xuất xứ hàng hoá của một quốc gia cụ thể trong xuất nhập khẩu (XNK), nó cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào. Được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hàng hóa tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu. Hiện nay, Bộ công thương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận CO tại Việt Nam. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): được thực hiện theo quy định tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
Doanh nghiệp cần đảm bảo các điều kiện sản xuất để đăng ký giấy phép xuất khẩu thành công
✍ Xem thêm: Thủ tục đăng ký xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc | Thông tin mới nhất
2. Căn cứ tiến hành đăng ký giấy phép xuất khẩu nông sản
Dưới đây là bảng thông tin chứa đựng các nội về căn cứ pháp lý và điểm doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình đăng ký giấy phép xuất khẩu nông sản. Cụ thể:
Điều kiện xuất khẩu |
Căn cứ pháp lý |
Diễn giải |
Thứ nhất, thực hiện thủ tục xin giấy phép xuất khẩu hoặc đáp ứng các điều kiện chi tiết khác tùy thuộc vào từng loại nông sản
|
Điều 4, Điều 7 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
|
Khi thực hiện hoạt động xuất khẩu nông sản Doanh nghiệp cần phải lưu ý điều kiện đối với từng mặt hàng như sau:
|
Thứ hai, thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu |
Điều 4, Điều 5, Điều 6 Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 19/2011/TT-BNNPTNT, Thông tư 11/2017/TT-BNNPTNT
|
Khi xuất khẩu nông sản sang các quốc gia khác thì Doanh nghiệp phải xem xét quốc gia nhập khẩu có yếu câu CFS đối với mặt hàng nông sản đó hay không, nếu có thì Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin cấp CFS đối với mặt hàng này. Theo đó, Điều 4 Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT quy định điều kiện đầy đủ để mặt hàng nông sản được cấp CFS là:
|
Thứ ba, thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận y tế (HC) |
Thông tư Số 52/2015/TT-BYT |
Thông tư Số 52/2015/TT-BYT quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế. Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC) được cấp cho thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu. |
Thứ tư, thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) đối với các loại nông sản có quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT |
Điều 1 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT, Chương III Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 30/2017/TT-BNNPTNT, Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT, Thông tư 15/2021/TT-BNNPTNT |
Theo Điều 1 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT quy định các sản phẩm nông sản sau đây phải thuộc diện kiểm dịch thực vật: - Thực vật: Cây và các bộ phận còn sống của cây. - Sản phẩm của cây: + Các loại củ, quả, hạt, hoa, lá, thân, cành, gốc, rễ, vỏ cây; + Các loại tấm, cám, khô dầu, sợi tự nhiên dạng thô, xơ thực vật; + Bột, tinh bột có nguồn gốc thực vật (trừ bột nhào, tinh bột biến tính); + Cọng thuốc lá, thuốc lá sợi, thuốc lào sợi, men thức ăn chăn nuôi, bông thô, phế liệu bông, rơm, rạ và thực vật thủy sinh; + Gỗ tròn, gỗ xẻ, pallet gỗ, mùn cưa, mùn dừa; + Nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật; + Giá thể trồng cây có nguồn gốc thực vật. - Các loại nấm (trừ nấm ở dạng muối, đông lạnh, đóng hộp, nấm men). - Kén tằm, gốc rũ kén tằm và cánh kiến. - Các loại côn trùng, nhện, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, viroids và cỏ dại phục vụ cho công tác giám định, tập huấn, phòng trừ sinh học và nghiên cứu khoa học. - Phương tiện vận chuyển, bảo quản vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. - Các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật sẽ do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định. - Trường hợp xuất khẩu những vật thể không thuộc Danh mục quy định tại Điều này sẽ được thực hiện kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước nhập khẩu và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập. |
Thứ năm, thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) |
Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
|
Khi xuất khẩu nông sản, quốc gia nhập khẩu sẽ yêu cầu nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ, do đó Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin cấp C/O. Hiên này có nhiều loại mẫu C/O tùy thuộc vào các Hiệp định ký kết giữa Việt Nam và từng quốc gia, khu vực, ví dụ:
|
Thứ sáu, thực hiện thủ tục hải quan |
Chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC , Điều 21 Luật Hải quan 2014
|
Hồ sơ hải quan đối với nông sản xuất khẩu theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC:
* Thủ tục hải quan: thực hiện theo quy định tại Điều 21 Luật hải quan 2014 và chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC |
Sản phẩm được cấp phép trên kệ hàng tại thị trường nước ngoài
✍ Xem thêm: Công bố chất lượng thực phẩm | 5 nội dung cần biết
3. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký giấy phép xuất khẩu
3.1 Hồ sơ cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (Phụ lục II.a Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT) được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ;
- Giấy phép kinh doanh có ngành nghề mặt hàng nông sản;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất hàng nông sản/ISO 22000/HACCP;
- Bản sao có chứng thực xác nhận công bố hợp chuẩn, hoặc công bố hợp quy phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành;
- Hồ sơ tự công bố sản phẩm sản phẩm nông sản;
- Mẫu nhãn sản phẩm nông sản; (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng gia công nếu công ty không sản xuất sản phẩm xuất khẩu;
- Yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có).
3.2 Hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận y tế
- Giấy phép kinh doanh có ngành nghề mặt hàng nông sản;
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế theo mẫu quy định;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất hàng nông sản/ISO 22000/HACCP;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm phải đầy đủ chỉ tiêu theo QCVN và có số lô xuất khẩu hiển thị trên phiếu kiểm;
- Hồ sơ tự công bố sản phẩm đã được chi cục an toàn thực phẩm tại tỉnh đó đăng tải trên cổng thông tin điện tử;
- Mẫu nhãn sản phẩm; (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu có thể hiện số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng;
- Hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng gia công nếu công ty không sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
Thông quan thành công khi đăng ký giấy phép xuất khẩu cho nông sản
3.3 Hồ sơ xin cấp chứng nhận kiểm dịch thực vật
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu/tái xuất khẩu.
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa. Yêu cầu phải có 2 bản bao gồm bản sao và bản chính được xuất trình để đối chiếu.
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tại nước xuất hàng bản sao.
- Vận đơn bản sao và bản chính để đối chiếu đối với trường hợp vật thể tái xuất khẩu bằng đường biển.
- Phiếu đóng gói gồm bản sao và bản chính để đối chiếu.
- Bản chính giấy ủy quyền của chủ vật thể. Riêng với trường hợp vật thể tái xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới hay lối mở đường bộ thì không yêu cầu giấy ủy quyền của chủ vật thể.
- Bản sao và bản chính để đối chiếu hợp đồng mua bán, thư tín dụng nếu có.
3.4 Hồ sơ xin cấp C/O
- Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp;
- Danh mục sản xuất hàng hóa đề nghị cấp C/O;
- Đơn cấp C/O có chữ ký của người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp . Thông thường chỉ được cấp một mẫu chứng nhận C/O cho mỗi lô hàng xuất khẩu tại thời điểm đó, và sao lưu cho các bên liên quan;
- Hóa đơn thương mại của doanh nghiệp;
- Tờ khai hải quan các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu,...
- Các giấy phép liên quan khác như bản giải trình quy định sản xuất, hợp đồng mua bán, chứng nhận nguyên vật liệu sản xuất.
Đăng ký giấy phép để có thể thực hiện xuất khẩu nông sản hợp pháp
Trên đây là các thông tin về giấy phép xuất khẩu nông sản mà mọi doanh nghiệp cần nắm rõ khi thực hiện thủ tục để tránh mất thời giờ, chi phí cũng như đạt được mục tiêu cao nhất.
*Đây là bài cung cấp thông tin Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này.
Tin khác