ISO 22000, HACCP thay thế Giấy phép An toàn thực phẩm

Theo Điều 12 tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm:” Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000)” sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chính vì thế, tổ chức cung cấp thực phẩm đã đạt chứng chỉ ISO 22000 và HACCP sẽ không cần phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

1.Tìm hiểu về chứng chỉ HACCP, ISO 22000 & Giấy ATVSTP

   1.1 Chứng chỉ HACCP

Chứng nhận HACCP là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn cho đối tượng tiêu dùng. Tiêu chuẩn HACCP được áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm ở nhiều nước trên thế giới.

ISO 22000, HACCP đủ điều kiện thay thế giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

ISO 22000, HACCP đủ điều kiện thay thế giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

   1.2 Chứng chỉ ISO 22000

Chứng nhận ISO 22000 là hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiêu chuẩn này được xây dựng và ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) với nội dung tập trung vào mảng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chứng nhận giúp tổ chức có thể chứng minh được khả năng kiểm soát các mối nguy an toàn để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn. ISO 22000:2018 được thiết lập dựa trên ISO 9001 với quản lý an toàn thực phẩm và HACCP để đảm bảo an toàn thực phẩm ở mọi mức độ.

ISO 22000 là một tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế thiết thực, phù hợp với bất cứ doanh nghiệp nào trong toàn bộ chuỗi thực phẩm bao gồm những tổ chức liên quan liên kết như nhà sản xuất trang thiết bị, đóng gói nguyên vật liệu, đại lý vệ sinh, chất phụ gia và thành phần.

  1.3 Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm

Giấy chứng chỉ An toàn vệ sinh thực phẩm là một loại giấy tờ được cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các hộ kinh doanh các sản phẩm về thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ về ăn uống.

Loại giấy này chứng nhận cho một cơ sở nào đó có đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm để kinh doanh hay không? Đây là điều kiện cần có để doanh nghiệp, hộ kinh doanh, và cơ sở sản xuất thực phẩm cam kết cung cấp sản phẩm thực phẩm vệ sinh, an toàn đến tay người tiêu dùng.

Chứng nhận ISO 22000 - Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm

Chứng nhận ISO 22000 - Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm

2. Quy định và thời hạn giấy chứng nhận

Cả giấy chứng nhận ISO 22000 và HACCP đều mang tính tự nguyện đối với các doanh nghiệp. Còn Giấy ATVSTP là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động sản xuất các sản phẩm thực phẩm và/hoặc kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Việt Nam. Thời hạn hiệu lực của cả 3 loại chứng nhận đều là 3 năm kể từ ngày ban hành.

✍ Xem thêm: Phân biệt giữa chứng nhận ISO 22000 và HACCP

3. Có nên đằng ký ISO 22000, HACCP thay thế cho chứng nhận ATVSTP?

Dưới đây là những lợi ích mà chứng nhận ISO 22000, HACCP mang lại cho tổ chức, giúp bạn trả lời được câu hỏi trên:

  • Giấy chứng chỉ ISO 22000 và HACCP có giá trị quốc tế còn giấy ATVSTP chỉ có giá trị tại Việt Nam. Đây là lợi thế quan trọng giúp doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế;
  • Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng;
  • Nâng cao hiệu quả quản lý FSMS qua việc kiểm soát toàn diện mọi quy trình từ nguyên liệu đầu vào tới thành phẩm cuối cùng và cải tiến không ngừng.
  • Dễ dàng phát hiện các cơ hội cùng rủi ro về an toàn thực phẩm để có hành động phù hợp.
  • Tăng doanh thu, lợi nhuận do đảm bảo sản phẩm/ dịch vụ của mình là an toàn và chất lượng.
  • Hạn chế tình trạng khiếu nại, đổi trả hàng, thậm chí là kiện cáo từ khách hàng và các bên liên quan;
  • Tăng khả năng đấu thầu; trúng thầu;
  • Nâng cao hình ảnh thương hiệu, củng cố uy tín, niềm tin của khách hàng, đối tác và các bên liên quan đối với doanh nghiệp.

Mẫu giấy chứng chỉ HACCP tại Vinacontrol CE

Mẫu giấy chứng chỉ HACCP tại Vinacontrol CE

✍ Xem thêm:Tư vấn, cấp giấy chứng nhận HACCP mới nhất

4. Tổ chức cấp giấy chứng chỉ ISO 22000 & HACCP tại Việt Nam

 Công ty Cổ phần Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol (Vinacontrol CE) được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép công nhận có đủ năng lực tiến hành đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn TCVN ISO 22000:2007, TCVN 5603:2008 (HACCP). Khi doanh nghiệp đăng ký chứng nhận tại Vinacontrol CE:

  • Đội ngũ tư vấn, chuyên gia đánh giá hỗ trợ nhiệt tình về thủ tục, trình tự đánh giá tại doanh nghiệp;
  • Giấy chứng chỉ ISO 22000, HACCP được Vinacontrol CE cấp có giá trị quốc tế;
  • Hỗ trợ miễn phí quảng bá hình ảnh công ty trên website vnce.vn
  • Chi phí cấp chứng chỉ hợp lý phù hợp với mọi doanh nghiệp.

 

Mọi thắc mắc hay yêu cầu về dịch vụ chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 và chứng nhận HACCP, xin liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800.6083 hoặc email vnce@vnce.vn để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ tốt nhất.

Tin khác

Chứng nhận hợp quy Xi măng Poóc lăng | Hướng dẫn quy trình chi tiết

Chứng nhận hợp quy xi măng Poóc lăng là quá trình tổ chức chứng nhận được chỉ...

Chứng nhận hợp chuẩn gạch xi măng lát nền TCVN 6065:1995

Chứng nhận hợp chuẩn gạch xi măng lát nền theo TCVN 6065:1995 là quá trình...

Chứng nhận hợp quy ván ghép thanh | Hướng dẫn theo QCVN 16:2023/BXD

Chứng nhận hợp quy ván ghép thanh là quá trình đánh giá, kiểm tra và cấp...

Chứng nhận hợp quy thuốc thú y | 05 nội dung cần biết

Chứng nhận hợp quy thuốc thú y là hoạt động cấp chứng chỉ xác nhận chất...

Thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh năm 2025 | Hướng dẫn chi tiết

Nhằm giúp doanh nghiệp nhập khẩu đúng quy định pháp luật, bài viết này sẽ...

Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng tại nước ngoài theo TT 10/2024/TT-BXD

Cập nhật quy định mới về chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng tại nước ngoài...

Hướng dẫn lập báo cáo tình hình sử dụng năng lượng năm 2025

Báo cáo tình hình sử dụng năng lượng là trách nhiệm pháp lý của các cơ sở sử...

Cơ chế CBAM là gì? Cơ chế điểu chỉnh biên giới Carbon

Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) là một chính sách của Liên minh...

Chứng nhận hợp chuẩn kính dán an toàn nhiều lớp | Hỗ trợ toàn quốc

Chứng nhận hợp chuẩn kính dán an toàn nhiều lớp theo TCVN 7364-1:6:2018 là...

Chứng nhận hợp quy gạch đá ốp lát tại Ấn Độ | Tư vấn từ A-Z

Các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu vật liệu xây dựng từ Ấn Độ cần phải thực...