UCP là gì? UCP 600 trong thanh toán quốc tế

Trong thế giới kinh doanh hiện đại, giao dịch quốc tế đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu. Để đảm bảo tính minh bạch, tin cậy và sự bình đẳng giữa các bên tham gia, các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế đã được phát triển. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là UCP - Quy tắc và Thực hành Uniform Customs and Practice for Documentary Credits. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về UCP, nghĩa là gì và tầm quan trọng của nó trong giao dịch quốc tế.

 

1. UCP là gì?

1.1 Khái niệm UCP

UCP (từ viết tắt của cụm từ The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits) là một tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được Phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và phát hành, quy định quyền hạn trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện thư tín dụng có dẫn chiếu tuân thủ UCP.

UCP điều chỉnh không chỉ từ các ngân hàng mà là tất cả các bên liên quan đến giao dịch LC. Cụ thể:

  • Các ngân hàng (NHPH, NHTB, NHXN, NHCK...).
  • Nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu.
  • Các bên liên quan khác (nhà chuyên chở, công ty bảo hiểm...).

 

 UCP - Quy tắc và Thực hành Uniform Customs and Practice for Documentary Credits

UCP - Quy tắc và Thực hành Uniform Customs and Practice for Documentary Credits

✍  Xem ngay: Tài liệu UCP 600 Phiên bản Tiếng Việt bản PDF

1.2 Nguyên do và lịch sử ra đời của UCP

Thương mại quốc tế phát triển kéo theo sự phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng làm trung gian cho hoạt động mua bán quốc tế, làm cho Tín dụng chứng từ có cơ sở phát triển và được sử dụng rộng rãi.

Do mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật, tập quán riêng và thể chế chính trị khác nhau, nên đã cản trở hoạt động các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, trong đó có giao dịch bằng LC, và cuối cùng là cản trở thương mại quốc tế.

Chính vì vậy, phải có một quy tắc chung để điều chỉnh phương thức thanh toán bằng LC nhằm giảm thiểu các tranh chấp, tăng tính hiệu quả của phương thức này. Nội dung các quy tắc chung này bao gồm việc định nghĩa, đơn giản hóa và tập hợp các tập quán, kỹ thuật nghiệp vụ áp dụng trong giao dịch LC.

Năm 1993, ICC đã ban hành bản Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Practice For Documentary Credit - UCP). UCP do Ủy ban Kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng (ICC Commission on Banking Technique and Practice), còn gọi là ủy ban Ngân hàng (Banking Commision), tập hợp các chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực ngân hàng.

Ngay từ khi xuất hiện, UCP đã được chấp nhận và áp dụng rộng rãi trên thế giới, trở thành cơ sở cho thanh toán bằng LC trong thương mại quốc tế.

1.3 Các phiên bản của UCP

Mặc dù bản UCP lần đầu ra đời đã được áp dụng rộng rãi, tuy nhiên, trong một thế giới năng động và phát triển không ngừng, thì việc sửa đổi UCP để phù hợp với thực tiễn là cần thiết.

Do đó, kể từ khi ra đời, UCP đã trải qua các lần sửa đổi như sau:

1. Phát hành lần đầu: UCP 82 - 1933 ICC

2. Sửa đổi lần thứ nhất: UCP 151 - 1951 ICC

3. Sửa đổi lần thứ hai: UCP 222 - 1962 ICC

4. Sửa đổi lần thứ ba: UCP 290 - 1974 ICC

5. Sửa đổi lần thứ tư: UCP 400 - 1983 ICC

6. Sửa đổi lần thứ năm: UCP 500 - 1993 ICC

7. Sửa đổi lần thứ sáu: UCP 600 - 2007 ICC

Về nguyên tắc, việc sửa đổi UCP là không tiến hành định kỳ, mà căn cứ vào nhu cầu thực tế của giao dịch LC, phù hợp với sự phát triển của các lĩnh vực liên quan, như: công nghệ thông tin, công nghệ vận tải, công nghệ ngân hàng, công nghệ thương mại...

UCP có nhiều phiên bản khác nhau, hiện nay UCP 600 đang là phiên bản được sử dụng phổ biến nhất. UCP 600 là bộ các quy định về việc ban hành và sử dụng thư tín dụng (L/C). UCP 600 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2007

UCP 600 hiện đang được các ngân hàng và các doanh nghiệp tham gia của trên 175 quốc gia áp dụng vào giao dịch thương mại. Theo ước tính có đến 13-17% giao dịch thương mại quốc tế/ xuất nhập khẩu hàng hóa đang sử dụng thư tín dụng L/C.

✍  Xem thêm: Giám định số lượng, chất lượng và tình trạng hàng hoá | Chứng thư uy tín

1.4 UCP 600 là gì?

UCP 600 (Uniform Customs and Practice for Documentary Credits 600) là bộ quy tắc quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành, điều chỉnh việc sử dụng tín dụng chứng từ trong giao dịch thương mại quốc tế. UCP 600 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2007

1.5 So sánh UCP 500 và UCP 600

Thứ nhất: Ngôn ngữ trình bày nội dung các điều khoản của UCP 600 rõ ràng, dễ hiểu hơn: Đưa vào nhiều điều khoản định nghĩa, giải thích về các bên; các vấn đề có liên quan đến thanh toán tín dụng chứng từ:

Chẳng hạn, điều 2 “Definitions” (Định nghĩa) của UCP 600 đã nêu ra một loạt định nghĩa như: Advising bank, Applicant, Beneficiary, Complying presentation, Confirmation, Confirming bank, Credit, Honour, Negotiation, Presentation…

Thứ hai: UCP 600 đã bỏ bớt một số điều khoản so với UCP500. tổng cộng

UCP 600 có 39 điều khoản trong đó UCP500 có 49 điều khoản.

Thứ ba: UCP 600 đưa vào 3 điều khoản mới hoàn toàn:

  • Điều khoản 2: các định nghĩa:
  • Điều khoản 3: Các diễn giải:
  • Điều khoản 15: Xuất trình chứng từ phù hợp.

 

Các phiên bản của UCP

Các phiên bản của UCP

✍  Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu | Thủ tục nhanh gọn – Tiết kiệm chi phí

2. Nội dung của UCP 600

2.1 Các thuật ngữ cần lưu ý

UCP 600 là văn bản bằng tiếng Anh, ở bài viết này chúng tôi tóm tắt nội dung cốt lõi, quan trọng của UCP 600.

Trước tiên để hiểu được các nội dung của UCP 600, bạn cần nắm rõ các thuật ngữ dưới đây.

Thuật ngữ

Diễn giải

Người thụ hưởng (Beneficiary)

tức người thụ hưởng số tiền thanh toán. Thông thường người thụ hưởng là nhà xuất khẩu.

Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank)

là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình vào L/C theo yêu cầu của người đề nghị mở L/C hoặc yêu cầu của ngân hàng phát hành.

Người đề nghị mở L/C (Applicant)

L/C sẽ được phát hành theo yêu cầu của người đề nghị mở L/C. Thông thường người đề nghị mở L/C chính là nhà nhập khẩu.

Ngân hàng thông báo (Advising Bank)

là ngân hàng thông báo L/C cho người thụ hưởng.

Xuất trình phù hợp (Complying presentation)

là việc xuất trình chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng chứng từ L/C.

Xác nhận (Confirmation)

Tín dụng (Credit)

 

Thanh toán (Honor)

bao gồm thanh toán trả ngay, thanh toán trả chậm, và chấp nhận hối phiếu.

Ngân hàng phát hành (Issuing Bank)

là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo đơn của người đề nghị mở L/C.

Chiết khấu (Negotiation)

là việc Ngân hàng được chỉ định mua các hối phiếu (ký phát đòi tiền ngân hàng khác) và/hoặc các chứng từ xuất trình phù hợp bằng cách ứng trước hoặc đồng ý ứng trước tiền cho người thụ hưởng.

Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank)

là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu.

Xuất trình chứng từ (Presentation)

là việc chuyển giao chứng từ theo L/C cho ngân hàng phát hành hoặc cho ngân hàng được chỉ định.

Người xuất trình chứng từ (Presenter)

là người thụ hưởng, ngân hàng, hoặc một bên khác thực hiện việc xuất trình.

 

2.2 Tóm tắt nội dung UCP 600

UCP 600 có 39 điều khoản, quy định các vấn đề sau:

  • Điều 1: Áp dụng UCP
  • Điều 2: Định nghĩa
  • Điều 3: Giải thích
  • Điều 4: Tín dụng và hợp đồng
  • Điều 5: Các chứng từ và hàng hóa/ dịch vụ hoặc thực hiện
  • Điều 6: Thanh toán, ngày hết hạn và nơi xuất trình
  • Điều 7: Cam kết của ngân hàng phát hành
  • Điều 8: Cam kết của ngân hàng xác nhận
  • Điều 9: Thông báo tín dụng và các sửa đổi
  • Điều 10: Sửa đổi tín dụng
  • Điều 11: Tín dụng và sửa đổi được sơ báo và chuyển bằng điện
  • Điều 12: Sự chỉ định
  • Điều 13: Thỏa thuận hoàn trả tiền giữa các ngân hàng
  • Điều 14: Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ
  • Điều 15: Xuất trình phù hợp
  • Điều 16: Chứng từ có sai biệt, bỏ qua và thông báo
  • Điều 17: Các chứng từ gốc và các bản sao
  • Điều 18: Hóa đơn thương mại
  • Điều 19: Chứng từ vận tải dùng cho ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau
  • Điều 20: Vận đơn đường biển
  • Điều 21: Giấy gửi hàng đường biển không chuyển nhượng (NNSWB)
  • Điều 22: Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu
  • Điều 23: Chứng từ vận tải hàng không
  • Điều 24: Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa
  • Điều 25: Biên lai chuyển phát, biên lai bưu điện hoặc giấy chứng nhận bưu phẩm
  • Điều 26: “trên boong” “người gửi hàng xếp và đếm” “người gửi hàng kê khai gồm có” và chi phí phụ thêm vào cước phí
  • Điều 27: Chứng từ vận tải hoàn hảo
  • Điều 28: Chứng từ bảo hiểm và bảo hiểm
  • Điều 29: Gia hạn ngày hết hiệu lực hoặc ngày cuối cùng phải xuất trình
  • Điều 30: Dung sai về số tiền, số lượng và đơn giá
  • Điều 31: Giao hàng và trả tiền từng phần
  • Điều 32: Giao hàng và trả tiền nhiều lần
  • Điều 33: Giờ xuất trình
  • Điều 34: Miễn trách về tính hợp lệ của Chứng từ
  • Điều 35: Miễn trách về trao đổi thông tin và dịch thuật
  • Điều 36: Bất khả kháng
  • Điều 37: Miễn trách về hành động của một bên ra chỉ thị
  • Điều 38: tín dụng có thể chuyển nhượng
  • Điều 39: Chuyển nhượng số tiền thu được

Các điều khoản này khá dài, vì vậy nếu muốn nghiên cứu kỹ về UCP 600 bạn cần đọc kỹ 39 điều khoản của UCP 600.

UCP 600 có 39 điều khoản

UCP 600 có 39 điều khoản,

✍  Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu hàng hoá | Tìm hiểu 10 bước chi tiết

3. Tính chất pháp lý tuỳ ý của UCP

UCP là văn bản do ICC phát hành, mà ICC là một tổ chức mang tính xã hội (phi chính phủ) chứ không phải là một tổ chức liên chính phủ, do đó, UCP không mang tính chất pháp lý bắt buộc đối với các hội viên cũng như các bên liên quan. Tính chất pháp lý tùy ý thể hiện ở các điểm chính:

(1) Một điểm cần chú ý là UCP 600 ra đời không tuyên bố hết hiệu lực các bản UCP trước đó. Các bên tham gia giao dịch LC vẫn có quyền tự do áp dụng một trong những bản UCP trước đó. Tất cả các phiên bản UCP đều còn nguyên giá trị, điều này có nghĩa là phiên bản sau không phủ nhận phiên bản trước. Do đó, khi dẫn chiếu UCP phải nói rõ áp dụng UCP nào.

(2) Chỉ khi trong LC có dẫn chiếu áp dụng UCP, thì nó mới trở nên có hiệu lực pháp lý bắt buộc điều chỉnh các bên tham gia. Vi dụ, khi trong LC có dẫn chiếu câu: "This Credit is subject to UCP DC, 2007 Revision, ICC Publication No. 600", thì văn bản này trở thành văn bản pháp lý bắt buộc, ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả các bên liên quan: Người mở, người hưởng, ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo... Điều này đã bác bỏ những nhận thức mơ hồ trước đây của người mở và người hưởng cho rằng UCP là quy tắc của ngân hàng, còn họ giải quyết với nhau trên cơ sở hợp đồng thương mại.

(3) Các bên có thể thỏa thuận trong LC:

- Không thực hiện, hoặc thực hiện khác đi một hoặc một số điều khoản quy định trong UCP.

- Bổ sung những điều khoản vào LC mà UCP không đề cập.

Như vậy, khác với luật quốc gia hay công ước quốc tế, UCP 600 không được tự động áp dụng để điều chỉnh LC trừ khi các bên tham gia thỏa thuận áp dụng bằng cách dẫn chiếu UCP 600 trong LC. Các bên tham gia có quyền lựa chọn có hay không dùng UCP 600 để điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng LC. Nhưng khi đã đồng ý áp dụng, thì các điều khoản của UCP 600 sẽ ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả các bên liên quan.

(4) Nếu nội dung UCP có xung đột với luật quốc gia, thì luật quốc gia được ưu tiên áp dụng. Điều này hàm ý, phán quyết của tòa án địa phương có thể phủ nhận nội dung giao dịch bằng LC.

(5) Trong giao dịch LC, các bên trước hết phải tuân thủ các điều khoản của LC, sau đó mới đến các điều khoản của UCP áp dụng.

Do là văn bản pháp lý tùy ý nên ICC sẽ được miễn trách khi có sai sót, tổn thất phát sinh trong quá trình áp dụng. Các bên liên quan khi áp dụng UCP cần phải hiểu thấu đáo nội dung, sử dụng thành thạo kỹ thuật nghiệp vụ có liên quan.

UCP có tính chất pháp lý tuỳ ý

UCP có tính chất pháp lý tuỳ ý

✍  Xem thêm: Quy trình nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam | Nhanh gọn – Đơn giản

4. Mối quan hệ pháp lý giữa UCP và pháp luật

4.1 Hệ thống pháp luật điều chỉnh giao dịch LC

Thanh toán XNK bằng LC được các ngân hàng trên thế giới thực hiện trên cơ sở UCP. Nhưng UCP lại chỉ là văn bản quy phạm pháp luật tùy ý (như đã nói ở trên), trong khi đó, giao dịch LC còn bị điều chỉnh bởi hệ thống luật pháp quốc gia và quốc tế. Các hệ thống pháp luật này đã tạo lập hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại quốc tế và giao dịch LC. Công ước quốc tế, thông lệ và tập quán quốc tế áp dụng toàn cầu, còn luật quốc gia chỉ áp dụng trong một nước. Theo tính chất pháp lý giảm dần, ta có thứ tự các nguồn luật sau:

  • Công ước quốc tế.
  • Hiệp định Song phương và đa phương.
  • Luật quốc gia.
  • Thông lệ và Tập quán Quốc tế.

Về quy tắc, nếu các bên tham gia thỏa thuận áp dụng nguồn luật nào, kể cả thông lệ và tập quán quốc tế, thì nguồn luật đó sẽ trở thành cơ sở điều chỉnh giao dịch cơ sở và dùng để giải quyết các tranh chấp.

Trong trường hợp áp dụng thông lệ và tập quán quốc tế, nêu trong giao dịch cơ sở có dấu hiệu vi phạm hình sự, thì toà án địa phương (hay cơ quan điều tra) có quyền đình chỉ giao dịch và thanh toán để điều tra, kết luận. Đây chính là tính chất pháp lý của luật quốc gia vượt lên trên Thông lệ và Tập quán quốc tế.

4.2 Quan hệ UCP với luật quốc gia

Nhìn chung, các nước trên thế giới đều công nhận UCP và Incoterms là hai văn bản nằm trong hệ thống Thông lệ và Tập quán quốc tế mà các bộ trong hợp đồng có thể thỏa thuận áp dụng hay không áp dụng.

Trong thực tế, các quy tắc của UCP hầu như được áp dụng thống nhất giữa các quốc gia; luật pháp các quốc gia tôn trọng và không can thiệp vào giao dịch LC có dẫn chiếu tuân thủ UCP.

Luật của các quốc gia tập trung xử lý những vấn đề tranh chấp phát sinh liên quan đến LC nhưng UCP không điều chỉnh, như:

► Các tranh chấp phát sinh

- Giữa NHPH và người yêu cầu trong đơn mở LC. .

- Giữa người ủy thác và ngân hàng đại lý làm đơn phát hành LC (principal and application bank).

- Tranh chấp trong bảo lãnh thanh toán cho người yêu cầu (applicant), hoặc trong bảo lãnh thanh toán cho người ủy thác (bảo lãnh cho principal).

- Tranh chấp trong tài trợ theo LC cho người thụ hưởng như cho vay XK, ứng trước tiền hàng, chiết khấu bộ chứng từ,...; tài trợ cho người yêu cầu như cho vay thanh toán LC, chấp nhận hối phiếu, ký hậu vận đơn,...

► Các gian lận và lừa đảo trong giao dịch LC

- Người thụ hưởng giả mạo bất kỳ chứng nào hoặc xuất trình bất kỳ chứng từ nào chứa đựng thông tin giả mạo.

- Người thụ hưởng cố tình từ chối giao hàng hoặc giao hàng không chất lượng nhưng vẫn lập bộ chứng từ đòi tiền theo LC.

- Người thụ hưởng thông đồng với người yêu cầu hoặc với bất kỳ bên thứ ba nào để xuất trình bất kỳ chứng từ giả mạo nào không trên bất kỳ giao dịch cơ sở thực tế nào.

- Bất kỳ lừa đảo nào khác liên quan đến giao dịch LC.

✍ Xem thêm: Logistics là gì? Phân biệt Logistics với chuỗi cung ứng

5. Vai trò của UCP trong thanh toán quốc tế

►  UCP 600 là nguồn luật cơ sở để xây dựng các điều khoản chính cho thư tín dụng chứng từ

UCP 600 quy định cụ thể về quy chuẩn khi lập các loại chứng từ như chứng từ thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm,….

UCP quy định rõ ràng nội dung của các loại chứng từ này thể hiện rõ trách nhiệm của người xuất khẩu trong việc giao hàng đúng hạn và đúng địa điểm đã thoả thuận (Bill of lading), đảm bảo cung cấp đúng loại hàng hoá (Invoice), bồi thường rủi ro (Insurance), theo đúng chất lượng, số lượng đã thoả thuận (Certificate of Quality, Certificate of Quantity), đúng nguồn gốc xuất xứ (Certificate of Origin) và các trách nhiệm khác.

Nếu theo đúng các điều khoản quy định trong UCP 600, các ngân hàng có thể tư vấn cho người nhập khẩu đưa vào nội dung thư tín dụng những điều khoản buộc người xuất khẩu phải tuân thủ miễn sao nó không mâu thuẩn với các điều khoản của hợp đồng đã ký giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu.

►  UCP 600 xác định quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng trong khuôn khổ thư tín dụng

Sự ra đời của UCP đã đánh dấu một bước đột phá mới trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, bởi UCP là cơ sở pháp lý duy nhất quy định một cách cụ thể trách nhiệm của các bên tham gia phương thức tín dụng chứng từ, mà chú trọng nhất là trách nhiệm của ngân hàng.

UCP 600 khẳng định bản chất của thư tín dụng là một cam kết thanh toán có điều kiện của Ngân hàng phát hành bằng việc quy định trách nhiệm của ngân hàng phát hành trong điều 7 như đã phân tích ở trên. Điều đó cũng có nghĩa là ngân hàng phát hành có quyền từ chối trong trường hợp bộ chứng từ xuất trình có sai sót. Mặt khác, ngân hàng xác nhận với tư cách là ngân hàng thứ 3 đứng ra chịu trách nhiệm trả tiền thay cho ngân hàng phát hành nếu ngân hàng phát hành không có khả năng thanh toán.

UCP 600 cũng quy định rõ trách nhiệm của các ngân hàng có liên quan khác như ngân hàng thông báo, ngân hàng thương lượng thanh toán, ngân hàng hoàn trả…Trách nhiệm của ngân hàng nói chung là làm thế nào để phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được vận hành an toàn và suôn sẻ. Ngân hàng làm việc chỉ dựa trên cơ sở bộ chứng từ xuất trình mà không quan tâm tới hợp đồng nên đây cũng là căn cứ duy nhất để ngân hàng xem xét đồng ý hay từ chối trả tiền cho người hưởng lợi hay là để người nhập khẩu đồng ý hay từ chối trả tiền cho ngân hàng. Do đó, trong phương thức tín dụng chứng từ, bộ chứng từ đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó tượng trưng cho giá trị hàng hoá.

Bằng việc quy định rõ quyền, nghĩa vụ của các ngân hàng tham gia vào quy trình tín dụng chứng từ. UCP 600 đã đảm bảo chắc chắn cam kết thanh toán của ngân hàng đối với người xuất khẩu, tạo lòng tin cho người xuất khẩu trong giao dịch mua bán ngoại thương. Từ đó, thúc đẩy góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế phát triển.

► UCP 600 là tiêu chí chung cho việc kiểm tra bộ chứng từ

Trên cơ sở các quy định của UCP 600, người nhập khẩu đã đưa vào nội dung L/C những yêu cầu đối với hàng hoá và những yêu cầu bắt buộc người xuất khẩu phải thực hiện thông qua việc xuất trình bộ chứng từ gồm những chứng từ và văn bản pháp lý nhất định. Người xuất khẩu, để được ngân hàng thanh toán tiền hàng, sẽ phải lập các chứng từ với nội dung sao cho thể hiện rõ mình đã hoàn thành mọi yêu cầu mà người nhập khẩu đưa ra.

Chính vì vậy, ki kiểm tra chứng từ xuất trình, ngân hàng không chỉ dựa trên L/C mà còn phải dựa trên UCP để xác định chứng từ có tuân thủ đúng các quy định của UCP 600 hay không. Nếu bộ chứng từ người xuất trình có sai sót thì ngân hàng phải lập tức thông báo và yêu cầu người xuất khẩu sửa đổi cho phù hợp.

Trước khi UCP ra đời, các ngân hàng thuộc các nước khác nhau phải áp dụng luật thương mại của nước mình để điều chỉnh các quan hệ trong thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng. Điều này đã dẫn đến các mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột xảy ra trong thực tiễn sử dụng phương thức tín dụng chứng từ mang tính quốc tế.

Điều này dễ hiểu vì mỗi nước có các nguồn pháp lý khác nhau theo cơ chế chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi nước. Hơn nữa, phương thức tín dụng chứng từ là một quy trình phức tạp đòi hỏi phải tiến hành một cách chặt chẽ. Vì vậy, chỉ từ khi UCP ra đời thì các vấn đề nêu trên mới được giải quyết. UCP ra đời với mục đích chính là tinh lược thực tiễn ngân hàng quốc tế nhằm tiêu chuẩn hoá các thực tiễn chung đang áp dụng.

Vai trò của UCP trong thanh toán quốc tế

Vai trò của UCP trong thanh toán quốc tế

✍ Xem thêm: Hun trùng là gì? Hỗ trợ hun trùng toàn quốc 

Kết luận

Rõ ràng UCP là một công cụ quan trọng trong giao dịch quốc tế, cung cấp một khung pháp lý rõ ràng và thống nhất cho việc xử lý tín dụng thương mại. Từ việc tạo sự tin cậy, đảm bảo tính minh bạch đến việc giải quyết tranh chấp và đáp ứng yêu cầu kinh doanh, UCP đóng vai trò không thể thiếu trong việc thúc đẩy giao dịch quốc tế và phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp và ngân hàng nên hiểu rõ UCP và tuân thủ quy tắc và quy định được đưa ra để đảm bảo một môi trường giao dịch công bằng, minh bạch và tin cậy trên thị trường quốc tế. Vinacontrol CE là đơn vị uy tin hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xuất nhập khẩu như kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu, giám định số lượng, chất lượng, kiểm định, hun trùng,… Mọi yêu cầu về dịch vụ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

*Đây là bài cung cấp thông tin, Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này.

Tin khác

Hiệu chuẩn thước đo độ dài | Quy trình chi tiết

Hiệu chuẩn thước đo độ dài là quá trình kiểm tra và điều chỉnh các thiết bị...

Hiệu chuẩn đồng hồ điện từ | An toàn - Hiệu quả

Hiệu chuẩn đồng hồ điện từ là quá trình kiểm tra, đo lường và điều chỉnh đồng...

Chứng nhận RoHS là gì? So sánh tiêu chuẩn RoHS và REACH

Chứng chỉ RoHS – Restriction of Hazardous Substances Directive có nghĩa là Sự...

Carbon Footprint là gì? Các biện pháp giảm thiểu dấu chân carbon

Carbon footprint là tổng lượng khí CO2 và các khí nhà kính khác mà một người,...

IPCC là gì? Những điều cần biết về Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu

IPCC cung cấp các đánh giá định kỳ về cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu,...

Chứng nhận GOTS là gì? Chứng nhận dệt may hữu cơ

Chứng nhận GOTS là giấy chứng nhận được cấp cho các doanh nghiệp sản xuất và...

Chứng nhận BRC là gì? So sánh BRC và HACCP

BRC là một tiêu chuẩn quốc tế quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm,...

Hệ số phát thải CO2 theo IPCC | 6 Nội dung cần biết

Hệ số phát thải CO2 là chỉ số đo lường lượng CO2 phát thải vào không khí từ...

Khí nhà kính là gì? Giải pháp giảm thiểu khí nhà kính

Khí nhà kính (Greenhouse Gases - GHG) là những loại khí có khả năng giữ nhiệt...

ESG là gì? 3 lý do doanh nghiệp nên đầu tư vào ESG

ESG là từ viết tắt của ba yếu tố chính: Environmental (Môi trường), Social...