Giấy tờ cần có để sản xuất mứt là gì? 9 loại giấy phép phải biết

Mứt là một sản phẩm truyền thống phổ biến trên toàn thế giới, được sản xuất từ nhiều loại trái cây khác nhau. Tuy nhiên, để sản xuất mứt một cách hợp pháp và đảm bảo chất lượng, các nhà sản xuất cần phải tuân theo một loạt các quy định và giấy tờ pháp lý. Dưới đây là danh sách 9 loại giấy tờ phải có đối với một cơ sở sản xuất mứt.

 

1. Giấy tờ cần có để sản xuất mứt là gì?

Để hoạt động sản xuất kinh doanh mứt hợp pháp, doanh nghiệp cần chú ý các loại giấy phép sau:

  1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  3. Kết quả kiểm nghiệm cho từng sản phẩm
  4. Bản tự công bố sản phẩm
  5. Đăng ký mã số vạch
  6. Đăng ký bản quyền bao bì
  7. Đăng ký nhãn hiệu/logo độc quyền cho thương hiệu

Điều lưu ý: ở mục Thứ 5, 6 và Thứ 7 chỉ bắt buộc đối với trường hợp đưa hàng hoá và siêu thị; nếu doanh nghiệp chỉ bán lẻ cho người tiêu dùng thì không cần đăng ký. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp có đăng ký cả 2 mục đó thì sẽ không có bất kỳ đơn vị nào có thể xâm phạm và sử dụng tên thương hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.

Bên cạnh 07 giấy phép cơ sở kinh doanh cần có. Thì với những doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu cũng cần lưu ý thêm 02 loại giấy phép sau:

 

Giấy tờ cần có để sản xuất mứt

Giấy tờ cần có để sản xuất mứt

 ✍  Xem thêm: Cấp chứng chỉ ISO 9001 cho cơ sở sản xuất mứt | Uy tín – Nâng tầm thương hiệu

2. Các giấy phép để kinh doanh mứt tại Việt Nam

Để doanh nghiệp nắm bắt các thông tin, quy định liên quan đến giấy phép kinh doanh tốt nhất cho sản phẩm mứt tại Việt Nam. Vinacontrol CE sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ trong bảng dưới đây.

STT

Loại giấy phép

Căn cứ pháp lý

Cơ quan cấp phép

Thời hạn giải quyết

1

Giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh căn cứ Nghị định 78/2015/NĐ-CP là điều kiện cần và đủ để cá nhân/tổ chức hoạt động trong một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhất định được phép hoạt động kinh doanh hợp pháp; Đăng ký thành lập giấy phép doanh nghiệp hoặc giấy phép Hộ Kinh doanh cá thể, tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất để có thể đưa ra loại hình phù hợp.

Đăng ký kinh doanh thành lập công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; Đăng ký kinh doanh thành lập Hộ Kinh doanh cá thể tại UBND Quận/Huyện.

>> Xem ngay thủ tục đăng ký kinh doanh chi tiết 

04 - 06 ngày làm việc.

2

Giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất/đóng gói

Giấy phép an toàn thực phẩm căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12; Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.

Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất/đóng gói kinh doanh mứt là tuân thủ quy định luật an toàn thực phẩm; Sản phẩm lưu hành được nhà nước công nhận hợp pháp; Khẳng định với khách hàng tiêu dùng và đối tác kinh doanh về chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn, tạo uy tín phát triển thương hiệu bền vững.

Quý doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận ATTP cơ sở sản xuất mứt dừa tại Ban quản lý an toàn thực phẩm; nếu cơ sở có địa điểm sản xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh;

Quý doanh nghiệp nộp hồ sơ xi cấp Giấy chứng nhận ATTP cơ sở sản xuất mứt dừa tại Sở Y Tế/ Chi cục an toàn thực phẩm; nếu cơ sở có địa điểm sản xuất tại Huyện/Tỉnh thành đó;

>> Xem ngay thủ tục đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm 

Thời gian xin giấy phép ATTP từ 20-25 ngày làm việc; Thời hạn hiệu lực giấy phép an toàn thực phẩm 3 năm.  

3

Kiểm nghiệm sản phẩm mửt

Kiểm nghiệm sản phẩm theo Nghị Quyết số 51/2001/QH10 nhằm đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm theo quy định. Sau đó tiến hành công bố chất lượng sản phẩm mứt

Xây dựng chỉ tiêu theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT; Kiểm nghiệm dựa vào quy chuẩn của sản phẩm theo quy định Việt Nam.

Doanh nghiệp chuẩn bị mẫu sản phẩm để tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm tại trung tâm được cơ quan nhà nước Bộ Y Tế công nhận/chỉ định.

05 - 07 ngày làm việc.

4

Công bố chất lượng mứt

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:

“Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này”.

=> Bánh mứt tết thuộc nhóm thực phẩm chế biến bao gói sẵn chính vì vậy cần thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm trước khi kinh doanh trên thị trường. Đây cũng là quy định bắt buộc thực hiện.

Công bố sản phẩm tại Ban Quản lý An toàn thực phẩm nếu cơ sở có địa điểm trụ sở tại Thành phố /Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nếu cơ sở ở tỉnh thành khác.

Thời gian công bố sản phẩm-đăng tải lên cổng thông tin điện tử: 04 đến 06 ngày làm việc.

5

Đăng ký mã số mã vạch

Đăng ký mã số mã vạch cho hàng hóa theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý sản phẩm trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như được người tiêu dùng biết đến với sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tổng Cục đo lường chất lượng

>> Xem ngay thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

Thời gian có mã vạch là 15 ngày.

Thời gian nhận giấy chứng nhận mã vạch là 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận mã vạch

6

Đăng ký nhãn hiệu – Bảo hộ độc quyền thương hiệu

Đăng ký nhãn hiệu hay bảo hộ thương hiệu theo Thông tư 16/2016/BKHCN nhằm xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu, độc quyền sử dụng thương hiệu, cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu trước hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu

Cục sở hữu trí tuệ

>> Xem ngay thủ tục đăng ký nhãn hiệu 

Từ 01 -02 ngàu có dấu nhận đơn từ Cục

Từ 01 – 02 tháng (kể từ ngày nộp đơn) có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ

Từ 10 -12 tháng (kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ) có thông báo cấp giấy chứng nhận

 

Cơ quan chức năng kiểm tra giấy phép của sản phẩm mứt

Cơ quan chức năng kiểm tra giấy phép của sản phẩm mứt 

 ✍  Xem thêm: Kinh doanh bánh mì, bánh ngọt cần phải có những loại giấy phép nào?

3. Giấy phép xuất khẩu sản phẩm mứt

3.1 Đăng ký giấy phép lưu hành tự do (CFS) xuất khẩu mứt

Giấy phép lưu hành tự do căn cứ Quyết định 10/2010/QĐ-TTg; Là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận sản phẩm đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu; Giấy phép được cấp khi có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu hoặc từ phía đơn vị nước nhập khẩu; là một trong những điều kiện cần và đủ để thông quan khi xuất khẩu.

Hồ sơ pháp lý cần chuẩn bị:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ISO 22000/hoặc HACCP;
  • Trường hợp doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất cần cung cấp hợp đồng gia công hoặc hợp đồng mua bán.
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (còn thời hạn 12 tháng);
  • Hồ sơ tự công bố sản phẩm;

Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận lưu hành tự do tại cơ quan nhà nước từ 07-10 ngày làm việc.

Thời hạn hiệu lực giấy chứng nhận lưu hành tự do là 02 năm, kể từ ngày cấp.

Cơ quan quản lý và cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do: Bộ Công Thương.

3.2 Đăng ký Giấy chứng nhận y tế (HC) xuất khẩu mứt

Giấy chứng nhận y tế căn cứ Thông tư 52/2015/TT-BYT được cấp bởi Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế; Là chứng thư xuất khẩu mà cơ quan thông quan hay phía đơn vị nhập khẩu yêu cầu cung cấp; Giấy chứng nhận y tế được cấp cho tất cả các loại thực phẩm sản xuất tại Việt Nam khi có nhu cầu xuất khẩu.

 Hồ sơ pháp lý cần chuẩn bị:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu (còn thời hạn 12 tháng);
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm thể hiện thông tin tên mặt hàng; số lô; ngày sản xuất; hạn sử dụng.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ISO 22000/hoặc HACCP;
  • Nhãn sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

Thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy chứng nhận Health Certificate từ 07 đến 10 ngày làm việc.

Hiệu lực giấy chứng nhận Health Certificate là 02 năm, kể từ ngày cấp.

 Giấy phép xuất khẩu sản phẩm mứt

 Giấy phép xuất khẩu sản phẩm mứt

 ✍  Xem thêm: Các loại giấy phép cơ sở sản xuất bột mỳ cần có? Hướng dẫn đăng ký

4. Cơ sở sản xuất mứt cần đáp ứng điều kiện gì để được cấp phép?

Cơ sở sản xuất kinh doanh mứt cần lưu ý các đảm các điều kiện dưới đây để được cấp đầy đủ các giấy phép:

  • Thứ nhất: Cơ sở sản xuất mứt dừa phải có đầy đủ cơ sở vật chất; trang thiết bị; và dụng cụ chế biến sản xuất phải đảm bảo an toàn thực phẩm
  • Thứ hai: Người trực sản xuất mứt dừa phải được phải khám sức khỏe định kỳ (lưu ý: khám theo thông tư quy định,và khám tại bệnh viện)
  • Thứ ba: Nguyên liệu thực phẩm; phụ gia thực phẩm; thực phẩm bao gói sẵn phải có hợp đồng/hóa đơn về nguồn cung cấp theo quy định; và còn hạn sử dụng
  • Thứ tư: Toàn bộ quy trình chế biến sản xuất thực phẩm phải được thực hiện theo nguyên tắc một chiều; tức là một chiều đi từ khâu nguyên liệu; sơ chế; chế biến; phân chia; bảo quản; và vận chuyển. Phải có sự tách biệt giữa các phòng để tránh gây nhiễm khuẩn chéo
  • Thứ năm: Trong quá trình vận chuyển thực phẩm phải đảm bảo an toàn cho thực phẩm.
  • Thứ sáu: Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm. Và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Thứ bảy: Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

 

Cơ sở sản xuất mứt cần lưu ý các điều kiện để được cấp đầy đủ giấy phép

Cơ sở sản xuất mứt cần lưu ý các điều kiện để được cấp đầy đủ giấy phép

Vinacontrol CE là đơn vị uy tín hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động chứng nhận an toàn thực phẩm (chứng nhận ISO 22000, chứng nhận HACCP, chứng nhận ISO 9001), đánh giá thử nghiệm chất lượng và đào tạo kiến thức về an toàn thực phẩm. Mọi yêu cầu về dịch vụ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tốt nhất!

Tin khác

OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý Sức khoẻ và An toàn

Chứng nhận OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu...

Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn thủ tục công bố nhanh

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch...

Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Lợi ích khi đạt giấy chứng nhận

Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là việc xác nhận đối...

Kiểm định - Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Phương tiện đo lường là những công cụ, thiết bị vô cùng phổ biến trong sản...

Giám định thiết bị, máy móc, dây chuyền

Giám định máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo...

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo BS EN 14891:2017

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo tiêu chuẩn BS EN 14891:2017...

Bơm tiêm điện là gì? Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm điện đúng cách

Bơm tiêm điện là thiết bị không thể thiếu tại các cơ sở y tế. Thiết bị này...

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt | Tư vấn từ A-Z

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt là quá trình kiểm tra và đánh giá các đặc tính...

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), Vinacontrol CE...

Chứng nhận kính hộp gắn kín cách nhiệt theo TCVN 8260:2009

Chứng nhận hợp chuẩn kính hộp gắn kín cách nhiệt là quá trình kiểm tra và...