Phân biệt ISO 9001 và ISO 22000 | Điểm giống và khác nhau

ISO 9001 và ISO 22000 là hai tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng phổ biến bởi các tổ chức doanh nghiệp có nhu cầu nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển doanh nghiệp bền vững. Với mục đích cung cấp các thông tin hữu ích nhất về hai tiêu chuẩn trên tới doanh nghiệp, Vinacontrol CE sẽ đưa ra những điểm giống và khác nhau để giúp Quý bạn đọc hiểu phân biệt ISO 9001 và ISO 22000 tốt nhất!

 

1. Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và ISO 22000:2018

Đầu tiên để phân biệt ISO 9001 và ISO 22000, ta cần tìm hiểu ISO 9001 ISO 22000 là gì?

1.1 ISO 9001 là gì?

ISO 9001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế phát triển và ban hành. Tiêu chuẩn này cung cấp các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng hoàn thiện (QMS) giúp tổ chức áp dụng và vận hành, kiểm soát QMS hiệu quả. Từ đó, doanh nghiệp kiểm soát được các chi phí, rủi ro phát sinh và tạo cơ hội phát triển cho chính tổ chức. Tiêu chuẩn được áp dụng với mọi doanh nghiệp, tổ chức mà không phân biệt quy mô, loại hình hay lĩnh vực hoạt động. Hiện ISO 9001:2015 là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này.

✍ Xem thêm: Tư vấn cấp giấy Chứng nhận ISO 9001| Thủ tục nhanh gọn – Hồ sơ đơn giản

1.2 ISO 22000 là gì?

ISO 22000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS). Những yêu cầu đối với quá trình sản xuât thực phẩm bao gồm các nguyên tắc HACCP và GMP được tích hợp và đề cập trong tiêu chuẩn ISO 22000. Theo đó, doanh nghiệp áp dụng có khả năng thiết lập và kiểm soát một hệ thống quản lý hiệu quả trong việc ngăn chặn các rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất ban đầu đến điểm tiêu thụ cuối cùng. Mọi doanh nghiệp tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào chuỗi thực phẩm đều có thể áp dụng ISO 22000. Hiện ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này.

Phân biệt ISO 9001 và ISO 22000

Phân biệt ISO 9001 và ISO 22000

✍ Xem thêm:Hướng dẫn thủ tục cấp Chứng nhận ISO 22000| Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

2. Phân biệt ISO 9001 và ISO 22000

Vinacontrol CE đưa ra các điểm giống và khác nhau, phân biệt ISO 9001 với ISO 22000 theo bảng thông tin dưới đây:

Điểm giống của 2 tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000

  • Được phát triển và ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ISO
  • Được áp dụng và chứng nhận phổ biến trên toàn cầu
  • Chứng chỉ ISO 9001 và ISO 22000 có giá trị trên toàn thế giới
  • Áp dụng cấu trúc bậc cao (HLS – đảm bảo tính tương thích giữa các tiêu chuẩn ISO) => giúp doanh nghiệp áp dụng, tích hợp các tiêu chuẩn ISO  hợp lý và độc lập
  • Đều có 10 điều khoản gồm:

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Bối cảnh của tổ chức

5. Lãnh đạo

6. Hoạch định

7. Hỗ trợ

8. Thực hiện

9. Đánh giá kết quả hoạt động

10. Cải tiến

  • Áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro => giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc hoạch định và dự báo trước được các rủi ro hoặc cơ hội có thể xảy ra. Từ đó đưa ra các biện pháp dự phòng, phương pháp quản lý phù hợp
  • Áp dụng chu trình PDCA (mô hình cải tiến liên tục)
  • Đều có thể được chứng nhận bởi Bên thứ ba

Điểm khác giữa ISO 9001 và ISO 22000

ISO 9001

ISO 22000

1. Đối tượng áp dụng

Áp dụng cho mọi doanh nghiệp không phụ thuộc quy mô, lĩnh vực hoạt động, loại hình

Áp dụng cho mọi doanh nghiệp có hoạt động trong chuỗi thực phẩm (Không phân biệt loại hình quy mô)

2. Mục đích áp dụng

Nâng cao hiệu quả hoạt động, doanh thu, sự hài lòng của khách hàng và thỏa mãn các nhu cầu của họ

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp

3. Hệ thống quản lý

Các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng

Các yêu cầu về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm

4. Hồ sơ và tài liệu

Các hồ sơ, tài liệu cần thiết cho việc triển khai QMS theo ISO 9001

Phạm vi về tài liệu, hồ sơ được yêu cầu trong ISO 22000 rộng hơn, cụ thể hơn và phải phù hợp với các nguyên tắc của HACCP để quản lý FSMS có hiệu lực.

5. Nguyên tắc quản lý chất lượng

Áp dụng 7 nguyên tắc bao gồm:

- Hướng vào khách hàng;

- Sự lãnh đạo;

- Sự tham gia của mọi người;

- Tiếp cận theo quá trình;

- Cải tiến;

- Quyết định dựa trên bằng chứng;

- Quản lý mối quan hệ.

Áp dụng 7 nguyên tắc cơ bản trong ISO 9001 và kết hợp thêm 4 yếu tố bao gồm:

- Trao đổi thông tin lẫn nhau;

- Quản lý hệ thống;

- Các chương trình tiên quyết;

- Các nguyên tắc HACCP (Phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn).

6. Thực hiện (điều khoản 8)

Cung cấp một khung triển khai khái quát và chung nhất giúp doanh nghiệp đảm bảo được chất lượng của các quy trình.

Đưa ra một khung cơ bản giúp doanh nghiệp có thể đảm bảo toàn bộ hoạt động trong chuỗi thực phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

7. Chứng chỉ liên quan

Giấy Chứng nhận ISO 9001 – Điều kiện tham gia đấu thầu trong các lĩnh vực công

Giấy chứng nhận ISO 9001

Giấy Chứng nhận ISO 22000 – Miễn giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm

Giấy chứng nhận ISO 22000

 

3. Mối tương quan giữa ISO 9001 và ISO 22000

3.1 ISO 9001 là tiền đề để xây dựng ISO 22000

Về cơ bản các nội dung, điều khoản trong tiêu chuẩn ISO 9001 có tính khái quát cao, bao hàm rất nhiều khía cạnh được đề cập tới trong tiêu chuẩn ISO 22000. Thực tế, doanh nghiệp đã áp dụng ISO 9001 sẽ dễ dàng triển khai FSMS theo ISO 22000. Doanh nghiệp chỉ cần chú trọng các yêu cầu tại khoản 8 Tiêu chuẩn ISO 22000 để hoàn thiện thêm hệ thống quản lý.

Ngoài ra,  việc vận hành và kiểm soát hiệu quả các quá trình hoạt động trong doanh nghiệp một cách tổng thể chính là cốt lõi để đảm bảo an toàn thực phẩm. Vậy nên dễ hiểu khi doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả tốt nhất khi tích hợp ISO 9001 và ISO 22000.

3.2 Hệ thống quản lý tích hợp ISO 9001 và ISO 22000

Hệ thống quản lý tích hợp ISO 9001 và ISO 22000 là hệ thống quản lý giúp doanh nghiệp vừa đảm bảo được chất lượng tại mọi phương diện vừa đảm bảo được yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản phẩm, dịch vụ. Dễ hiểu, với hệ thống này, sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ đáp ứng được tiêu chí “sạch” mà còn đáp ứng được các yếu tố  “chất lượng ” theo mong đợi từ khách hàng.

Bởi ISO 9001 và ISO 22000 đều áp dụng cấu trúc bậc cao (HLS – đảm bảo tính tương thích giữa các tiêu chuẩn ISO) vì vậy doanh nghiệp sẽ không gặp khó khăn thậm chí là thuận lợi trong quá trình xây dựng, triển khai hệ thống quản lý tích hợp ISO 9001 và ISO 22000.

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là tiền đề xây dựng FSMS theo ISO 22000

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là tiền đề xây dựng FSMS theo ISO 22000

✍  Xem thêm: Khóa đào tạo ISO 9001:2015 về hệ thống quản lý chất lượng

4. Lợi ích nào khi chứng nhận ISO 9001 và ISO 22000?

Doanh nghiệp đạt được các lợi ích sau khi áp dụng thành công tiêu chuẩn và chứng nhận ISO 9001, ISO 22000:

  • Thứ nhất, Khẳng định và nâng cao vị thế thương hiệu trên thị trường, hỗ trợ tích cụ cho công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm dịch vụ;
  • Thứ hai, Tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ chưa được công nhận tiêu chuẩn ISO và ưu ái từ khách hàng, đối tác có thiện cảm với các sản phẩm, dịch vụ đạt chuẩn;
  • Thứ ba, Tiền đề để doanh nghiệp phát triển cơ hội xuất khẩu hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ;
  • Thứ tư, Giảm chi phí hoạt động vận hành và chi phí thu hồi, tiêu hủy;
  • Thứ năm, Đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ và kiểm soát các mối nguy hiệu quả;
  • Thứ sáu, Đáp ứng các yêu cầu Luật định liên quan đến giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm và hoạt động thương mại khác.

✍ Xem thêm: Đào tạo ISO 22000 | Nhưng thông tin quan trọng cần biết

Kết luận

Trên đây là toàn bộ nội dung cơ bản so sánh điểm giống và khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000. Hy vọng với nội dung Vinacontrol CE đã cung cấp, Quý bạn đọc đã có thể phân biệt ISO 9001 và ISO 22000. Hai tiêu chuẩn này chính là những công cụ hữu ích cho doanh nghiệp để có thể xây dựng nền móng phát triển bền vững và hiệu quả. Vinacontrol CE hỗ trợ tư vấn, đào tạo, chứng nhận ISO 9001 và ISO 22000. Với hơn 60 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn chứng nhận, chúng tôi tự tin đem lại trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh gọn, tối ưu chi phí nhất tới Đối tác của mình. Mọi yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol CE, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được tư vấn tốt nhất!

Tin khác

Chứng nhận hợp quy ống gang dẻo dẫn nước theo QCVN 16:2023 | Uy tín

Chứng nhận hợp quy ống gang dẻo dẫn nước là hoạt động đánh giá kiểm tra chất...

Chứng nhận Kosher là gì? 5 điều cần biết về tiêu chuẩn thực phẩm Do Thái

Chứng chỉ Kosher chính là sự đảm bảo cho hàng hóa sản phẩm đáp ứng được các...

Chi nhánh Vinacontrol Hồ Chí Minh | Tổng hợp thông tin tổ chức

Vinacontrol Hồ Chí Minh - thành viên Tập đoàn Vinacontrol, là tổ chức đánh...

Hiệu chuẩn pipet là gì? Cách sử dụng pipet hiệu quả

Hiệu chuẩn pipet là quá trình đánh giá và điều chỉnh pipet để đảm bảo rằng nó...

Kiểm định ghế nha khoa | Hỗ trợ thủ tục hồ sơ từ A-Z

Ghế nha khoa được sử dụng hàng ngày trong các quy trình điều trị và phục hồi...

Hiệu chuẩn nhiệt ẩm kế | Quy trình hiệu chuẩn chi tiết

Hiệu chuẩn nhiệt ẩm kế là một quy trình quan trọng đảm bảo rằng dữ liệu thu...

Cấp chứng nhận ISO 9001:2015 cho bệnh viện | 4 Nội dung cần lưu ý

Chứng nhận ISO 9001:2015 cho bệnh viện giúp xây dựng và duy trì quy trình...

Cấp chứng nhận ISO cho doanh nghiệp Logistic | Nhanh gọn

Chứng nhận ISO trong ngành logistic mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng, đặc...

Kiểm định cân lò xo theo ĐLVN 30:2019 | Tư vấn kiểm định

Kiểm định cân lò xo là quá trình kiểm tra và đánh giá sự chính xác của cân lò...

Chứng nhận cọc ống thép | Hướng dẫn quy trình từ A – Z

Chứng nhận cọc ống thép là một quá trình kiểm định và xác minh chất lượng của...