Biểu đồ nhân quả (CED) là gì? 6 bước xây dựng biểu đồ này

Hiện nay, tại tất cả các lĩnh vực bao gồm công nghiệp, tiếp thị và tài chính,… đều sử dụng sơ đồ để cải thiện quy trình làm việc. Trong đó biểu đồ nhân quả được coi là một công cụ quản lý chất lượng hữu hiệu của doanh nghiệp. Cho phép doanh nghiệp cải thiện quy trình và đạt được nhiều lợi ích lớn.

 

1. Biểu đồ nhân quả là gì?

1.1 Sơ đồ nguyên nhân và kết quả trong 7 công cụ QC

Biểu đồ nhân quả Cause and Effect Diagram (hay còn gọi là biểu đồ xương cá – Fishbone Diagram) là một dạng sơ đồ lý luận có tổ chức để xác định được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề hoặc biểu thị mối quan hệ giữa chúng. Những nguyên nhân này có thể được phân thành 6 nhóm chính: máy móc, vật liệu, nhân lực, thiên nhiên, đo lường và phương pháp.

Đây là một công cụ rất tốt để phân tích nguyên nhân gốc rễ và là một phần của 7 Công cụ kiểm soát chất lượng cơ bản. Tiến sĩ Kaoru Ishikawa đã phát triển nó vào năm 1943 trong khi tư vấn cho xưởng thép của Kawasaki tại Nhà máy đóng tàu Kawasaki, vì vậy Tiến sĩ Joseph M. Juran đã đặt tên cho nó là "Ishikawa".

Sơ đồ này còn được gọi là "Xương cá" vì nó có thiết kế đơn gảin và có hình dáng gần giống với bộ xương cá.

Biểu đồ nhân quả Cause and Effect Diagram

Biểu đồ nhân quả Cause and Effect Diagram

✍ Xem thêm: 7 công cụ áp dụng chất lượng áp dụng thế giới | 7 QC Tools cần biết 

1.2 Mục đích của biểu đồ nhân quả

Những biến động của chất lượng thường do rất nhiều các nguyên nhân gây ra. Sử dụng sơ đồ nhân quả giúp người sử dụng dễ dàng tìm kiếm, xác định các nguyên nhân gây ra những trục trặc về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình. Đặc biệt là khi suy nghĩ của các thành viên trong một nhóm khác nhau.

1.3 Khi nào sử dụng biểu đồ xương cá?

Biểu đồ nhân quả thường được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn đầu của quá trình cải tiến quy trình công việc. Các vấn đề được ghi ra ở một đầu và các doanh nghiệp thường xác định các mối liên kết xung quanh các vấn đề này để tìm ra nguyên nhân và điền vào các nhánh của sơ đồ.

- Khi xác định nguyên nhân gây ra vấn đề (sự cố)

- Xác định tất cả các nguyên nhân gốc rễ có khả năng góp phần gây ra sự cố (rắc rối)

- Đặc biệt là khi suy nghĩ của các thành viên một nhóm khác nhau

- Công cụ này rất hữu ích trong Dự án Six Sigma

Tiến sĩ Kaoru Ishikawa - cha đẻ của biểu đồ nhân quả

Tiến sĩ Kaoru Ishikawa - cha đẻ của biểu đồ nhân quả 

2. Ý nghĩa của Cause and Effect Diagram

Biểu đồ nhân quả là một công cụ có giá trị rất lớn đối với doanh nghiệp trong việc khám phá nguyên nhân cốt lõi của vấn đề. Sơ đồ này có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho toàn bộ quá trình. Khi các doanh nghiệp có một cái nhìn rõ ràng hơn về các nguyên nhân của một vấn đề thì họ có thể thực hiện các biện pháp khắc phục và phòng ngừa đối với vấn đề đó một cách hiệu quả hơn.

Lợi ích của biểu đồ xương cá hay Ishikawa:

- Giúp xác định nguyên nhân gốc rễ

- Tăng kiến thức 

- Khuyến khích tham gia hoạt động nhóm

- Một công cụ tốt để động não

- Xác định các khu vực cụ thể để thu thập dữ liệu

✍ Xem thêm: 7 nguyên tắc trong quản lý chất lượng theo ISO 9001 | Tìm hiểu ngay

3. Nội dung của sơ đồ nhân quả

Trong biểu đồ nhân quả hay biểu đồ xương cá, các vấn đề sẽ được đặt ở phía bên phải của sơ đồ hay còn gọi là đầu cá, còn các nguyên nhân gây ra vấn đề sẽ được đặt ở các nhánh phía bên trái. Các nguyên nhân này sẽ được phân ra thành 6 nhóm chính, gồm:

  • Nguyên nhân máy móc (Machine): Vấn đề bắt nguồn từ việc máy móc bị hỏng hóc do không được bảo trì hoặc bảo trì không đúng cách.
  • Nguyên nhân vật liệu (Material): Quy trình làm việc xảy ra vấn đề vì nguyên vật liệu. Các nguyên nhân có thể là vì vật liệu không đạt chuẩn, không đúng thông số kỹ thuật hoặc đơn giản là vì khối lượng đưa vào máy không chính xác.
  • Nguyên nhân nhân lực (Men): Vấn đề xảy ra vì nhân viên thiếu năng lực, do tính cách vội vàng nên nhân viên lược bỏ các bước của quy trình hoặc do nhân viên có thái độ làm việc không tận tâm. 
  • Nguyên nhân tự nhiên: Vấn đề xuất hiện vì các tác nhân và yếu tố môi trường trong và ngoài doanh nghiệp. Như nhiệt độ cao, độ ẩm cao gây ăn mòn thiết bị, ô nhiễm cao, thời tiết bất ổn hoặc bố trí bên trong doanh nghiệp không thuận tiện. 
  • Nguyên nhân đo lường: Các số liệu và tiêu chuẩn để đo lường và kiểm soát quy trình không chính xác. Dẫn đến các vấn đề tiềm ẩn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
  • Nguyên nhân phương pháp (Method): Phương pháp làm việc của doanh nghiệp không hiệu quả cũng là một nguyên nhân dẫn đến các vấn đề. Có thể là công ty không quá để tâm đến việc đào tạo nên nhân viên thiếu năng lực hoặc do công ty quá phụ thuộc vào máy móc. 

Nội dung của sơ đồ nhân quả

Nội dung của sơ đồ nhân quả

✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 | Tư vấn quy trình chất lượng

4. Các bước xây dựng biểu đồ Ishikawa

Để có thể xây dựng biểu đồ xương cá, các doanh nghiệp có thể làm theo các bước sau:

Bước 1: Trước tiên doanh nghiệp cần phải xác định được vấn đề đang gặp phải là gì.

- Trước hết, chúng tôi sẽ đề cập đến tác động hoặc vấn đề không mong muốn và vẽ một trục xương sống cùng các đường thẳng.

- Sau đó xác định và trình bày một vấn đề (tác động)

Viết vấn đề vào giữa bên phải của biểu đồ hoặc bảng trắng.

- Vẽ một hộp bao quanh vấn đề và một mũi tên ngang chạy đến nó.

- Để hiểu rõ hơn, chúng tôi lấy một ví dụ để phân tích nguyên nhân gốc rễ cho việc này, chúng tôi sẽ vẽ sẳn đường trục và đường thẳng như được đề cập trong hình dưới đây

Bước 2: Tạo sơ đồ bằng cách vẽ một đường thẳng, đầu bên phải của đường thẳng sẽ là vấn đề cần được giải quyết và phần bên trái của đường thẳng sẽ được chia nhánh giống hình xương cá. 

Bước 3: Sau khi xác nhận vấn đề, doanh nghiệp cần phải thu thập đầy đủ thông tin về vấn đề bao gồm các mối tương quan của vấn đề này.

Bước 4: Thiết lập một nhóm đa lĩnh vực gồm các thành viên đến từ các khu vực khác nhau của công ty để họ có thể hỗ trợ điền vào sơ đồ nhân quả. Các thành viên này sẽ phụ trách nghiên cứu các mối quan hệ xoay quanh vấn đề và cùng nhau chọn ra nguyên nhân. 

Trong bước này, các thành viên trong nhóm nghĩ ra các loại nguyên nhân chính có liên quan đến vấn đề

Đối với ngành sản xuất, nó là "6M"

Trong ngành sản xuất "6M" là viết tắt của

  • Người (Man)
  • Máy móc (Machine)
  • Vật liệu (Material)
  • Phương pháp (Method)
  • Đo lường (Measurement)
  • Môi trường (Enviroment)
  • Đối với ngành thương mại, "6M" được thay thế bằng "8P"
  • Sản phẩm/ dịch vụ (Product)
  • Giá (Price)
  • Khuyến mãi (promotion)
  • Địa điểm (place)
  • Quá trình (process)
  • Con người (people)
  • Dữ liệu vật lý (physical evidence)
  • Hiệu suất (performance)

Đối với ngành dịch vụ, "6M" được thay thế bằng "4S"

  • Vùng lân cận
  • Các nhà cung cấp
  • Hệ thống
  • Kỹ năng

Chúng tôi sẽ lấy một ví dụ về xe hơi để hiểu hơn khái niệm phân tích nguyên nhân gốc rễ, phân tích trên 6M sau đó sẽ xóa những "M" không liên quan khỏi "6M".

Bước 5: Các nguyên nhân sau khi liệt kê ra sẽ được nghiên cứu và phân loại ưu tiên để điền vào các nhánh của sơ đồ. 

Chúng ta sẽ tiếp tục phân tích các vấn đề gây nên khả năng hoạt động kém của xe hơi. Viết các loại nguyên nhân là các nhánh từ mũi tên chính. Sau đó nghĩ đến tất cả những nguyên nhân ban đầu của vấn đề.

– Lý do tại sao điều này xảy ra? Khi mỗi ý kiến được đưa ra, người hướng dẫn viết nó như một nhánh vào danh mục phù hợp.

– Nghiên cứu tất cả các nguyên nhân có thể liên quan đến tình trạng hoạt động kém của xe như được đề cập dưới đây: Điều chỉnh bộ chế hòa khí; Lốp không săm; Bảo trì kém; Thói quen lái xe kém; Không có nhận thức; Bôi trơn không đúng cách; Hỗn hợp nhiên liệu sai; Dầu động cơ không phù hợp; Chuyển số không theo trình tự; Chuyển số sai; Lái xe quá nhanh,…

Bước 6: Phát triển các biện pháp khắc phục các nguyên nhân được điền trên sơ đồ. 

Tiếp tục hỏi “Tại sao điều này xảy ra?” đối với mỗi nguyên nhân. Viết tất cả những gì thu thập được vào nhánh chính và nhánh phụ. Tiếp tục hỏi tại sao và đào sâu hơn mức độ nguồn gốc của vấn đề.

Sau khi xác định tất cả các khả năng, chúng ta sẽ rút ra được lý do cho việc tiết kiệm xăng là việc bảo dưỡng xe kém mà bạn có thể dễ dàng hiểu được từ ví dụ dưới đây.

Cách xây dựng biểu đồ xương quá

Cách xây dựng biểu đồ xương quá 

✍ Xem thêm: PDCA là gì?  Quy trình chất lượng áp dụng mọi doanh nghiệp 

Kết luận

Biểu đồ nhân quả là một công cụ hữu ích để phân tích và tìm hiểu nguyên nhân gây ra một vấn đề cụ thể. Qua quá trình xây dựng biểu đồ, chúng ta có thể phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố và tìm ra nguyên nhân chính. Ứng dụng của biểu đồ nhân quả là rất đa dạng và có thể giúp cải thiện chất lượng, hiệu suất và giải quyết các vấn đề hiệu quả trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề. Vinacontrol CE cung cấp các khoá học quản lý chất lượng như Thực hành 5S, nhận thức ISO 9001,…tại doanh nghiệp.  Mọi thắc mắc cần giải đáp hay yêu cầu về dịch vụ của chúng tôi, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce,vn để được hỗ trợ tốt nhất !

Tin khác

OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý Sức khoẻ và An toàn

Chứng nhận OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu...

Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn thủ tục công bố nhanh

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch...

Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Lợi ích khi đạt giấy chứng nhận

Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là việc xác nhận đối...

Kiểm định - Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Phương tiện đo lường là những công cụ, thiết bị vô cùng phổ biến trong sản...

Giám định thiết bị, máy móc, dây chuyền

Giám định máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo...

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo BS EN 14891:2017

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo tiêu chuẩn BS EN 14891:2017...

Bơm tiêm điện là gì? Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm điện đúng cách

Bơm tiêm điện là thiết bị không thể thiếu tại các cơ sở y tế. Thiết bị này...

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt | Tư vấn từ A-Z

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt là quá trình kiểm tra và đánh giá các đặc tính...

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), Vinacontrol CE...

Chứng nhận kính hộp gắn kín cách nhiệt theo TCVN 8260:2009

Chứng nhận hợp chuẩn kính hộp gắn kín cách nhiệt là quá trình kiểm tra và...