Tiêu chuẩn SQF là gì? Các thông tin cần biết về SQF
Tiến hành chứng minh các sản phẩm hoặc quy trình tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế có thể mang lại vô vàn các lợi ích cho doanh nghiệp. Theo đó, việc các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm áp dụng tiêu chuẩn và chứng nhận SQF được xem là một phương án tối ưu để tạo tiền đề và dấu ấn giúp doanh nghiệp đưa các sản phẩm chất lượng đến gần hơn với khách hàng. Để giúp người đọc có cái nhìn tổng quan nhất về SQF, dưới đây, Vinacontrol CE sẽ cung cấp một số nội dung về chương trình an toàn thực phẩm SQF và những yêu cầu khi triển khai hệ thống quản lý SQF đạt chuẩn.
1. Tìm hiểu SQF là gì?
1.1 Chương trình an toàn thực phẩm SQF
Tiêu chuẩn SQF về an toàn thực phẩm được phát triển lần đầu tiên tại Australia vào năm 1994, do Viện Tiếp thị Thực phẩm (FMI) sở hữu và quản lý từ năm 2003; nó được công nhận bởi Viện Thực phẩm Chất lượng An toàn (SQFI).
Chương trình An toàn thực phẩm (SQF) là một tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm nghiêm ngặt, đáng tin cậy được các nhà bán lẻ, chủ thương hiệu và nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm trên toàn thế giới công nhận. SQF được công nhận bởi Tổ chức Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI). Tiêu chuẩn này được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu của ngành, thị trường và quy định đối với tất cả các lĩnh vực liên quan đến chuỗi cung ứng thực phẩm - từ trang trại đến các cửa hàng bán lẻ.
Chương trình An toàn thực phẩm (SQF) là một tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm quốc tế
✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 22000 | Hướng dẫn xây dựng hệ thống ATTP chi tiết
1.2 Phạm vi áp dụng SQF
Bộ tiêu chuẩn SQF đề cập đến vấn đề quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm trong:
- Bộ tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm SQF cho SẢN XUẤT CHÍNH (Sản xuất thức ăn chăn nuôi; Sản xuất thức ăn cho vật nuôi; Sản xuất thực phẩm và nguyên liệu; nông nghiệp,…)
- Bộ tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm SQF cho LƯU TRỮ & PHÂN PHỐI, VẬN CHUYỂN HẬU CẦN (Nhà đóng gói nông sản, hoạt động ăn uống,….)
- Bộ tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm SQF cho Sản xuất BAO BÌ THỰC PHẨM (Sản xuất bao bì thực phẩm; Bao bì sản phẩm tiêu dùng;…)
- Bộ tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm SQF cho BÁN LẺ THỰC PHẨM
- Bộ tiêu chuẩn SQF cho CHẤT LƯỢNG
✍ Xem thêm: Phân biệt ISO 22000 và HACCP | Tiêu chuẩn quốc tế vềquản lý an toàn thực phẩm
1.3 Cấu trúc của tiêu chuẩn SQF
Tiêu chuẩn SQF có cấu trúc độc đáo bao gồm cách tiếp cận theo mô-đun. Mô-đun 2 của tiêu chuẩn được áp dụng cho tất cả các nhà sản xuất thực phẩm và áp dụng cho các yêu cầu quản lý cơ bản và áp dụng quy trình HACCP. Các Mô-đun khác của tiêu chuẩn được áp dụng chứa đựng các chương trình Điều kiện tiên quyết và GMP dành riêng cho ngành dựa trên những gì công ty sản xuất (như thịt, đồ uống, ngũ cốc và hạt, sản phẩm,...).
SQF bao gồm SQF 1000 và SQF 2000. SQF 1000 được thiết kế cho các nhà sản xuất nguyên liệu (nuôi trồng, chế biến thức ăn gia súc…) , trong khi SQF 2000 đưa ra các yêu cầu đối với nhà chế biến và phân phối thực phẩm (chế biến sữa, thịt…). SQF 2000 được chia làm 3 cấp, mỗi cấp chỉ ra một mức độ yêu cầu khác nhau về hệ thống quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp.
- Cấp 1: An toàn thực phẩm cơ bản – Chương trình tiên quyết và biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm cơ bản phải được thực hiện để tạo nền tảng cho việc nâng cao hiệu lực Hệ thống quản lý của doanh nghiệp.
- Cấp 2: Kế hoạch an toàn thực phẩm được chứng nhận HACCP – Là sự kết hợp các yêu cầu của cấp 1 và tiến hành phân tích mối nguy về An toàn thực phẩm của các quá trình để xác định các mối nguy và đưa ra hành động loại bỏ, phòng ngừa hoặc giảm thiểu mối nguy.
- Cấp 3: Hệ thống Quản lý Chất lượng và An toàn thực phẩm toàn diện – Kết hợp các yêu cầu của cấp 1, 2 và yêu cầu tiến hành phân tích mối nguy về chất lượng thực phẩm, thực hiện các hành động để phòng ngừa rủi ro do chất lượng kém.
SQF được áp dụng cho các yêu cầu quản lý cơ bản và áp dụng quy trình HACCP
✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 | Hệ thống quản lý chất lượng cho doanh nghiệp thực phẩm
2. Chứng nhận SQF chất lượng và an toàn thực phẩm
Chứng nhận SQF là hoạt động đánh giá, cấp chứng nhận cho đơn vị áp dụng, xây dựng thành công hệ thống quản lý SQF đạt chuẩn, qua đó đảm bảo tốt các yếu tố chất lượng và an toàn thực phẩm trong quy trình, sản phẩm.
Để chứng nhận SQF 2000 cấp 3, doanh nghiệp phải được chứng nhận cấp 1 và 2. Dưới đây là các yêu cầu về hệ thống SQF 2000 doanh nghiệp cần lưu ý để chứng nhận thành công:
- Lãnh đạo cao nhất đưa ra các cam kết của doanh nghiệp về an toàn thực phẩm, chất lượng và liên tục cải tiến, đảm bảo cung cấp nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu.
- Đào tạo cho những người thực hiện các công việc quan trọng liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm.
- Đưa ra những quy định bằng văn bản đối với nhà cung cấp về những nguyên liệu và dịch vụ mua vào có thể ảnh hưởng tới chất lượng và an toàn thực phẩm. Kiểm tra trước khi sử dụng các nguyên liệu và dịch vụ có thể ảnh hưởng tới chất lượng và an toàn thực phẩm.
- Yêu cầu đối với thành phẩm cần được lập thành tài liệu, được phê duyệt bởi khách hàng nếu có yêu cầu.
- Xác định và lập thành tài liệu các biện pháp có thể kiểm soát và đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm trong Kế hoạch an toàn thực phẩm.
- Xây dựng thủ tục miêu tả cách thức tiến hành khắc phục và phòng ngừa sự không phù hợp. Thiết lập thủ tục miêu tả việc xử lý sản phẩm hoặc nguyên liệu không phù hợp tìm thấy trong quá trình tiếp nhận, lữu giữ, chế biến, đóng gói hoặc phân phối.
- Tất cả thiết bị đo kiểm được sử dụng để giám sát các hoạt động trong Kế hoạch SQF hoặc để minh chứng sự tuân thủ với các yêu cầu của khách hàng cần được định kỳ hiệu chỉnh nhằm đảm bảo độ chính xác.
- Tiến hành đánh giá nội bộ nhằm đảm bảo tính hiệu quả của Hệ thống SQF 2000 và kế hoạch SQF 2000. Xem xét lại hệ thống nhằm đảm bảo Hệ thống SQF 2000, chính sách quản lý và các mục tiêu được xem xét định kỳ.
- Có thủ tục để xử lý các phàn nàn của khách hàng, quy định người có trách nhiệm điều tra nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục phàn nàn của khách hàng.
- Có thủ tục quy định trách nhiệm, phương pháp lấy mẫu và phân tích thành phẩm và quá trình sản xuất nhằm đảm bảo tuân thủ với yêu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu của các bên liên quan.
- Tài liệu và hồ sơ liên quan cần được kiểm soát, lưu giữ.
- Có quy trình truy tìm nguồn gốc sản phẩm, cách xác định nguyên liệu thô và các loại đầu vào khác có thể ảnh hưởng tới chất lượng và an toàn của thành phẩm.
Mẫu giấy chứng nhận SQF
✍ Xem thêm: Đào tạo nhận thức & đánh giá viên nội bộ HACCP | Nội dung khóa học
3. Tại sao doanh nghiệp nên chứng nhận SQF?
Chương trình chất lượng và an toàn thực phẩm SQF đáp ứng nhu cầu của tất cả các nhà cung cấp trong ngành công nghiệp thực phẩm thông qua hệ thống chứng nhận được quốc tế công nhận với trọng tâm là việc áp dụng HACCP có hệ thống để kiểm soát các mối nguy về chất lượng thực phẩm và an toàn thực phẩm. Theo đó, khi áp dụng thành công và chứng nhận SQF, doanh nghiệp có thể:
- Đảm bảo rằng thực phẩm đã được sản xuất, chuẩn bị và xử lý theo các tiêu chuẩn
- Thể hiện cam kết đối với các quy trình chất lượng và cải tiến liên tục
- Nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp và tiếp cận tốt hơn các nhà bán lẻ hàng đầu, mở rộng thị trường
- Trải nghiệm các cơ hội phát triển kinh doanh tiềm năng bằng cách đạt được lợi thế cạnh tranh so với các nhà cung cấp không được chứng nhận.
- Giảm thiểu rủi ro và bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp
- Cải tiến và kiểm soát hiệu quả các yếu tố chất lượng và an toàn thực phẩm
Chứng nhận SQF tạo tiền đề và dấu ấn giúp doanh nghiệp đưa các sản phẩm chất lượng đến gần hơn với khách hàng
✍ Xem thêm: Chứng nhận VietGAP chăn nuôi| Tư vấn quy trình thủ tục nhanh nhất
Kết luận
Chương trình Thực phẩm Chất lượng An toàn (SQF) là một tiêu chuẩn an toàn thực phẩm do tổ chức Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI) đánh giá, công nhận dựa trên các Điểm kiểm soát tới hạn của Phân tích Mối nguy (HACCP) cũng như các chương trình Điều kiện tiên quyết và GMP.Bởi vậy, nó đảm bảo các đơn vị áp dụng SQF đạt được các mục tiêu về chất lượng và an toàn thực phẩm một cách khoa học, hiệu quả nhất.
*Đây là bài cung cấp thông tin Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này.
Tin khác