Chiến lược kinh doanh là gì? Nguyên tắc và quy trình xây dựng

Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và biến động đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng phân tích, nhanh chóng nắm bắt xu thế, khai thác thế mạnh, hạn chế mặt yếu, đánh giá đúng đối thủ cạnh tranh để tìm ra nhân tố then chốt. Từ đó đề ra và thực hiện những chiến lược kinh doanh đúng đắn đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của doanh nghiệp. Vậy chiến lược kinh doanh là gì, đặc điểm và quy trình xây dựng một chiến lược như thế nào? Tất cả sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây.

 

1. Chiến lược kinh doanh là gì?

1.1 Khái niệm

Chiến lược kinh doanh là phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh của một công ty, tập đoàn trong lĩnh vực kinh doanh, nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu. Chiến lược kinh doanh là nội dung tổng thể của một kế hoạch kinh doanh có trình tự, gồm một chuỗi các biện pháp, cách thức kinh doanh chủ yếu xuyên suốt một thời gian dài. Mục tiêu cuối cùng là hướng tới việc thúc đẩy lợi nhuận cao nhất và sự phát triển của hệ thống kinh doanh.

Lưu ý: Cần phân biệt rõ chiến lược và chiến thuật, chiến lược ở một cấp độ lớn hơn và chiến thuật chỉ là một phần trong đó. Vì thế, chiến lược kinh doanh có mức độ cao hơn và tính chất khác hơn so với chiến thuật kinh doanh. Hiểu rõ cặp đôi khái niệm này giúp định hình các phương pháp, cách thức đi từ tổng quát tới chi tiết, từ lớn tới nhỏ, thông qua đó vạch ra chính xác các hành động cụ thể nhất để thực hiện.

Chiến lược kinh doanh là phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh của một công ty trong lĩnh vực kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh của một công ty trong lĩnh vực kinh doanh

✍ Xem thêm: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì? Có vai trò gì trong xây dựng chiến lược kinh doanh

1.2 Vị trí của chiến lược kinh doanh trong chiến lược doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh là một bộ phận của chiến lược doanh nghiệp. Thông thường các chiến lược khác xoay quanh vấn đề nội bộ, đó là những chiến lược hướng nội nhiều hơn, nhằm giúp phát triển sự nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp. Như chiến lược nhân sự, chiến lược tài chính, chiến lược phát triển công nghệ,...Chiến lược kinh doanh là phần hướng ngoại nhiều nhất của sự nghiệp phát triển doanh nghiệp, trực tiếp thực thi vào thị trường kinh doanh. Sự thành bại của chiến lược kinh doanh sẽ tác động trực tiếp và mạnh nhất đối với nhu cầu cải tổ của doanh nghiệp.

Từ chiến lược kinh doanh sẽ phân bổ thành các chiến lược cụ thể hơn: chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược phân phối, chiến lược bán hàng, chiến lược tiếp thị, chiến lược giá,...mỗi bộ phận đó có vai trò, chức năng khác nhau. Và hoạt động thường theo trình tự, nhưng mỗi một chiến lược luôn là một bộ phận của nhau, đều tác động đến hiệu quả kinh doanh, thành công hay thất bại của toàn bộ chiến lược kinh doanh tổng thể.

Chiến lược kinh doanh là phần hướng ngoại nhiều nhất của sự nghiệp phát triển doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh là phần hướng ngoại nhiều nhất của sự nghiệp phát triển doanh nghiệp

✍ Xem thêm: Cách phân khúc thị trường để phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

1.3 Đặc điểm của một chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh xác định rõ những mục tiêu cơ bản phương hướng kinh doanh cần đạt tới trong đúng thời kỳ và được quán triệt đầy đủ trong các lĩnh vực hoạt động quản trị của doanh nghiệp. Tính định hướng của chiến lược nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục và vững chắc trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động.

Chiến lược kinh doanh chỉ phác thảo những phương hướng hoạt động của doanh nghiệp trong dài hạn, khung hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Trong thực tiễn hoạt động, doanh nghiệp phải kết hợp mục tiêu chiến lược với mục tiêu kinh tế, xem xét tính hợp lý và điều chỉnh cho phù hợp với môi trường và điều kiện kinh doanh nhằm đảm bảo hiệu quả và khắc phục sự sai lệch của chiến lược.

Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đảm bảo huy động tối đa và kết hợp tốt với việc khai thác và sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài sản hữu hình và vô hình) của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai nhằm phát huy những lợi thế, nắm bắt cơ hội để giành ưu thế trong cạnh tranh.

Chiến lược kinh doanh được phản ánh trong cả một quá trình liên tục từ xây dựng, đến tổ chức thực hiện, đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược.

Chiến lược kinh doanh luôn mang tư tưởng tiến công giành thắng lợi trong cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh được hình thành và thực hiện trên cơ sở phát hiện và tận dụng các cơ hội kinh doanh, các lợi thế so sánh của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao.

Mọi quyết định chiến lược quan trọng trong quá trình xây dựng tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chiến lược đều được tập trung vào nhóm quản trị viên cấp cao. Để đảm bảo tính chuẩn xác của các quyết định dài hạn, sự bí mật thông tin trong cạnh tranh.

Chiến lược kinh doanh không phải là mô hình hoạt động bất biến. Khi có bất kỳ biến động thị trường, chiến thuật kinh doanh sẽ thay đổi để thích ứng, những biến động thị trường quá lớn, chiến lược kinh doanh sẽ buộc phải thay đổi. Các cấp độ của cách thức, phương pháp kinh doanh phải hướng tới việc đáp ứng các vấn đề thực tế đang tác động trực tiếp đến việc kinh doanh.

Chiến thuật kinh doanh có thể được đề xuất và áp dụng bởi một cá nhân, nhưng một chiến lược kinh doanh phải thông qua một tập thể lớn hơn. Vì khả năng thất bại của nó sẽ ảnh hưởng rộng lớn hơn đối với tổ chức kinh doanh. Vì vậy, chiến lược kinh doanh phải có sự tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng từ nhóm lãnh đạo cao cấp và những chuyên gia có năng lực nhất của công ty hay tập đoàn.

Phạm vi không gian của chiến lược kinh doanh cũng rộng lớn hơn chiến thuật kinh doanh. Đó là phương pháp, cách thức chung áp dụng trên phạm vi không gian rộng lớn. Ví dụ, chiến lược kinh doanh của tập đoàn kinh doanh trên phạm vi toàn cầu, nhưng ở mỗi thị trường cụ thể từng quốc gia, phải có chiến thuật riêng biệt. Tức cách thức kinh doanh phải nhấn mạnh sự phù hợp ở địa phương.

Khả năng xây dựng một chiến lược kinh doanh thông thường bị chi phối bởi khả năng giới hạn về vốn. Việc thiết lập các đối tác liên minh, hùn vốn kinh doanh với nhau trong một số trường hợp cần thiết có thể khắc phục hạn chế này.

Đặc điểm của một chiến lược kinh doanh

Đặc điểm của một chiến lược kinh doanh

✍ Xem thêm: 7 nguyên tắc trong quản lý chất lượng theo ISO 9001 | Tìm hiểu ngay

2. Vai trò của chiến lược kinh doanh

Vai trò của chiến lược kinh doanh là định hình hướng đi và cách thức mà một doanh nghiệp sẽ sử dụng để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình trong môi trường cạnh tranh. Nó là một bộ kế hoạch dài hạn mà doanh nghiệp thiết lập để xác định các hướng dẫn chính và quyết định chiến lược.

Dưới đây là những vai trò quan trọng của chiến lược kinh doanh:

  • Định hướng và tập trung: Giúp định hướng cho doanh nghiệp bằng cách xác định mục tiêu chiến lược và hướng dẫn cho các bộ phận và nhân viên của công ty. Và tập trung vào những hoạt động quan trọng, tạo ra sự phù hợp giữa các phần tử khác nhau của doanh nghiệp.
  • Định vị thương hiệu: Chiến lược kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc định vị thương hiệu của doanh nghiệp. Nó giúp xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và cách thức phân biệt nó so với đối thủ cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh cũng xác định cách thức tiếp cận thị trường, cách giao tiếp và tạo dựng hình ảnh thương hiệu.
  • Tối ưu hóa nguồn lực: Giúp tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp như nhân lực, tài chính, vật liệu và công nghệ. Nó xác định cách thức phân chia và sử dụng các nguồn lực này để đạt được hiệu quả cao nhất và tối đa hóa lợi nhuận.
  • Phát triển và mở rộng: Chiến lược kinh doanh định hình chiến lược phát triển và mở rộng của doanh nghiệp. Nó xác định cách thức tăng trưởng, mở rộng thị trường, khai thác cơ hội mới và phát triển sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Quản lý rủi ro: Giúp quản lý và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Nó đánh giá các yếu tố môi trường, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và đề xuất các biện pháp để đối phó với rủi ro.
  • Tạo sự cạnh tranh: Bằng cách phân tích thị trường, khách hàng, cạnh tranh và đề xuất các biện pháp để đạt lợi thế cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh cung cấp cho doanh nghiệp một cấu trúc toàn diện để nắm bắt và tận dụng cơ hội thị trường.
  • Quyết định chiến lược: Tạo ra các căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp để ra các quyết định phù hợp với sự biến động của thị trường.

 

Chiến lược kinh doanh định hình chiến lược phát triển và mở rộng của doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh định hình chiến lược phát triển và mở rộng của doanh nghiệp

✍ Xem thêm: Cách xây dựng bản kế hoạch kinh doanh để phù hợp với chiến lược kinh doanh

3. Lựa chọn chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Việc tiến hành phân tích, chọn lựa và quyết định một chiến lược kinh doanh là cần thiết, để đảm bảo có được một chiến lược có tính khả thi cao. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng nhiều phương án, đưa ra được các tiêu chuẩn làm cơ sở cho việc lựa chọn một chiến lược tối ưu. Nếu việc lựa chọn gặp khó khăn thì phải kiên nhẫn tìm cơ hội mới, không nên liều lĩnh. Cẩn nhớ rằng yếu tố chính trị, nét văn hóa của tổ chức cũng có ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn chiến lược.

3.1 Căn cứ lựa chọn chiến lược kinh doanh

Dựa trên nguyên tắc và tiêu chuẩn để ra, doanh nghiệp tiến hành so sánh các phương án chiến lược đã dự kiến với mục đích nhằm tìm ra được một chiến lược kinh doanh phù hợp để thực hiện. Chiến lược được lựa chọn phải là chiến lược tối ưu hoặc chí ít cũng phải là phù hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh của doanh nghiệp. Để lựa chọn chiến lược, người ta thường xem xét các căn cứ sau:

►Sức mạnh của ngành và của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh

Yếu tố này có thể tác động mạnh đến quá trình lựa chọn chiến lược. Thông thường, các doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh mạnh thường chọn chiến lược tăng trưởng khác với chiến lược mà các doanh nghiệp có vị thế yếu lựa chọn.

Doanh nghiệp đứng đầu ngành thường cố gắng liên kết và tranh thú vị thế của mình, nếu có thể thì tìm kiếm cơ hội trong các ngành khác có tiềm năng tăng trưởng hơn. Đối với những ngành có mức tăng trưởng cao, các doanh nghiệp có vị thế mạnh thường chọn chiến lược tăng trưởng tập trung. Trong khi đó, các doanh nghiệp có vị thế yếu thường phải chọn chiến lược nào đó có thể tăng khả năng cạnh tranh. Nếu không mang lại hiệu quả, thì phải nhanh chóng tìm cách thu hồi vốn đầu tư và chuyển hướng sản xuất.

► Nhiệm vụ và mục tiêu

Hệ thống mục tiêu mà ban giám đốc và hội đồng quản trị đưa ra có nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa chọn chiến lược. Vấn đề đặt ra là phải chọn được chiến lược phù hợp với hệ thống mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp chứ
không phải chi có mục tiêu lợi nhuận hoặc tặng trưởng.

► Quan điểm của giám đốc điều hành

Yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn chiến lược. Đặc biệt là thái độ của giám đốc điều hành đối với rủi ro.

Giám đốc sợ rủi ro thường tìm cách tránh cho doanh nghiệp hoặc chấp nhận rủi ro ở mức thấp nhất. Chính vì vậy, họ sẵn sàng chấp nhận mức lợi nhuận chưa phải là tối ưu. Ngược lại, những giám đốc thích mạo hiểm, chấp nhận rủi ro, thông thường có xu hướng tập trung vào các cơ hội nhằm kiếm lợi nhuận cao.

► Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp có nguồn vốn lớn và dễ chuyển đổi sẽ có khả năng theo đuổi các cơ hội hơn những doanh nghiệp có vốn mỏng, không có đủ khả năng tài chính.

► Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh của doanh nghiệp

Yếu tố này quyết định rất lớn đến việc tổ chức thực hiện chiến lược và gây ảnh hưởng ít nhiều đến sự thành công của chiến lược.

► Sự phản ứng của các đối tượng hữu quan

Các đối tượng hữu quan có thể buộc doanh nghiệp không thể chọn các chiến lược theo mong muốn, mà buộc phải chọn chiến lược dung hòa và giải quyết được các mâu thuẫn đặt ra.

► Yếu tố thời điểm

Sự thành công của một chiến lược có thể phụ thuộc nặng nề vào việc xác định đúng thời điểm thực hiện.

 Kết quả đánh giá chiến lược hiện tại của doanh nghiệp

Việc nhận biết chính xác chiến lược hiện tại của doanh nghiệp là căn cứ để lựa chọn chiến lược mới và khẳng định lại chiến lược hiện tại. Khi đánh giá chiến lược mà doanh nghiệp hiện đang theo đuổi, cần xem xét các yếu tố ngoại cảnh; các yếu tố nội bộ doanh nghiệp.

► Kết quả phân tích danh mục đầu tư của doanh nghiệp

Căn cứ lựa chọn chiến lược kinh doanh

Căn cứ lựa chọn chiến lược kinh doanh

✍ Xem thêm: PDCA là gì? Chu trình cải tiến liên tục

3.2 Phương pháp lựa chọn chiến lược

Chiến lược được quyết định dựa vào thực hiện phải là chiến lược tối ưu hoặc ít ra cũng phải là hay nhất trong các phương án chiến lược đã xây dựng. Muốn lựa chọn một chiến lược kinh doanh tốt nhất hoặc tối ưu trong số các chiến lược, ta cần thực hiện các bước sau:

  • Xác định tiêu thức đánh giá. Ví dụ tổng số lợi nhuận thu được; mức độ rủi ro; lợi thế cạnh tranh…
  • Xác định mức điểm của từng tiêu thức đánh giá. Mức điểm thể hiện mức độ áp dụng tiêu chuẩn đề ra theo nguyên tắc từ thấp đến cao.
  • Phân tích và tính điểm. Tiến hành cho điểm theo từng tiêu thức cho tất cả các phương án chiến lược. Sau đó xác định tổng số điểm của từng phương án chiến lược kinh doanh.
  • Tiến hành so sánh và lựa chọn chiến lược kinh doanh.
  • Về nguyên tắc, chiến lược kinh doanh được lựa chọn là chiến lược có tổng số các điểm cao nhất. Nhưng có khi cao nhất vẫn không được lựa chọn vì phương án đó chỉ đạt dưới mức trung bình.

Khi lựa chọn thường có các tình huống sau:

  • Tình huống thứ nhất: trong số các chiến lược so sánh kể trên, có một chiến lược đạt tổng số điểm cao nhất và trên trung bình. Trong tình huống này, việc lựa chọn hết sức dễ dàng.
  • Tình huống thứ hai: Trong số các phương án chiến lược so sánh, có hai hay nhiều phương án chiến lược đạt tổng điểm trung bình trở lên nhưng mức điểm bằng nhau. Điều đó có nghĩa là các phương án tương đương nhau và có thể chọn một trong số đó. Nếu số điểm của phương ăn nào có điểm của tiêu chuẩn đánh giá quan trọng cao nhất thì chọn chiến lược đó. Tuy nhiên cũng phải cân nhắc tới các yếu tố chính trị và văn hóa của công ty khi lựa chọn chiến lược.
  • Tình huống thứ ba: trong số các chiến lược so sánh, có một chiến lược đạt điểm cao nhất, nhưng cũng chỉ ở mức trung bình. Điều này chứng tỏ rằng chiến lược kinh doanh ấy được xây dựng trên cơ sở không chắc chắn. Doanh nghiệp nên tiến hành xây dựng các phương án chiến lược từ đầu.
  • Tình huống thứ tư. Không có phương án chiến lược nào đạt trung bình. Điều này chứng tỏ tất cả các phương án chiến lược đưa ra không có phương án nào đạt mục tiêu. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải bắt đầu lại quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh bằng việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới hoặc xem xét giảm bớt mục tiêu đề ra. Nếu các chiến lược mới được xây dựng lại vẫn bị điểm dưới trung bình, doanh nghiệp không nên liều lĩnh thực hiện, mà nên tìm một cơ hội khác hoặc tham gia vào ngành kinh doanh mới.

✍ Xem thêm: Công cụ quản lý chất lượng | Tìm hiểu các công cụ mới nhất

3.3 Yêu cầu khi lựa chọn chiến lược

Khi lựa chọn chiến lược, cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

  • Chiến lược lựa chọn phải đảm bảo phù hợp với điều kiện môi trường.

  • Chiến lược lựa chọn phải phù hợp với chính sách đối ngoại, quan điểm và phương pháp quản lý của ban giám đốc.

  • Chiến lược lựa chọn phải phù hợp với khả năng tài chính; Vật chất và nhân sự của doanh nghiệp.

Lựa chọn chiến lược là bước quyết định cuối cùng của việc xây dựng chiến lược và cũng là bước khởi đầu cho quá trình tổ chức thực hiện chiến lược. Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh đã đưa ra các bước cần thực hiện để có chiến lược kinh doanh khả thi. Nhưng để doanh nghiệp thành công trên thương trường thì việc lựa chọn một chiến lược phù hợp có ý nghĩa quyết định.

Với chiến lược được lựa chọn, doanh nghiệp phải tiến hành triển khai thực hiện chiến lược một cách hiệu quả. Đây là giai đoạn quan trọng và là bước chuyển hóa những mong muốn chiến lược của doanh nghiệp thành hiện thực.

Việc tiến hành phân tích, chọn lựa và quyết định một chiến lược kinh doanh là cần thiết

Việc tiến hành phân tích, chọn lựa và quyết định một chiến lược kinh doanh là cần thiết

✍ Xem thêm: Quản trị doanh nghiệp là gì? Một số thông tin hữu ích trong lĩnh vực quản trị

4. Các nguyên tắc xây dựng chiến lược kinh doanh

Nguyên tắc của chiến lược kinh doanh, bao gồm tập trung vào lợi ích khách hàng, tạo ra giá trị cốt lõi và tối ưu hóa nguồn lực. Các nguyên tắc xây dựng một chiến lược kinh doanh bao gồm:

► Thấu hiểu thị trường trước khi lập kế hoạch xây dựng chiến lược kinh doanh là gì

Mỗi một doanh nghiệp là một phần của hệ sinh thái kinh tế và thị trường, trong đó mỗi một thị trường sẽ có màu sắc, đặc điểm và tính cách riêng biệt. Những đặc điểm này liên quan trực tiếp đến lợi nhuận mà bạn sẽ đạt được trong tương lai. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên là hình thành tư duy chiến lược cho doanh nghiệp của bạn – thấu hiểu thị trường và đối thủ. Từ đó, bạn mới có thể tồn tại và có đủ sức cạnh tranh.

► Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Tiếp theo là xác định chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn muốn nhắm đến và nghĩ đến cách bạn sẽ phục vụ tệp khách hàng này. Bạn không thể bán sản phẩm/dịch vụ của mình cho hết thảy mọi người, mà nên giới hạn số lượng khách hàng tiềm năng có chung nhu cầu mà thôi.

► Cạnh tranh để khác biệt

Nhiều người vẫn nghĩ rằng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là phải trở thành đơn vị tốt nhất, nhưng nhiệm vụ đó đôi khi không thể thành sự thật. Trong thể thao có thể chỉ có một người thắng duy nhất, nhưng trong kinh doanh việc 2-3 doanh nghiệp cùng dẫn đầu là chuyện hết sức bình thường. Vì vậy, khác biệt chính là con đường duy nhất đưa bạn đến thành công. Hãy tạo ra những chiến lược kinh doanh mới mẻ và hạn chế tối đa lặp lại bước đi của đối thủ.

► Cạnh tranh vì lợi nhuận

Kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc bạn có thị phần lớn nhất trong thị trường hay phát triển với tốc độ chóng mặt, mà là khoản lợi nhuận bạn có được. Bạn cần chú trọng vào việc tìm hiểu và biết cách tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất, từ đó tạo sức bật lợi nhuận và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.

► Học cách nói “không”

Khi đã thấu hiểu thị trường, khách hàng và xây dựng các giá trị cam kết thì bạn sẽ nhận ra có một vài vấn đề mà bạn phải học cách từ chối. Nói “không” phục vụ, ngừng cung cấp các sản phẩm/dịch vụ,…với một số tệp khách hàng khi không cần thiết. Trong chiến lược kinh doanh, việc xác định phải làm gì và không nên làm gì cũng là bước quan trọng.

► Không ngại thay đổi

Công nghệ ngày càng cải tiến kéo theo cuộc sống ngày càng hiện đại, nhu cầu và hành vi khách hàng cũng không ngừng thay đổi. Do đó, bạn cần phải nhạy bén với các xu hướng để làm mới, cập nhật cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu bạn ngần ngại và chỉ đứng yên một chỗ thì bạn sẽ bị bỏ lại khá xa và không theo kịp với thời cuộc. Chấp nhận thay đổi các sản phẩm/dịch vụ của mình là cách để bạn kéo dài vòng đời cho thương hiệu của mình.

► Tư duy hệ thống

Nguyên tắc cuối cùng cũng không kém phần quan trọng là việc hình thành tư duy hệ thống, xây dựng data và dữ liệu chính xác để đưa ra các giả định cho sự phát triển của doanh nghiệp. Những phán đoán của bạn không thể luôn luôn chính xác, vì thế mà bạn cần số liệu thực tế để phán đoán các xu hướng về thị trường, khách hàng,…

nguyên tắc xây dựng một chiến lược kinh doanh

Nguyên tắc xây dựng một chiến lược kinh doanh

✍ Xem thêm: SWOT là gì? Bỏ túi bí quyết tăng trưởng và cải thiện doanh số 

5. Quy trình xây dựng chiến lược

Quy trình xây dựng tốt nhất cho chiến lược kinh doanh bao gồm bốn bước chính:

► Bước 1: Định hình chiến lược

Bước định hình chiến lược là quá trình xác định mục tiêu và hướng đi chiến lược dựa trên sự phân tích và đánh giá.

► Bước 2: Phân tích

Sau đó, quá trình phân tích sẽ tập trung vào việc tìm hiểu sâu về thị trường, khách hàng và cạnh tranh để tạo ra sự hiểu biết và thông tin cần thiết.

► Bước 3: Lập kế hoạch

Bước lập kế hoạch sẽ tạo ra một bộ kế hoạch chi tiết về cách đạt được mục tiêu chiến lược và sử dụng nguồn lực hiệu quả.

► Bước 4: Thực thi.

Cuối cùng, quá trình thực thi sẽ đảm bảo việc triển khai kế hoạch và theo dõi tiến trình, điều chỉnh và điều hướng nếu cần.

Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh

Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh

✍ Xem thêm: TQM là gì? Hệ thống quản trị chất lượng toàn diện

Kết luận

Với việc áp dụng nguyên tắc và quy trình xây dựng tốt nhất, một chiến lược kinh doanh có thể đem lại lợi ích và thành công cho doanh nghiệp. Nó giúp xác định hướng đi, tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay. Chiến lược kinh doanh không chỉ là một bản kế hoạch, mà là một khung phương pháp định hình tương lai và tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp. Vì vậy, việc đầu tư thời gian và tài nguyên để xây dựng và triển khai một chiến lược kinh doanh mạnh mẽ là một yếu tố then chốt để đạt được sự thành công bền vững trong thị trường ngày nay. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc sẽ có thể thực hiện một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Mọi yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol CE, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ tốt nhất!

Tin khác

Chứng nhận GOTS là gì? Chứng nhận dệt may hữu cơ

Chứng nhận GOTS là giấy chứng nhận được cấp cho các doanh nghiệp sản xuất và...

Chứng nhận BRC là gì? So sánh BRC và HACCP

BRC là một tiêu chuẩn quốc tế quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm,...

Hệ số phát thải CO2 theo IPCC | 6 Nội dung cần biết

Hệ số phát thải CO2 là chỉ số đo lường lượng CO2 phát thải vào không khí từ...

Khí nhà kính là gì? Giải pháp giảm thiểu khí nhà kính

Khí nhà kính (Greenhouse Gases - GHG) là những loại khí có khả năng giữ nhiệt...

ESG là gì? 3 lý do doanh nghiệp nên đầu tư vào ESG

ESG là từ viết tắt của ba yếu tố chính: Environmental (Môi trường), Social...

Công bố bánh trung thu | Các quy định & thủ tục mới nhất

Công bố sản phẩm bánh trung thu là quy trình pháp lý mà doanh nghiệp, tổ chức...

Six Sigma là gì? Mô hình Lean Six Sigma

Six Sigma là một phương pháp quản lý chất lượng được phát triển vào những năm...

Khoá học 7 QC Tools | Công cụ quản lý chất lượng

Khóa học 7 QC Tools hay “7 công cụ cơ bản của kiểm soát chất lượng” giúp bạn...

4M 1E là gì? 4 nội dung cần chú ý

4M 1E (viết tắt của Man, Machine, Method, Material và Environment) là một...

Chứng nhận áo giáp chống đạn | Tìm hiểu quy trình từ A-Z

Áo giáp chống đạn là trang bị quan trọng của các nhóm nghề nguy hiểm như lính...