Tài liệu chứng nhận ISO 9001 cần những gì?
Áp dụng ISO 9001:2015 vào một hệ thống là hoạt động đúng đắn mang tính chiến lược của một tổ chức, doanh nghiệp việc này có thể giúp cải tiến hoàn toàn hoạt động của tổ chức và đưa ra cơ sở hợp lý cho sự khởi đầu của phát triển bền vững.
ISO 9001 (cách gọi tắt của ISO 9001:2015 - phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001) là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) phát triển và ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2015. Tiêu chuẩn này có tên đầy đủ là ISO 9001:2015 - Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu. ISO 9001 đưa ra các yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp với Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức. Để thực hiện đánh giá chứng nhận, doanh nghiệp cần phải cung cấp tài liệu và phải áp dụng trên những tài liệu đã được hoạch định đó.
1. Những tài liệu chứng nhận ISO 9001 yêu cầu?
Mặc dù ISO 9001 đã trở nên ít quy định hơn về số lượng tài liệu cần thiết, những điều sau đây là một phần của bất kỳ hệ thống quản lý chất lượng nào:
- Sổ tay quản lý chất lượng;
- Phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng;
- Sơ đồ quy trình (sơ đồ) tổ chức;
- Mục tiêu chất lượng sản phẩm;
- Hồ sơ đào tạo, kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ;
- Hồ sơ hiệu chuẩn thiết bị theo dõi và đo lường;
- Hồ sơ xem xét các yêu cầu về sản phẩm/dịch vụ;
- Hồ sơ kiểm soát thay đổi sản xuất/cung cấp dịch vụ;
- Kết quả theo dõi và đo lường;
- Kết quả đánh giá nội bộ;
- Kết quả xem xét của lãnh đạo;
- Kết quả của các hành động khắc phục.
Tài liệu chứng nhận ISO 9001 cho tổ chức
✍ Xem thêm: Khóa đào tạo ISO 9001:2015 về hệ thống quản lý chất lượng
2. Doanh nghiệp nào nên áp dụng chứng nhận ISO 9001:2015 ?
ISO 9001:2015 áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào không phân biệt loại hình, quy mô hoặc sản phẩm và dịch vụ cung cấp. Hơn một triệu tổ chức từ hơn 160 quốc gia đã được chứng nhận ISO 9001. Các lợi ích cơ bản của Doanh nghệp khi áp dụng ISO:
- Tổ chức các quy trình quản lý một cách bài bản;
- Nâng cao hiệu quả của các quá trình sản xuất;
- Kiểm soát được các yếu tố: nguyên liệu; con người; máy móc; sản phẩm lỗi…;
- Từ đấy tiếp tục cải tiến đưa tổ chức phát triển đi lên.
3. Hoạt động trao đổi ban đầu đánh giá tiêu chuẩn
Cuộc tiếp xúc diễn ra nhằm mục đích trao đổi thông tin giữa cơ quan chứng nhận và khách hàng. Các thông tin chính cần thống nhất bao gồm:
- Các yêu cầu cơ bản của việc chứng nhận;
- Các bước của thủ tục chứng nhận;
- Tiêu chuẩn ứng dụng;
- Các chi phí dự tính Chương trình kế hoạch làm việc;
- Chuẩn bị cho việc kiểm tra chứng nhận (đánh giá sơ bộ).
Vinacontrol CE cấp chứng nhận ISO 9001 cho doanh nghiệp
✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001| Quy trình cấp chứng chỉ ISO 9001
4. Hướng dẫn quy trình đánh giá tiêu chuẩn ISO 9001
♦ Bước 1: Doanh nghiệp gửi tới tổ chức chứng nhận( Vinacontrol CE): Đơn đăng ký chứng nhận, các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc áp dụng ISO 9001:2015.
♦ Bước 2: Cơ quan tiếp nhận Hồ sơ kiểm tra và đánh giá sơ bộ tính hợp pháp, đầy đủ của các tài liệu có trong hồ sơ xin chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng.
- Kế hoạch ISO 9001, tài liệu liên quan ISO 9001 (Sổ tay ISO 9001:2015);
- Thủ tục và chỉ dẫn công việc;
- Mô tả sản phẩm;
- Các tài liệu về giám sát, kiểm tra, thử nghiệm, sửa chữa…;
- Bảng hỏi kiểm định ISO 9001:2015 (Checklist ISO 9001).
♦ Bước 3: Đoàn chuyên gia sẽ về cơ sở và đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn về hệ thống quản lí của ISO.
♦ Bước 5: Thẩm xét kết quả đánh giá.
♦ Bước 6: Nếu kết quả đánh giá được nhận định là phù hợp với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ISO thì sẽ cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng.
Mọi thắc mắc tìm hiểu về tài liệu chứng nhận ISO 9001 hay dịch vụ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2015 xin liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800.6083 hoặc email vnce@vnce.vn hay để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ tốt nhất.
Tin khác