Cơ sở sản xuất bún, bánh phở cần những loại giấy phép gì?

Cơ sở sản xuất bún và bánh phở là những doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những món ăn truyền thống và phổ biến của người Việt. Để hoạt động một cách hợp pháp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ sở sản xuất bún và bánh phở cần phải tuân theo một loạt các quy định và yêu cầu, bao gồm cả việc có những loại giấy phép cần thiết. Dưới đây là một số giấy phép quan trọng mà cơ sở sản xuất bún và bánh phở cần có.

 

1. Cơ sở sản xuất bún, bánh phở cần những loại giấy phép gì?

Để được hoạt động sản xuất kinh doanh bún, bánh phở cần có những loại giấy phép sau:

  1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  3. Kết quả kiểm nghiệm cho từng sản phẩm
  4. Bản tự công bố sản phẩm
  5. Đăng ký mã số vạch
  6. Đăng ký bản quyền bao bì
  7. Đăng ký nhãn hiệu/logo độc quyền cho thương hiệu

Trên đây là 07 loại giấy phép mà doanh nghiệp bắt buộc phải có để sản phẩm bún, bánh phỏ được lưu thông tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp muốn xuất khẩu bún, bánh phở ra thị trường nước ngoài thì cần có thêm 02 loại giấy phép dưới đây:

  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS)
  • Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC)

 

Cơ sở sản xuất bún, bánh phở cần có đầy đủ giấy phép

Cơ sở sản xuất bún, bánh phở cần có đầy đủ giấy phép 

 ✍  Xem thêm: Cấp chứng chỉ ISO 9001 cho cơ sở sản xuất bún, bánh phở | Uy tín – Nâng tầm thương hiệu

2. Các giấy phép để kinh doanh bún bánh phở tại Việt Nam?

Để doanh nghiệp nắm bắt các thông tin, quy định liên quan đến giấy phép kinh doanh tốt nhất cho sản phẩm bún bánh phở tại Việt Nam. Vinacontrol CE sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ trong bảng dưới đây.

STT

Loại giấy phép

Căn cứ pháp lý

Cơ quan cấp phép

Thời hạn giải quyết

1

Giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh căn cứ Nghị định 78/2015/NĐ-CP là điều kiện cần và đủ để cá nhân/tổ chức hoạt động trong một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhất định được phép hoạt động kinh doanh hợp pháp; Đăng ký thành lập giấy phép doanh nghiệp hoặc giấy phép Hộ Kinh doanh cá thể, tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất để có thể đưa ra loại hình phù hợp.

Có thể đăng ký:

Mã ngành 1074: Sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự

Chi tiết: Sản xuất bún tươi, bún khô, phở, hủ tiếu, bún gạo, bánh tráng, bánh hỏi và các sản phẩm từ gạo (trừ chế biến thực phẩm tươi sống).

Mã ngành 4632: Bán buôn thực phẩm

Chi tiết: Bán buôn bún tươi, bún khô, phở, hủ tiếu, bún gạo, bánh tráng, bánh hỏi và các sản phẩm từ gạo.

Mã ngành 4722: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh

Chi tiết: Bán lẻ bún tươi, bún khô, phở, hủ tiếu, bún gạo, bánh tráng, bánh hỏi và các sản phẩm từ gạo.

Đăng ký kinh doanh thành lập công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; Đăng ký kinh doanh thành lập Hộ Kinh doanh cá thể tại UBND Quận/Huyện.

>> Xem ngay thủ tục đăng ký kinh doanh chi tiết 

04 - 06 ngày làm việc.

2

Giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất/đóng gói bún

Giấy phép an toàn thực phẩm căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12; Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.

Xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất/đóng gói kinh doanh bún, bánh phở là tuân thủ quy định luật an toàn thực phẩm; Sản phẩm lưu hành được nhà nước công nhận hợp pháp; Khẳng định với khách hàng tiêu dùng và đối tác kinh doanh về chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn, tạo uy tín phát triển thương hiệu bền vững.

Cơ sở xin cấp giấy phép ATTP tại Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố hoặc Sở Y tế/Chi Cục vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương

>> Xem ngay thủ tục đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm 

Thời gian xin giấy phép ATTP từ 20-25 ngày làm việc; Thời hạn hiệu lực giấy phép an toàn thực phẩm 3 năm.  

3

Kiểm nghiệm sản phẩm bún, bánh phở

Kiểm nghiệm sản phẩm theo Nghị Quyết số 51/2001/QH10 nhằm đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm theo quy định. Sau đó tiến hành công bố chất lượng sản phẩm bún, bánh phở

Xây dựng chỉ tiêu theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT; Kiểm nghiệm dựa vào quy chuẩn của sản phẩm theo quy định Việt Nam.

Doanh nghiệp chuẩn bị mẫu sản phẩm bún, bánh phở để tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm tại trung tâm được cơ quan nhà nước Bộ Y Tế công nhận/chỉ định.

05 - 07 ngày làm việc.

4

Công bố chất lượng bún, bánh phở

Công bố sản phẩm thực phẩm hay còn gọi là thủ tục Tự công bố sản phẩm; Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Đây là thủ tục bắt buộc các doanh nghiệp cần phải phải thực hiện khi muốn đưa một sản phẩm nào đó, hay một mặt hàng thực phẩm ra thị trường. 

Công bố sản phẩm tại Ban Quản lý An toàn thực phẩm nếu cơ sở có địa điểm trụ sở tại Thành phố /Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nếu cơ sở ở tỉnh thành khác.

Thời gian công bố sản phẩm-đăng tải lên cổng thông tin điện tử: 04 đến 06 ngày làm việc.

5

Đăng ký mã số mã vạch

Đăng ký mã số mã vạch cho hàng hóa theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý sản phẩm trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như được người tiêu dùng biết đến với sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tổng Cục đo lường chất lượng

>> Xem ngay thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

Thời gian có mã vạch là 15 ngày.

Thời gian nhận giấy chứng nhận mã vạch là 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận mã vạch

6

Đăng ký nhãn hiệu – Bảo hộ độc quyền thương hiệu

Đăng ký nhãn hiệu hay bảo hộ thương hiệu theo Thông tư 16/2016/BKHCN nhằm xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu, độc quyền sử dụng thương hiệu, cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu trước hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu

Cục sở hữu trí tuệ

>> Xem ngay thủ tục đăng ký nhãn hiệu 

Từ 01 -02 ngàu có dấu nhận đơn từ Cục

Từ 01 – 02 tháng (kể từ ngày nộp đơn ) có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ

Từ 10 -12 tháng (kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ) có thông báo cấp giấy chứng nhận

 

Vinacontrol CE cấp chứng nhận ISO 22000 cho doanh nghiệp sản xuất bánh phở

Vinacontrol CE cấp chứng nhận ISO 22000 cho doanh nghiệp sản xuất bún, bánh phở

 ✍  Xem thêm: Sản xuất kinh doanh miến cần có những giấy phép nào? Tư vấn miễn phí

3. Giấy phép xuất khẩu cho sản phẩm bún, bánh phở

3.1 Đăng ký Giấy phép lưu hành tự do (CFS) xuất khẩu bún, bánh phở

Giấy phép lưu hành tự do căn cứ Quyết định 10/2010/QĐ-TTg; Là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận sản phẩm đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu; Giấy phép được cấp khi có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu hoặc từ phía đơn vị nước nhập khẩu; là một trong những điều kiện cần và đủ để thông quan khi xuất khẩu.

Hồ sơ pháp lý cần chuẩn bị:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ISO 22000/hoặc HACCP;
  • Trường hợp doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất cần cung cấp hợp đồng gia công hoặc hợp đồng mua bán.
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (còn thời hạn 12 tháng);
  • Hồ sơ tự công bố sản phẩm;

Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận lưu hành tự do tại cơ quan nhà nước từ 7-10 ngày làm việc.

Thời hạn hiệu lực giấy chứng nhận lưu hành tự do là 02 năm, kể từ ngày cấp.

Cơ quan quản lý và cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do: Bộ Công Thương.

3.2 Đăng ký Giấy chứng nhận y tế (HC) xuất khẩu bún, bánh phở

Giấy chứng nhận y tế căn cứ Thông tư 52/2015/TT-BYT được cấp bởi Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế; Là chứng thư xuất khẩu mà cơ quan thông quan hay phía đơn vị nhập khẩu yêu cầu cung cấp; Giấy chứng nhận y tế được cấp cho tất cả các loại thực phẩm sản xuất tại Việt Nam khi có nhu cầu xuất khẩu.

 Hồ sơ pháp lý cần chuẩn bị:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu (còn thời hạn 12 tháng);
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm thể hiện thông tin tên mặt hàng; số lô; ngày sản xuất; hạn sử dụng.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ISO 22000/hoặc HACCP;
  • Nhãn sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

Thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy chứng nhận Health Certificate từ 07 đến 10 ngày làm việc.

Hiệu lực giấy chứng nhận Health Certificate là 02 năm, kể từ ngày cấp.

Giấy phép xuất khẩu cho sản phẩm bún, bánh phở

Giấy phép xuất khẩu cho sản phẩm bún, bánh phở

 ✍  Xem thêm:Cấp chứng nhận HACCP cho cơ sở sản xuất bún, bánh phở | Nhận trọn bộ quy trình quản lý ATTP

4. Điều kiện cấp giấy phép cho cơ sở sản xuất bún, bánh phở

Một số điều kiện mà cơ sở sản xuất bún, bánh phở cần thực hiện và đảm bảo để có thể được cấp giấy phép thuận lợi:

⇒ Địa điểm: Cơ sở sản xuất phải có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn; đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.

⇒ Hệ thống cung cấp nước: Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất; kinh doanh thực phẩm.

⇒ Trang thiết bị: Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói; bảo quản và vận chuyển; các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng; thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.

⇒ Hệ thống xử lý chất thải: Có xây dựng hệ thống xử lý chất thải; và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

⇒ Nguyên vật liệu: Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm; và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

⇒ Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức; và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Một số điều kiện mà cơ sở sản xuất bún, bánh phở cần thực hiện và đảm bảo

Một số điều kiện mà cơ sở sản xuất bún, bánh phở cần thực hiện và đảm bảo

Vinacontrol CE là đơn vị uy tín hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động chứng nhận an toàn thực phẩm (chứng nhận ISO 22000, chứng nhận HACCP, chứng nhận ISO 9001), đánh giá thử nghiệm chất lượng và đào tạo kiến thức về an toàn thực phẩm. Mọi yêu cầu về dịch vụ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tốt nhất!

Tin khác

Chứng nhận hợp quy Xi măng Poóc lăng | Hướng dẫn quy trình chi tiết

Chứng nhận hợp quy xi măng Poóc lăng là quá trình tổ chức chứng nhận được chỉ...

Chứng nhận hợp chuẩn gạch xi măng lát nền TCVN 6065:1995

Chứng nhận hợp chuẩn gạch xi măng lát nền theo TCVN 6065:1995 là quá trình...

Chứng nhận hợp quy ván ghép thanh | Hướng dẫn theo QCVN 16:2023/BXD

Chứng nhận hợp quy ván ghép thanh là quá trình đánh giá, kiểm tra và cấp...

Chứng nhận hợp quy thuốc thú y | 05 nội dung cần biết

Chứng nhận hợp quy thuốc thú y là hoạt động cấp chứng chỉ xác nhận chất...

Thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh năm 2025 | Hướng dẫn chi tiết

Nhằm giúp doanh nghiệp nhập khẩu đúng quy định pháp luật, bài viết này sẽ...

Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng tại nước ngoài theo TT 10/2024/TT-BXD

Cập nhật quy định mới về chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng tại nước ngoài...

Hướng dẫn lập báo cáo tình hình sử dụng năng lượng năm 2025

Báo cáo tình hình sử dụng năng lượng là trách nhiệm pháp lý của các cơ sở sử...

Cơ chế CBAM là gì? Cơ chế điểu chỉnh biên giới Carbon

Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) là một chính sách của Liên minh...

Chứng nhận hợp chuẩn kính dán an toàn nhiều lớp | Hỗ trợ toàn quốc

Chứng nhận hợp chuẩn kính dán an toàn nhiều lớp theo TCVN 7364-1:6:2018 là...

Chứng nhận hợp quy gạch đá ốp lát tại Ấn Độ | Tư vấn từ A-Z

Các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu vật liệu xây dựng từ Ấn Độ cần phải thực...