Tiêu chuẩn GFSI là gì? Sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu

An toàn thực phẩm là yêu cầu luật định và cũng là điều kiện tiên quyết đối với mọi hoạt động sản xuất, cung ứng của cá nhân, tổ chức tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu. Sự ra đời và phát triển của các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm toàn cầu đã cho phép những cá nhân, tổ chức này đáp ứng hiệu quả yêu cầu trên. Và tiêu chuẩn GFSI được biết đến là một phương án hữu hiệu cho doanh nghiệp thực phẩm.

 

1. GFSI là gì?

GFSI là tên viết tắt của cụm từ Global Food Safety Initiative – Sáng Kiến An Toàn Thực Phẩm Toàn Cầu.

1.1 Tổ chức GFSI

Tổ chức GFSI là một tổ chức tư nhân do Diễn đàn Hàng tiêu dùng điều hành và do Diễn đàn Doanh nghiệp Thực phẩm CIES điều phối. Diễn đàn này là một mạng lưới thực phẩm toàn cầu bao gồm hơn 400 nhà bán lẻ và nhà sản xuất trên thế giới.

Sáng kiến an toàn thực phẩm đã được đưa ra vào năm 2000 sau một số cuộc khủng hoảng an toàn thực phẩm khi cho niềm tin của người tiêu dùng giảm xuống ở mức thấp nhất mọi thời đại. Kể từ đó, các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới đã cùng hợp tác trong nhiều để giải quyết các vấn đề an toàn thực phẩm hiện tại được xác định bởi các bên liên quan của GFSI.

Quy tụ các chuyên gia về an toàn thực phẩm hàng đầu thế giới từ các khâu bán lẻ, thu gom, nhà sản xuất, đến các chuyên gia trong Tổ chức quốc tế, học viện, chính phủ. Hoạt động của tổ chức GFSI là giám sát và phê duyệt các mô hình, chuỗi cung ứng, sản xuất khác nhau, đáp ứng các tiêu chí của họ nhằm đưa ra các mức chấp nhận cho hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm. Từ đó đảm bảo được sự an toàn và chất lượng cho sản phẩm trên thị trường toàn cầu.

Tổ chức GFSI là một tổ chức tư nhân do Diễn đàn Hàng tiêu dùng điều hành

Tổ chức GFSI là một tổ chức tư nhân do Diễn đàn Hàng tiêu dùng điều hành

 Xem thêm: An toàn vệ sinh thực phẩm là gì? 4 Nội dung cần phải biết 

1.2 Tiêu chuẩn GFSI

Tiêu chuẩn GFSI là một tiêu chuẩn có giá trị, định hướng kinh doanh cho việc phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng những mặt hàng sạch và chất lượng nhất. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho mọi doanh nghiệp trên toàn cầu

Tiêu chuẩn GFSI còn được thành lập với mục đích xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng đối với doanh nghiệp, phát triển và cải thiện những lỗ hổng trong chuỗi cung ứng nhanh chóng, kịp thời. Không chỉ vậy, chứng nhận này còn đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm bao bì, vật liệu đóng gói, lưu trữ, vận chuyển, phối phối... đáp ứng tất cả các yêu cầu khắt khe từ GFSI.

Tiêu chuẩn GFSI là một tiêu chuẩn có giá trị, định hướng kinh doanh cho việc phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Tiêu chuẩn GFSI là một tiêu chuẩn có giá trị, định hướng kinh doanh cho việc phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

✍  Xem thêm: Chứng nhận ISO 22000 | Tư vấn xây dựng hệ thống quản lý An toàn thực phẩm

2. Mục tiêu của chứng nhận GFSI

  • Giảm rủi ro gây mất an toàn thực phẩm bằng cách cung cấp sự tương đồng và hội tụ các yêu cầu về Hệ thống quản lý An toàn Thực phẩm.
  • Giúp quản lý chi phí hệ thống thực phẩm toàn cầu bằng cách giảm những lãng phí, dư thừa làm ảnh hưởng đến nguồn tài chính cũng như tài nguyên thiên nhiên trong thời gian dài. Đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất.
  • Hỗ trợ phát triển khả năng và năng lực trong lĩnh vực an toàn thực phẩm để tạo ra một hệ thống thực phẩm toàn cầu an toàn và hiệu quả.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững, hiệu quả. Đơn vị sẽ dần nhận thấy được ưu nhược điểm từ đó thay đổi hay cải tiến bộ máy quản lý sao cho phù hợp. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ phát huy hết khả năng vốn có của chính mình, tạo dựng được thương hiệu cạnh tranh trên thị trường
  • Góp phần nâng cao nhu cầu của người tiêu dùng, mang đến một hệ thống thực phẩm toàn cầu an toàn và chất lượng, giải quyết mọi lo lắng của khách hàng.
  • Hỗ trợ phát triển khả năng và năng lực của đội ngũ nhân lực, chuyên gia trong lĩnh vực vệ sinh, an toàn thực phẩm để góp phần tạo ra một hệ thống đảm bảo nguồn thực phẩm chất lượng được cung cấp trên thị trường toàn cầu, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và môi trường toàn cầu.

 

Quản lý hệ thống an toàn thực phẩm toàn cầu hiệu quả với chứng nhận GFSI

Quản lý hệ thống an toàn thực phẩm toàn cầu hiệu quả với chứng nhận GFSI

✍  Xem thêm: Đào tạo nhận thức và đánh giá nội bộ hệ thống HACCP trong sản xuất thự c phẩm

3. Hoạt động chính của GFSI

Các hoạt động chính trong tổ chức GFSI bao gồm định nghĩa về các yêu cầu an toàn thực phẩm thông qua quy trình đo điểm chuẩn. Quá trình này dẫn đến sự công nhận các chương trình an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp. Ngoài ra, GFSI còn mở rộng các yêu cầu để bao quát tất cả các phạm vi của chuỗi cung ứng, “từ trang trại đến bàn ăn”. 

Các hoạt động khác bao gồm xây dựng chương trình nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc kém phát triển để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, tiếp cận thị trường tốt hơn, nâng cao uy tín đối với người dùng và các đối tác trong, ngoài nước. 

Mỗi tiêu chuẩn được tổ chức GFSI đánh giá qua ba điều:

  • Nhà cung cấp có cho biết họ làm gì không ?
  • Liệu nhà cung cấp có thực hiện đúng như những gì họ nói không?
  • Nhà cung cấp có lưu trữ lại những gì họ làm không?

Kết hợp tất cả các yếu tố này lại với nhau, tổ chức GFSI sẽ đưa ra các tiêu chuẩn đảm bảo rằng nhà cung cấp đang sản xuất thực phẩm an toàn.

Dựa trên các tiêu chuẩn và 3 nội dung đánh giá trên, Chứng nhận GFSI cũng tập trung vào 3 điều chính, đó là lời nói của nhà cung cấp, hành động của nhà cung cấp và quá trình theo dõi các hoạt động đó. Mỗi quy trình đều được giám sát tỉ mỉ, liên kết với nhau để chứng minh rằng doanh nghiệp đang thực hiện tốt các yêu cầu đề ra. An toàn thực phẩm cũng được đảm bảo quanh năm, không cần phải tổ chức kiểm tra thường xuyên làm lãng phí thời gian và tiền bạc của cả hai bên.

Một số nội dung đánh giá áp dụng tiêu chuẩn và chứng nhận GFSI

Một số nội dung đánh giá áp dụng tiêu chuẩn và chứng nhận GFSI

✍  Xem thêm: Phân biệt HACCP và ISO 22000 | Tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm 

4. Những tiêu chuẩn được GFSI công nhận

GFSI cung cấp các kiểm định chứng nhận của bên thứ ba dựa trên các tiêu chuẩn chính về an toàn thực phẩm. Những tiêu chuẩn được công nhận của tổ chức GFSI bao gồm:

FSSC 22000

FSSC 22000 Là bản nâng cấp dựa trên sự kết hợp giữa tiêu chuẩn ISO 22000 của tổ chức chứng nhận ISO và tiêu chuẩn PAS 220: 2008 của BIS (Viện tiêu chuẩn Anh). FSSC 22000 có hệ tiêu chuẩn hoàn thiện, đầy đủ hơn, giúp việc quản lý chất lượng an toàn thực phẩm của doanh nghiệp hiệu quả và tối ưu nhất.

► Mã SQF Phiên bản thứ 7, Cấp độ 2 & 3

Được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các nhà cung cấp trong toàn bộ chuỗi thực phẩm thông qua các mã chất lượng và an toàn thực phẩm.

► Tiêu chuẩn toàn cầu BRC

Tiêu chuẩn này nổi tiếng và được thiết lập trên toàn cầu, được phát triển bởi hiệp hội bán lẻ Anh quốc (BRC) với mục đích mang đến cho các doanh nghiệp thực phẩm một cách toàn diện để đảm bảo an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng của mình. Tiêu chuẩn BRC có phần lớn yêu cầu giống HACCP và GMP nhưng được nâng cấp, bổ sung thêm các yêu cầu khác để kiểm soát khía cạnh một cách toàn diện hơn.

– BRC-IOP: tiêu chuẩn toàn cầu về bao bì và vật liệu đóng gói. Đây là bộ tiêu chuẩn được Hiệp hội bán lẻ Anh quốc ban hành, phát triển trên nền tảng 7 nguyên tắc của HACCP, hướng dẫn thực hành tốt sản xuất và hệ thống kiểm soát quá trình sản xuất.

► CanadaGAP

(Thực hành nông nghiệp tốt) là chương trình an toàn thực phẩm tại trang trại dành cho các công ty trồng trọt, đóng gói và bảo quản sản phẩm tươi.

► Tiêu chuẩn Primus GFS

Được tổ chức Sáng kiến ATTP Toàn cầu kiểm tra so sánh và công nhận tháng 2/2010. Bao gồm toàn bộ phạm vi của các quy phạm Thực hành Nông nghiệp Tốt (GAP) và Thực hành sản xuất tốt (GMP) cũng như Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm.

Tiêu chuẩn IFS

– Phiên bản 6 của IFS: Tiêu chuẩn IFS đảm bảo rằng các tổ chức đạt chứng nhận có khả năng cung cấp sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng cũng như pháp luật quốc tế, đảm bảo an toàn và chất lượng cho người tiêu dùng. IFS là tiêu chuẩn rất quan trọng với các nước châu Âu, và ngày càng trở nên phổ biến ở các khu vực khác trên thế giới.

– IFS PACsecure phiên bản 1: Tiêu chuẩn này giúp đánh giá chất lượng và độ an toàn của vật liệu đóng gói cũng như sự tuân thủ của chúng đối với các quy định và yêu cầu của khách hàng. 

– IFS logistics phiên bản 2.1: Áp dụng cho cả sản phẩm thực phẩm và phi thực phẩm, bao gồm các hoạt động hậu cần, sắp xếp và vận chuyển, cho thấy doanh nghiệp đã thiết lập hệ thống phù hợp để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

GlobalGAP

GlobalGAP (Global Good Agricultural Practices – Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) là tiêu chuẩn tập trung vào quản lý chất lượng, an toàn và truy xuất nguồn gốc trong lĩnh vực trồng cây, rau, củ, quả, gia cầm, gia súc, thủy sản. Mục tiêu của GlobalGAP là sản xuất nông nghiệp an toàn và bền vững để mang lại lợi ích cho nông dân, nhà bán lẻ và người tiêu dùng trên toàn thế giới.

► Global Seafood Alliance

Global Seafood Alliance (Liên minh thủy sản toàn cầu) tiền thân là Global Aquaculture Alliance ra mắt năm 2018 với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận giải quyết các kỳ vọng và đảm bảo của thị trường liên quan đến trách nhiệm môi trường, trách nhiệm xã hội, an toàn thực phẩm và phúc lợi động vật cho cả hải sản nuôi và hải sản đánh bắt tự nhiên.

► Global Red Meat Standard

Global Red Meat Standard (GRMS – Tiêu chuẩn thịt đỏ toàn cầu) là một tiêu chuẩn được phát triển đặc biệt cho các quy trình giết mổ, xử lý, chế biến và bán thịt đỏ và các sản phẩm thịt. Tiêu chuẩn thịt đỏ toàn cầu đạt được sự công nhận của GFSI đối với việc chuyển đổi động vật và chế biến các sản phẩm động vật dễ hư hỏng.

► Japan Food Safety Management Association

Japan Food Safety Management Association (Hiệp hội Quản lý An toàn Thực phẩm Nhật Bản) thành lập vào tháng 1 năm 2016, đã và đang xây dựng và vận hành các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm JFS, chương trình chứng nhận JFS-C và chương trình đánh giá sự phù hợp JFS, phù hợp với toàn cầu tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Tất cả các tiêu chuẩn JFS đều dựa trên HACCP do Codex xác định và tiêu chuẩn hàng đầu, JFS-C, đã được GFSI công nhận là phù hợp với Yêu cầu đo điểm chuẩn mới nhất.

Một số tiêu chuẩn được GFSI công nhận và chứng nhận

Một số tiêu chuẩn được GFSI công nhận và chứng nhận

✍  Xem thêm: Các bước công bố chất lượng thực phẩm | Hướng dẫn hồ sơ - thủ tục chi tiết

Trên đây là toàn bộ thông tin về tiêu chuẩn GFSI và các nội dung định nghĩa liên quan. Vinacontrol CE hy vọng qua đây, Quý bạn đọc có cái nhìn tổng quan về tiêu chuẩn và tiến hành quá trình chứng nhận thuận lợi, hiệu quả hệ thống an toàn thực phẩm. 

Tin khác

Bài tập tình huống ISO 9001:2015 | Hướng dẫn thực hành bài tập

Trong quá trình triển khai ISO 9001:2015, các doanh nghiệp thường gặp phải...

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001:2015 | Hướng dẫn chi tiết

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001 là hệ thống các hoạt động nhằm đảm...

10 điều khoản ISO 9001:2015 | Cập nhật mới nhất

ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng (QMS),...

Hướng dẫn báo cáo kiểm kê khí nhà kính | Từ A-Z

Báo cáo kiểm kê khí nhà kính (KNK) là một tài liệu ghi lại toàn bộ lượng khí...

OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý Sức khoẻ và An toàn

Chứng nhận OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu...

Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn thủ tục công bố nhanh

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch...

Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Lợi ích khi đạt giấy chứng nhận

Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là việc xác nhận đối...

Kiểm định - Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Phương tiện đo lường là những công cụ, thiết bị vô cùng phổ biến trong sản...

Giám định thiết bị, máy móc, dây chuyền

Giám định máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo...

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo BS EN 14891:2017

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo tiêu chuẩn BS EN 14891:2017...