Biểu đồ phân tán (Scatter diagram) là gì? Các bước lập biểu đồ

Biểu đồ phân tán (Scatter diagram) là một công cụ đồ họa thống kê phổ biến trong phân tích dữ liệu và kiểm soát chất lượng. Nó giúp ta hiểu mối quan hệ giữa hai biến và thể hiện điểm dữ liệu trên một không gian hai chiều. Trong bài viết này, hãy cùng Vinacontrol CE tìm hiểu về biểu đồ phân tán, tầm quan trọng của nó trong phân tích dữ liệu và cách lập Scatter diagram.

 

1. Biểu đồ phân tán (Scatter diagram) là gì?

Biểu đồ phân tán trong tiếng Anh là Scatter diagram. Đây là một đồ thị biểu hiện mối tương quan giữa nguyên nhân và kết quả hoặc giữa các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng. Biểu đồ phân tán biểu diễn mối liên hệ tương quan giữa hai biến số theo tọa độ toán học. Trong đó, trục tung Oy là các giá trị của biến được dự đoán (biến phụ thuộc) và trục hoành Ox là các giá trị của biến dùng để đưa ra dự đoán (biến độc lập). 

Về công dụng, biểu đồ phân tán thường được sử dụng khi muốn biết mối liên hệ giữa hai biến số theo quan hệ nguyên nhân - kết quả. Bằng cách vẽ biểu đồ tương quan, bạn có thể thấy kết quả của biến phụ thuộc dựa trên các mốc của biến độc lập. Ví dụ như biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa sử dụng phần mềm quản lý và hiệu suất công việc của công ty.

Biểu đồ phân tán là một trong 7 công cụ quản lý chất lượng, bên cạnh các biểu đồ khác như biểu đồ nhân quả, biểu đồ Pareto,...

Biểu đồ phân tán trong tiếng Anh là Scatter diagram

Biểu đồ phân tán trong tiếng Anh là Scatter diagram

✍  Xem thêm: Biểu đồ nhân quả (CED) là gì? 6 bước xây dựng biểu đồ này

2. Ưu điểm và nhược điểm của biểu đồ phân tán

Scatter diagram có một số ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Dễ dàng trong việc vẽ biểu đồ
  • Thể hiện rõ mối tương quan giữa các biến số và xu hướng dữ liệu
  • Biểu diễn được tất cả các dữ liệu từ nhỏ đến lớn và cả các giá trị ngoại lai
  • Có thể sử dụng trong nhiều ngành nghề với các kiểu dữ liệu khác nhau
  • Phán đoán mang tính chủ quan khi chỉ dựa trên biểu đồ
  • Hệ số tương quan giữa các biến số khó đưa ra kết quả chính xác
  • Các biến số cần đáp ứng điều kiện là biến liên tục
  • Chỉ biểu diễn được 2 biến số trên một biểu đồ

 

Dễ dàng trong việc vẽ biểu đồ phân tán

Dễ dàng trong việc vẽ biểu đồ phân tán

✍  Xem thêm: Biểu đồ Histogram là gì? Xây dựng biểu đồ Histogram trong cải tiến chất lượng

3. Các loại biểu đồ phân tán trong Excel

Trong Excel có một số loại biểu đồ phân tán khác bên cạnh biểu đồ phân tán thông thường được biểu diễn bằng các chấm tròn. Một số biểu đồ khác trên Excel đó là:

  • Biểu đồ hiển thị các chấm tròn và đường nối cong (Scatter with Smooth Lines and Markers)
  • Biểu đồ chỉ hiển thị đường nối cong mà không có chấm tròn (Scatter with Smooth Lines)
  • Biểu đồ hiển thị các chấm tròn và đường nối thẳng (Scatter with Straight Lines and Markers)
  • Biểu đồ chỉ hiển thị đường nối thẳng mà không hiển thị các chấm tròn (Scatter with Straight Lines)

Đánh giá chất lượng với biểu đồ phân tán

Đánh giá chất lượng với biểu đồ phân tán 

4. Cách vẽ biểu đồ phân tán trong Excel

Trong phần này, chúng ta sẽ cùng thực hành cách vẽ biểu đồ tương quan trong Excel qua một ví dụ cụ thể. Bạn hãy mở file Excel và thực hiện lần lượt các bước với mình nhé.

4.1 Cách vẽ biểu đồ phân tán

Dưới đây là bảng dữ liệu chúng ta sẽ sử dụng để vẽ biểu đồ phân tán.

Bảng dữ liệu

Bảng dữ liệu

Với bảng dữ liệu này, yêu cầu đặt ra là vẽ biểu đồ Excel thể hiện mối tương quan giữa chi phí và doanh thu tại 10 chi nhánh của công ty. Để giải bài toán này, chúng ta sẽ áp dụng cách vẽ biểu đồ tương quan trong Excel qua các bước đơn giản sau:

Bước 1: Chọn toàn bộ các cột chứa dữ liệu (trừ cột A)

Bước 2: Đi đến thẻ Insert > nhóm Charts > biểu tượng biểu đồ phân tán > Scatter

Minh hoạ thao tác

Minh hoạ thao tác

Bạn sẽ thấy Excel tự động vẽ một biểu đồ từ dữ liệu đã chọn như trong hình dưới đây.

Biểu đồ minh hoạ

Biểu đồ minh hoạ

Trong biểu đồ Excel này, dữ liệu của cột Chi phí sẽ đóng vai trò biến độc lập và chạy trên trục hoành X, còn dữ liệu về Doanh thu là biến phụ thuộc chạy trên trục tung Y. Như vậy, lựa chọn tốt nhất khi trình bày dữ liệu đưa vào biểu đồ phân tán là cột giá trị biến độc lập nằm bên trái cột dữ liệu của biến phụ thuộc.

Tuy nhiên, bạn có thể thấy biểu đồ của chúng ta vẫn chưa hoàn chỉnh. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu các yếu tố có thể thêm để hoàn thiện cách vẽ biểu đồ tương quan trong Excel nhé.

4.2 Cách thêm đường xu hướng vào biểu đồ phân tán

Điều đầu tiên bạn có thể làm và nên làm sau khi có một biểu đồ phân tán là thêm đường xu hướng. Lý do vì đường xu hướng sẽ giúp bạn nhìn ra tương quan giữa 2 biến số là đồng biến hay nghịch biến, cũng như độ bền chặt của mối tương quan này.

Để thêm đường xu hướng vào trong biểu đồ Excel, bạn chỉ cần nhấn vào biểu đồ rồi đi đến thẻ Chart Design > nhóm Chart Layouts > Add Chart Element > Trendline > Linear. Hãy nhớ rằng bạn phải nhấn chọn biểu đồ thì mới nhìn thấy thẻ Chart Design trên ribbon.

Minh hoạ thao tác

Minh hoạ thao tác

Một cách khác để thêm đường phân tán cho biểu đồ vừa tạo là nhấn vào ô vuông chứa dấu cộng cạnh biểu đồ, di chuyển con trỏ chuột đến dấu mũi tên cạnh dòng Trendline và nhấn chọn Linear.

Minh hoạ thao tác

Minh hoạ thao tác

Như bạn thấy trong hình, biểu đồ phân tán trong Excel đã xuất hiện thêm một đường xu hướng. Dựa vào đường thẳng hướng lên trên, ta có thể kết luận ngay rằng Chi phí và Doanh thu có xu hướng đồng biến với nhau. Điều này nghĩa rằng nếu chi phí tăng đồng nghĩa với doanh thu tăng và ngược lại, giảm chi phí dẫn đến giảm doanh thu.

Trong trường hợp biểu đồ của bạn cho thấy đường xu hướng đi xuống, bạn sẽ nhận ra 2 biến số có xu hướng nghịch biến với nhau. Lúc này, sự tăng trưởng của biến số độc lập sẽ làm giảm giá trị của biến số phụ thuộc. Ngược lại, biến số độc lập giảm sẽ làm tăng biến số phụ thuộc.

Bên cạnh 2 trường hợp kể trên, có thể bạn sẽ nhận được một đường xu hướng không rõ ràng. Điều này cho thấy mối tương quan mờ nhạt giữa 2 biến số. Nói một cách dễ hiểu, khi biến độc lập tăng thì biến phụ thuộc có thể tăng hoặc không tăng.

Hãy lưu ý rằng đường xu hướng chỉ cho chúng ta thấy chiều hướng của mối tương quan giữa 2 biến số trong biểu đồ phân tán. Nó không thể hiện mức độ bền chặt của mối tương quan này. Cụ thể hơn, khi ta nhìn vào ví dụ đã thực hiện phía trên, bạn sẽ không thể biết rằng doanh thu sẽ tăng lên chính xác bao nhiêu nếu chi phí tăng thêm 100%.

✍  Xem thêm: Biểu đồ Pareto là gì? 6 bước xây dựng Pareto Chart 

Kết luận

Biểu đồ phân tán là một công cụ hữu dụng giúp người dùng hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các bên và thể hiện dữ liệu một cách trực quan. Qua đó, nhà hoạch định có thể dễ dàng nhận biết xu hướng, tương quan và biến động của dữ liệu, từ đó đưa ra các quyết định và dự đoán hiệu quả trong nhiều lĩnh vực đời sống và công việc. Hi vọng rằng bài viết này, Vinacontrol CE đã cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về biểu đồ phân tán và cách lập Scatter diagram một cách đơn giản và hiệu quả. Vinacontrol CE là tổ chức uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn, đào tạo, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 tại doanh nghiệp. Mọi yêu cầu cần hỗ trợ về quản lý chất lượng, Quý khách hàng hãy liên hệ qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ nhiều nhất!

Tin khác

Bài tập tình huống ISO 9001:2015 | Hướng dẫn thực hành bài tập

Trong quá trình triển khai ISO 9001:2015, các doanh nghiệp thường gặp phải...

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001:2015 | Hướng dẫn chi tiết

Quy trình kiểm soát hồ sơ theo ISO 9001 là hệ thống các hoạt động nhằm đảm...

10 điều khoản ISO 9001:2015 | Cập nhật mới nhất

ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng (QMS),...

Hướng dẫn báo cáo kiểm kê khí nhà kính | Từ A-Z

Báo cáo kiểm kê khí nhà kính (KNK) là một tài liệu ghi lại toàn bộ lượng khí...

OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý Sức khoẻ và An toàn

Chứng nhận OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu...

Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn thủ tục công bố nhanh

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch...

Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Lợi ích khi đạt giấy chứng nhận

Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là việc xác nhận đối...

Kiểm định - Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Phương tiện đo lường là những công cụ, thiết bị vô cùng phổ biến trong sản...

Giám định thiết bị, máy móc, dây chuyền

Giám định máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo...

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo BS EN 14891:2017

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo tiêu chuẩn BS EN 14891:2017...