Mã số vùng trồng là gì? Thủ tục đăng ký PUC mới nhất

Truy xuất nguồn gốc giúp chứng minh cũng như đảm bảo độ an toàn và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên để truy xuất nguồn gốc của sản phẩm hiệu quả, đòi hỏi trước đó cần có sự khai báo cụ thể rõ ràng trong toàn bộ chuỗi sản xuất, phân phối hàng hóa. Vì vậy, các mã số xuất hiện với vai trò trung gian để qua đó chúng ta có thể cập nhật các thông tin liên quan đến nguồn gốc của sản phẩm. Và Mã số vùng trồng cũng đóng vai trò như vậy. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về khái niệm, thủ tục để doanh nghiệp đăng ký mã số PUC tốt nhất.

 

1. Mã số vùng trồng là gì?

Mã số vùng trồng, tiếng Anh là Production Unit Code (viết tắt là PUC) là mã số định danh cho một vùng trồng nhằm theo dõi tình trạng sản xuất, kiểm soát sinh vật gây hại và truy xuất nguồn gốc nông sản. Khái niệm này được ghi nhận rõ tại tiêu chuẩn TCCS 774:2020/BVTV.

Để được cấp mã số vùng trồng, nông dân phải sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn; ghi sổ tay canh tác hoặc nhật ký đồng ruộng trong quá trình canh tác,… Mỗi mã số vùng trồng được cấp không phải là không có thời hạn mà theo định kỳ, cơ quan có thẩm quyền sẽ phải tiến hành giám sát để đảm bảo vùng trồng đó vẫn đang được quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Trường hợp không đạt yêu cầu theo quy định của nước nhập khẩu, mã số đó sẽ bị thu hồi.

Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, mã PUC đặc biệt quan trọng và là điều kiện cơ bản để đáp ứng các tiêu chuẩn của nước ngoài đặc biệt là trong vấn đề truy xuất nguồn gốc. Ví dụ như đáp ứng hồ sơ đăng ký mã số GACC để xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc theo Điều Lệnh mới nhất; Hàng nông sản xuất khẩu phải có mã số vùng trồng được in trên bao bì.

Mã số vùng trồng, tiếng Anh là Production Unit Code (viết tắt là PUC)

Mã số vùng trồng, tiếng Anh là Production Unit Code (viết tắt là PUC)

✍  Xem thêm: GACC là gì? Đăng ký xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

2. Đối tượng nào sẽ được cấp mã số PUC?

Những đối tượng cơ bản của mã số vùng trồng sẽ bao gồm:

  • Cá nhân tổ chức tự tổ chức sản xuất;
  • Cá nhân tổ chức liên kết sản xuất với tổ chức, cá nhân khác;

Có thể thấy không chỉ những đơn vị sản xuất có nhu cầu xuất khẩu nông sản cần đăng ký mã vùng trồng mà tất cả các tổ chức sản xuất đều nên được cấp mã số PUC. Bởi Theo Điều 64 Luật trồng trọt 2018, hoạt động quản lý và cấp mã số vùng trồng được  quy định cơ bản như sau:

  • Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng
  • Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách ưu tiên hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp mã số vùng trồng
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng lộ trình và hướng dẫn cấp mã số vùng trồng trên phạm vi toàn quốc.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai cấp mã số vùng trồng trên địa bàn theo lộ trình và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo đó, Nhà nước khuyến khích và chủ động hỗ trợ các doanh nghiệp tiến hành cấp mã số vùng trồng để có thể quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm cũng như kích thích nền nông nghiệp phát triển và càng nhiều nông sản được xuất khẩu.

Doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu nông sản cần phải được cấp mã số vùng trồng

Doanh nghiệp sản xuất nông sản cần phải được cấp mã số vùng trồng

✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 | Hồ sơ nhanh gọn - thủ tục nhanh chóng

3. Lý do nên đăng ký mã số vùng trồng

Trên thực tế, mã số vùng trồng được thiết lập để giám sát vùng trồng nông sản nhằm mục đích phục vụ xuất khẩu theo quy định của nước nhập khẩu. Cấp, quản lý và giám sát vùng trồng đã được cấp mã số là để đảm bảo truy xuất được đến từng vườn trồng về các loại sinh vật gây hại đã phát hiện trên vườn trồng; các biện pháp quản lý sinh vật gây hại đã được sử dụng trên vườn trồng, đặc biệt là ghi nhận về các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đã sử dụng.

► Đảm bảo truy xuất nguồn gốc

Đảm bảo truy xuất nguồn gốc của sản phẩm khi xuất khẩu qua nước ngoài. Đảm bảo nông sản đưa vào quá trình lưu thông trên thị trường phải đúng nguồn gốc tại vùng trồng đó. Tránh tình trạng trà trộn sản phẩm nơi khác vào vùng trồng đã được cấp mã số.

Kiểm soát chất lượng

Kiểm soát tốt hơn vùng nguyên liệu thông qua mã số vùng trồng và nhật ký canh tác của người nông dân. Mã số vùng trồng Kiểm soát chất lượng sản phẩm tạo ra đúng theo yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng của nhà phân phối. Nếu sản phẩm không đạt, trên nền tảng của truy xuất nguồn gốc, sẽ biết lỗi xảy ra ở khâu nào để chịu trách nhiệm và điều chỉnh căn cứ đánh giá sản xuất, sản phẩm.

► Đáp ứng điều kiện xuất khẩu

Mã số vùng trồng là điều kiện cần thiết và bắt buộc đối với những thị trường xuất khẩu khó tính và là một trong những yếu tố phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tại cửa khẩu, Hải quan nước nhập khẩu sẽ kiểm tra nguồn gốc các lô hàng thông qua tem truy xuất nguồn gốc. Nếu lô hàng không nằm trong các vùng trồng đã được cấp mã số thì sẽ bị từ chối nhập khẩu;

Một số quốc gia yêu cầu trái cây phải có mã số vùng trồng mới được phép xuất khẩu sang các nước này như Mỹ, Úc, Trung Quốc,.... Đối với các vùng trồng đã được cấp mã số, nước nhập khẩu có thể sang Việt Nam để kiểm tra đột xuất bất kỳ lúc nào về tình hình sản xuất, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm tại các vùng trồng.

Mã số vùng trồng được dán nhãn trên bề mặt sản phẩm nông sản xuất khẩu

Mã số vùng trồng được dán nhãn trên bề mặt sản phẩm nông sản xuất khẩu 

 ✍ Xem thêm: Xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ cần gì? Quy định mới nhất

4. Thủ tục đăng ký cấp mã số vùng trồng

Bước 1: Đăng ký cấp mã số vùng trồng

Tổ chức xuất khẩu nông sản đệ trình yêu cầu lên Cục Bảo vệ thực vật. Hồ sơ xin cấp mã vùng trồng gồm có:

  • Tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp mã số vùng trồng theo mẫu tại phụ lục A tiêu chuẩn cơ sở 774:2020/BVTV (Kèm theo danh sách các hộ nông dân vùng trồng kèm theo diện tích).
  • Giấy chứng nhận VietGAP cho vùng trồng xin cấp mã số (nếu có).
  • Nhật ký sản xuất
  • Cam kết thực hiện đúng tiêu chuẩn cơ sở

Bước 2: Đánh giá vùng trồng

Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) xem xét, rà soát các tài liệu do cơ sở nộp lên. Nếu các tài liệu cần thiết đã được đáp ứng, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiến hành kiểm tra, khảo sát vùng trồng nông sản xin cấp mã số.

Trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của nước nhập khẩu, cán bộ của Cơ quan BVTV nước nhập khẩu có thể đi theo để cùng đánh giá.

Cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra thực địa, với một số yêu cầu cơ bản như: Vùng trồng phải theo hướng VietGAP (tuy nhiên không bắt buộc phải có giấy chứng nhận VietGAP), nhất là đảm bảo vệ sinh đồng ruộng; sử dụng thuốc BVTV, quản lí dịch bệnh,…

Chi tiết yêu cầu khi thiết lập vùng trồng đăng ký cấp PUC:

Yêu cầu

Nội dung

Yêu cầu chung

  • Đồng nhất một quy trình quản lý sinh vật gây hại tại vùng trồng.
  • Đảm bảo có quy trình kiểm soát được sinh vật gây hại ở mức độ thấp.
  • Được phép sử dụng thuốc BVTV theo quy định của nước nhập khẩu.
  • Vùng trồng phải được kiểm tra và cấp mã số lần đầu trước thời điểm thu hoạch theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
  • Trước mỗi vụ thu hoạch, phải thực hiện đăng ký cấp mã số vùng trồng lại, mã số sẽ bị thu hồi nếu không thực hiện đăng ký lại.

Diện tích vùng trồng

  • Vùng trồng cây ăn quả: tối thiểu 10 ha
  • Rau gia vị: tùy theo diện tích của nông trại và theo yêu cầu của nước xuất khẩu
  • Các loại cây trồng khác: theo yêu cầu của nước xuất khẩu.

Sinh vật gây hại và biện pháp quản lý

  • Quy trình quản lý sinh vật gây hại cũng phải thực hiện theo yêu cầu của nước xuất khẩu.
  • Vùng trồng của bạn phải có biện pháp quản lý cụ thể cho từng nhóm sinh vật gây hại theo hàng hóa và phải thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành BVKD thực vật.

Sử dụng thuốc BVTV

Vùng trồng chỉ được sử dụng các loại thuốc BVTV có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam và đảm bảo không sử dụng các hoạt chất cấm theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Yêu cầu về ghi chép thông tin

  • Phải ghi chép nhật ký sản xuất chi tiết từng giai đoạn. Các thông tin bắt buộc gồm có:
  • Giai đoạn phát triển của cây trồng
  • Sinh vật gây hại phát hiện trong quá trình điều tra
  • Nhật ký bón phân: ngày bón, loại phân bón, phương pháp bón,…
  • Nhật ký sử dụng thuốc BVTV: ngày sử dụng, tên thuốc, liều lượng sử dụng, lý do sử dụng,…
  • Nhật ký thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm: sản phẩm dự kiến, bảo quản, tiêu thụ,…

Điều kiện canh tác

  • Canh tác, quy trình, tiêu chuẩn cần tuân theo VietGAP, GlobalGAP,… (Có thể không có chứng nhận nhưng vẫn phải tuân theo các quy trình tương đương).
  • Nhật ký canh tác có thể lập chung cho cả vùng trồng. Và các yêu cầu khác của nước nhập khẩu.

 

► Bước 3: Cấp mã số vùng trồng cho doanh nghiệp 

Sau khi kiểm tra và khảo sát, xét thấy vùng trồng đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chí kỹ thuật, Cục BVTV sẽ tiến hành cấp mã số vùng trồng. Ngược lại, trong trường hợp vùng trồng chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn, Cục BVTV sẽ chỉ đạo các biện pháp khắc phục. Tổ chức xin cấp có thể tiếp tục đăng ký sau khi đã hoàn thiện các yêu cầu còn thiếu.

► Bước 4: Bàn giao kết quả và mã số vùng trồng

Cục BVTV sẽ thông báo kết quả và mã số vùng trồng cho cơ sở đăng ký và gửi mã số đó sang Cơ quan BVTV Quốc gia của nước nhập khẩu. Riêng đối với thị trường Mỹ, Cơ quan BVTV của nước này sẽ cấp lại mã số IRADS (Irradiation Reporting and Accountability Database) dựa trên mã số PUC của Cục BVTV.

Mã số PUC là điều kiện cần để doanh nghiệp xuất khẩu nông sản ra nước ngoài

Mã số PUC là điều kiện cần để doanh nghiệp xuất khẩu nông sản ra nước ngoài 

Trên đây là toàn bộ những thông tin doanh nghiệp cần biết về khái niệm và thủ tục đăng ký mã số vùng trồng. 

*Đây là bài cung cấp thông tin Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này.

Tin khác

Bài tập tình huống ISO 9001:2015 | Hướng dẫn thực hành bài tập

Trong quá trình triển khai ISO 9001:2015, các doanh nghiệp thường gặp phải...

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001:2015 | Hướng dẫn chi tiết

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001 là hệ thống các hoạt động nhằm đảm...

10 điều khoản ISO 9001:2015 | Cập nhật mới nhất

ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng (QMS),...

Hướng dẫn báo cáo kiểm kê khí nhà kính | Từ A-Z

Báo cáo kiểm kê khí nhà kính (KNK) là một tài liệu ghi lại toàn bộ lượng khí...

OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý Sức khoẻ và An toàn

Chứng nhận OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu...

Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn thủ tục công bố nhanh

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch...

Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Lợi ích khi đạt giấy chứng nhận

Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là việc xác nhận đối...

Kiểm định - Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Phương tiện đo lường là những công cụ, thiết bị vô cùng phổ biến trong sản...

Giám định thiết bị, máy móc, dây chuyền

Giám định máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo...

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo BS EN 14891:2017

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo tiêu chuẩn BS EN 14891:2017...