Công bố chất lượng thực phẩm | Cách làm hồ sơ - Thủ tục
Thực phẩm là đối tượng được Nhà nước ban hành các quy định nghiêm ngặt nhằm quản lý cũng như đảm bảo các yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng của sản phẩm đến tay người dân. Do đó, các cá nhân doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng thực phẩm ( bao gồm nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối) cần lưu ý đến các quy định liên quan trong đó có thủ tục công bố chất lượng thực phẩm. Dưới đây, Vinacontrol CE sẽ cung cấp một số tin tức Quý doanh nghiệp cần lưu ý khi tiến hành thủ tục công bố thực phẩm theo quy định mới nhất của Nhà nước.
1. Công bố chất lượng thực phẩm là gì?
Công bố chất lượng thực phẩm là thủ tục hành chính được pháp luật Việt Nam quy định bắt buộc thi hành đối với các bên là cá nhân, tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng thực phẩm (bao gồm nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối) tại các cơ quan thẩm quyền. Đây là cơ chế để cơ quan chức năng tiến hành các hoạt động quản lý liên quan về chất lượng cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, đòi hỏi các doanh nghiệp trước khi sản xuất hoặc đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường cần hoàn thiện đầy đủ các thủ tục công bố chất lượng theo yêu cầu Luật định.
Doanh nghiệp trước khi đưa sản phẩm ra thị trường cần hoàn thiện các thủ tục công bố chất lượng
✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 22000 | Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế
2. Tại sao doanh nghiệp phải công bố chất lượng an toàn thực phẩm?
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định rõ về việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm tại Việt Nam phải tiến hành Thủ tục Tự công bố sản phẩm và Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi sản xuất và đưa sản phẩm ra lưu thông tại thị trường.
Hiện tại, với quy định mới, Cơ chế quản lý đang chuyển dịch: từ tiền kiểm sang hậu kiểm - đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra sau sản xuất/nhập khẩu và xử phạt mạnh tay các trường hợp không thực hiện đúng quy định. Điều này dẫn đến tổn thất rất lớn về chi phí và thương hiệu của Doanh nghiệp nếu không đảm bảo các yếu tố chất lượng nếu tự công bố. Bên cạnh đó, theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Y tế thì bắt buộc phải nộp hồ sơ xét duyệt để được cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký bản sản phẩm tại Cục An toàn Thực phẩm chứ không được phép tự công bố.
Dựa vào các quy định này, doanh nghiệp cần phải nghiêm túc thực hiện và hoàn thiện các bước công bố thực phẩm cũng như đáp ứng các yêu cầu từ cơ quan quản lý Nhà nước.
Ngoài ra, việc công bố thực phẩm còn giúp doanh nghiệp chứng minh, khẳng định chất lượng của sản phẩm một cách rõ ràng và thuyết phục. Người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng các thực phẩm đã được công bố chất lượng cũng như chịu sự kiểm soát từ chính quyền.
Công bố chất lượng cũng thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng nhận biết và sử dụng đúng những sản phẩm tốt.
Cơ quan quản lý kiểm tra chất lượng thực phẩm được lưu thông trên thị trường
✍ Xem thêm: Đào tạo thẩm tra nội bộ hệ thống HACCP | Tư vấn cấp chứng nhận HACCP
3. Các hình thức công bố an toàn thực phẩm
Hiện nay có hai hình thức công bố thực phẩm. Vậy doanh nghiệp cần lưu ý các nội dung dưới đây để có thể lựa chọn hình thức công bố an toàn thực phẩm phù hợp.
|
Đăng ký công bố thực phẩm |
Tự công bố an chất lượng thực phẩm |
Loại thực phẩm áp dụng |
|
|
Bên chịu Trách nhiệm |
Sau khi hoàn thành thủ tục công bố chất lượng, doanh nghiệp được cấp giấy phép công bố chất lượng thực phẩm tại một trong các cơ quan sau:
|
Doanh nghiệp phải hoàn toàn tự chịu trách nhiệm khi xảy sai sót trong chất lượng sản phẩm trong quá trình kinh doanh. |
Thời gian thực hiện |
Thời gian thực hiện dài hơn. |
Thời gian thực hiện ngắn hơn. |
Hồ sơ công bố sản phẩm nhập khẩu |
|
Trong phiếu này cần ghi rõ các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đã được công bố do bộ Y tế ban hành và công nhận.
|
Hồ sơ công bố sản phẩm trong nước |
|
Thực phẩm nhập khẩu phải được công bố chất lượng theo quy định pháp luật
✍ Xem thêm: Kiểm nghiệm sữa và các sản phẩm từ sữa | Tư vấn thủ tục nhanh gọn
4. Thủ tục tự công bố chất lượng thực phẩm
► Bước 1: Tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng hay các trang điện tử hoặc niêm yết công khai trực tiếp tại trụ sở. Đồng thời gửi 01 bộ hồ sơ lên cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền được chỉ định bởi UBND tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương;
► Bước 2: Bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm về tính an toàn của sản phẩm đó;
► Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, lưu trữ hồ sơ sau đó đăng tải trên trang thông tin điện tử của họ.
Doanh nghiệp thực phẩm có thể chủ động hơn khi tiến hành tự công bố chất lượng
✍ Xem thêm: Đăng ký xuất khẩu thực phẩm sang thị trường Trung Quốc| Thông tin mới nhất
5. Thủ tục đăng ký công bố thực phẩm
► Bước 1: Nộp hồ sơ lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đóng lệ phí đầy đủ;
► Bước 2: Cơ quan Nhà nước tiếp nhận và thẩm định hồ sơ về tính hợp lệ và hợp pháp của mỗi tài liệu;
► Bước 3: Tổ chức, cá nhân theo dõi quá trình thẩm định, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm định;
► Bước 4: Nhận giấy chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm từ cơ quan Nhà nước;
► Bước 5: Tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.
Đảm bảo các sản phẩm chất lượng đến tay người dân khi hoàn thiện thủ tục công bố thực phẩm
✍ Xem thêm: Xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ cần gì? Hướng dẫn chi tiết
Kết luận
Nghị định 15/2018/NĐ-CP được ban hành kèm theo các quy định bổ sung về thủ tục tự công bố sản phẩm. Đây được coi là hình thức công bố mới giúp doanh nghiệp chủ động và thuận lợi hơn trong việc sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên nó cũng đề cao tuyệt đối trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chịu trách nhiệm về tính đúng đắn và hợp lệ của hồ sơ; đảm bảo tính an toàn của sản phẩm. Cụ thể đảm bảo không chứa chất cấm, không chứa phụ gia không được phép sử dụng, các chỉ tiêu an toàn phải dưới ngưỡng cho phép, ..., đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật: quy định về an toàn, quy định ghi nhãn hàng hóa, quy định về quảng cáo, ...
Trên đây là toàn bộ thông tin Quý doanh nghiệp cần lưu ý và nắm rõ về các quy định mới nhất liên quan thủ tục công bố chất lượng sản phẩm.
*Đây là bài cung cấp thông tin Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này.
Tin khác