Thực tiễn và các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm

Khi xã hội loài người càng phát triển thì nhu cầu về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của con người càng tăng cao ở cả mức độ quốc tế, quốc gia và vùng. Mỗi ngày có hàng ngàn người trên thế giới bị chết từ những bệnh do thực phẩm sinh ra mà có thể phòng tránh được. Bệnh do thực phẩm gây ra đang là vấn nạn ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Nắm được nhu cầu cấp thiết về sản phẩm được đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam hay trên Thế giới đang áp dụng tiêu chuẩn về thực phẩm trong khâu sản xuất, chế biến và bảo quản trước khi đến tay người tiêu dùng.

 

1. Thực trạng về yêu cầu an toàn thực phẩm hiện nay

Ngày nay, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, vì vậy tiêu chí về an toàn khi lựa chọn thực phẩm rất được chú trọng. Bên cạnh đó, phương tiện truyền thông cũng từng ngày đưa tin về các trường hợp thực phẩm không đảm bảo chất lượng, gây nên nhiều hoang mang cho người tiêu dùng.

Đứng trước vấn đề sức khoẻ và an toàn thực phẩm là mối quan tâm của toàn thế giới, ngày càng có nhiều những tiêu chuẩn quy định về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có thể kể đến các chuẩn như là ISO 22000, HACCP, GMP, BRC, Global Gap,...

Một số chuẩn về an toàn thực phẩm ISO 22000, HACCP,...

Một số chuẩn về an toàn thực phẩm ISO 22000, HACCP,...

  Xem thêm: Tư vấn chứng nhận ISO 22000| Hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm 

2. Biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm 

  2.1 Các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm từ phía Nhà nước 

Nhà nước cần điều chỉnh các văn bản luật:

  • Quy định có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cho phù hợp với tình hình đất nước,
  • Khắc phục tình trạng chồng chéo; đùn đẩy trách nhiệm làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về những văn bản pháp luật liên quan đến ATTP.
  • Bên cạnh đó, cần đề ra những chính sách nhằm ngăn chặn các sản thực phẩm nguy hại từ bên ngoài vào nước ta; gây những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân.
  • Các cơ quan thẩm quyền liên quan cần phải tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của tất cả cơ sở sản xuất kinh doanh (chăn nuôi, giết mổ động thực vật, trồng trọt, cơ sở chế biến,…), xử phạt nghiêm khắc đối với các đối tượng vi phạm VSATTP.

  2.2 Các biện pháp an toàn thực phẩm từ phía nhà sản xuất doanh nghiệp 

  • Các cơ sở sản xuất, chế biến cần phải có những biện pháp để hỗ trợ sản xuất sạch phát triển; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng mọi tiêu chuẩn được cơ quan chức năng đánh giá, chứng nhận.
  • Nhà sản xuất cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh; tránh vì lợi ích riêng hay mục đích lợi nhuận mà gây ảnh hưởng xấu đến phía người tiêu dùng cũng như gây ảnh hưởng đến toàn xã hội.
  • Các doanh nghiệp cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm cần phải đạt hệ thống giấy phép an toàn thực phẩm - Điều kiện bắt buộc phải có đối với những đối tượng phải xin giấy phép; Nếu cơ sở, doanh nghiệp chuẩn bị đi vào hoạt động hoặc đang hoạt động rồi nhưng chưa có giấy chứng nhận này cần phải bổ sung gấp;
  • Nếu thuộc đối tượng phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mà không xin giấy phép thì sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật (nếu bị cơ quan thẩm quyền phát hiện) và sản phẩm, doanh nghiệp không được người tiêu dùng tin tưởng.

  2.3 Các biện pháp an toàn thực phẩm từ phía người tiêu dùng 

  • Người tiêu dùng cần nâng cao hiểu biết về chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng các loại thực phẩm.
  • Người dân cần thận trọng nhiều hơn trong việc lựa chọn thực phẩm để đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc, tránh mua những thực phẩm kém chất lượng, gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

 

Đảm bảo an toàn thực phẩm là trách nhiệm của doanh nghiệp

Đảm bảo an toàn thực phẩm là trách nhiệm của doanh nghiệp

3. Các tiêu chuẩn đáp ứng giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

ISO 22000, HACCP, GMP, BRC, IFS và Global Gap dựa trên những nguyên tắc cơ bản về kiểm soát sản xuất liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Hơn nữa, các tiêu chuẩn này cũng đưa ra những quy định cho những hoạt động khác liên quan đến thực phẩm như kiểm soát lưu trữ, vận chuyển, kiểm tra và phương pháp bán lẻ sản phẩm hiệu quả.

  • ISO 22000 (Food safety management systems - Requirements for any organization in the food chain): Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm;
  • HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point System): Phân tích mối nguy với sức khỏe con người và các điểm kiểm soát tới hạn;
  • GMP (Good Manufacturing Practices): Nguyên tắc thực hành sản xuất tốt;
  • BRC (British Retailer Consortium): Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu;
  • IFS (International Food Standard): Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế;
  • Global Gap (Global Good Agricultural Practice): Tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu;
  • VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) ):Tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt Việt Nam.

  Xem thêm: Tư vấn chứng nhận HACCP thực phẩm cho doanh nghiệp | Thông tin chi tiết

4. Điểm khác biệt giữa các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm là gì?

  • ISO 22000 là tiêu chuẩn do tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) ban hành, tiêu chuẩn kết hợp 7 nguyên tắc và 12 bước kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm của HACCP với các nguyên tắc quản lý hệ thống;
  • GMP là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt, áp dụng đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm nhằm kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng sản phẩm liên quan đến mọi khía cạnh của quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng. GMP là một phần cơ bản trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, là điều kiện tiên quyết cho việc phát triển hệ thống HACCP và các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000;
  • HACCP tập trung vào những điểm quan trọng của quá trình sản xuất để giảm thiểu và kiểm soát các rủi ro về mất an toàn và vệ sinh thực phẩm;
  • BRC (do nước Anh ban hành) và IFS (khởi xướng từ Đức và Pháp) là những tiêu chuẩn được phát triển bởi các tập đoàn bán lẻ của Châu Âu, các tiêu chuẩn này cũng bao gồm phần lớn yêu cầu giống như của tiêu chuẩn HACCP và GMP;
  • Global Gap là một bộ tiêu chuẩn về nông trại được công nhận quốc tế dành cho việc Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Tiêu chuẩn Global GAP tập trung chủ yếu trong 2 lĩnh vực là nuôi và trồng. Hiện tại Global GAP đã phát triển chuyên biệt cho từng lĩnh vực cụ thể như nuôi cá tra, nuôi tôm, trồng chè, vú sữa, bưởi,…

 

Đạt chứng nhận an toàn thức phẩm ISO 22000, HACCP giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Đạt chứng nhận an toàn thức phẩm ISO 22000, HACCP giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

5. Lợi ích chủ yếu của các tiêu chuẩn thực phẩm

5.1 Đối với người tiêu dùng

  • Có cơ sở để kiểm tra và tin tưởng nguồn thực phẩm của mình đang sử dụng;
  • Tăng niềm tin vào sản phẩm của các doanh nghiệp cung cấp.

5.2 Đối với doanh nghiệp áp dụng 

  • Việc áp dụng các quy trình và theo dõi thường xuyên sẽ giúp cải tiến liên tục độ an toàn của sản phẩm;
  • Giảm bớt tần suất kiểm định khắt khe từ khách hàng, đối tác;
  • Giảm thiểu các rào cản thương mại, tăng tính cạnh tranh khi thâm nhập vào các thị trường;
  • Nâng cao niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp;
  • Tăng nhận thức của nhân viên (của doanh nghiệp sản xuất thực phẩm) về an toàn thực phẩm và hướng dẫn cho họ cách kiểm soát và tuân thủ các quy định trong việc sản xuất chế biến thực phẩm.

 

Dấu chứng nhận HACCPDấu chứng nhận ISO 22000

Dấu chứng nhận HACCP và ISO 22000 của Vinacontrol CE

Vinacontrol CE cung cấp dịch vụ  Chứng nhận ISO 22000, Chứng nhận HACCP,... HIỆU QUẢ - NHANH CHÓNG - CHI PHÍ HỢP LÝ NHẤT. Quý khách có bất cứ thắc mắc hay yêu cầu chứng nhận hệ thống quản lý ISO 22000, HACCP,…, liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ tốt nhất.

Tin khác

Chứng nhận SBP là gì? Chương trình sinh khối bền vững

Chương trình Sinh khối Bền vững (SBP - Sustainable Biomass Program) được...

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...